Chương 2.
BỐI CẢNH ỊCH SỬ THẾ Ỷ XIX VÀ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884
2.1. Bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX
2.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
2.1.1.1. Các nước trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc. Để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, yêu cầu bức thiết đối với các nước tư bản là tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường và nhân công lao động. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây đối với các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh nhằm biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác nhân công và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Bối cảnh này đặt các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước thách thức tìm biện pháp để bảo vệ độc lập dân tộc chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra ở Châu Âu và Bắc Mĩ với những phát minh điện tử, sóng vô tuyến điện, chất phóng xạ, động cơ điện, Sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã dần đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự; giao thông vận tải Lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ giới hóa và tự động hóa vũ khí trang bị chiến tranh. Đây là vừa là cơ hội đồng thời vừa là thách thức đối với các quốc gia trong việc áp dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp vào phát triển kinh tế, củng cố anh ninh quốc phòng nhất là trong bối cảnh các nước phương Tây ứng dụng những thành tựu này trong công cuộc chạy đua vũ trang để xâm lược thuộc địa.
Châu Á và khu vực Đông Nam Á - nơi có sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào trở thành đối tượng nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ở châu Á, Ấn Độ, sau đó là Trung Quốc, đến giữa thế kỷ XIX đã bị chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược. Sau khi kí một số điều ước với Anh,
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Nguồn Tư Liệu.
- Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Quân Đội Dưới Triều Nguyễn
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Nghiên Cứu Đề Tài
- Các Chức Quan Và Phẩm Hàm Của Bộ Binh Dưới Triều Nguyễn
- Tổng Hợp Số Lượng Các Ngạch Quân Ở Trung Ương Thời Nguyễn
- Định Mức Lương Tiền, Gạo Của Võ Quan Triều Gia Long,
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Pháp triều Mãn Thanh còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.
Đối với khu vực Đông Nam Á, từ rất sớm, các nước phương Tây đã đặt chân đến khu vực này để giao thương buôn bán, đồng thời biến một số nước ở khu vực thành thuộc địa. Trước thế kỷ XIX, Tây Ban Nha sau đó là Hà Lan, Anh và Pháp đã đặt chân đến một số nước ở Đông Nam Á. Từ thế kỷ XIX, nhu cầu thị trường đối với các nước tư bản tăng cao. Sau khi đặt nền thống trị lên các nước lớn, giàu tài nguyên của châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, các nước phương Tây tiêu biểu là Hà Lan, Anh, Pháp cạnh tranh quyết liệt ở Đông Nam Á. Do đó, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây là tất yếu. Việc các nước này có trở thành thuộc địa hay không tùy thuộc vào mỗi nước.
Thực tế, ngoại trừ Xiêm (Thái Lan) đến cuối thế kỷ XIX các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây: Indonexia trở thành thuộc địa của Hà Lan; Phillipin thành thuộc địa của Mĩ; Mianma và Malaixia là thuộc địa của Anh. Cũng giống như các nước trong khu vực, cùng với Lào và Campuchia, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX.
2.1.1.2. Quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á diễn ra phức tạp
Đến cuối thế kỷ XVIII, hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái. Trong khi đó, Xiêm lại vươn lên thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh, âm mưu bành trướng mở rộng lãnh thổ và bá quyền khu vực, ráo riết đẩy mạnh xâm lược Lào và Chân Lạp (Campuchia). Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh bại, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra vương triều Nguyễn. Nhà nước Đại Nam dưới thời vua Minh Mệnh trở thành một trong hai quốc gia phong kiến mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Sự lớn mạnh của hai quốc gia phong kiến Xiêm và Đại Nam cùng với các mối quan hệ của nó đã có tác động to lớn đối với khu vực. Hòa bình hay bất ổn ở khu vực Đông Nam Á lục địa thế kỷ XIX đều chịu sự chi phối của quan hệ Xiêm - Việt, hai nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Chân Lạp và Lào.
Trong 30 năm đầu thế kỷ XIX, mối quan hệ bang giao giữa Xiêm- Đại Nam nước nói chung tương đối tốt đẹp, hai nước cùng quan tâm đưa ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra giữa hai nước và trong khu vực. Mối
quan hệ tốt đẹp này đã tạo sự ổn định cho khu vực Đông Nam Á lục địa. Thời gian này, hai nước Xiêm - Đại Nam cùng đặt ảnh hưởng ở Chân lạp. Chân Lạp “thần phục kép” bằng con đường hòa bình. Chân Lạp để Xiêm đóng quân ở Bat-tam- bang, tránh xung đột bất lợi với Đại Nam. Đại Nam bảo hộ Chân Lạp, cố gắng giữ hòa hiếu với Xiêm La nhưng vẫn có sự phòng bị.
Sang đời vua Minh Mệnh và Rama III, mối bang giao Xiêm - Việt bắt đầu rạn nứt. Năm 1833, nhân cớ Lê Văn Khôi khởi nghĩa và cầu viện Xiêm chống lại triều Nguyễn với lời hứa sẽ chia rẽ Nam Kì. Xiêm nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để đánh bại và gạt ảnh hưởng của triều Nguyễn ở đất Chân Lạp. Vì thế, vua Rama III đã mang quân tiến đánh Chân Lạp và Đại Nam. Sau sự kiện này, hai nước chấm dứt quan hệ bang giao, bắt đầu thời kỳ xung đột và xảy chiến tranh giữa hai nước trên đất Chân Lạp.
Dưới triều vua Thiệu Trị, từ năm 1841 đến đầu năm 1845, Xiêm ảnh hưởng lớn tại Chân Lạp. Năm 1841, quân Nguyễn rút khỏi thành Trấn Tây (vùng đất lập triều Nguyễn lập ra năm 1835 trên vùng đất Chân Lạp). Năm 1845, Đại Nam giành lại ảnh hưởng số 1 tại Chân Lạp sau khi quân Nguyển chiếm lại Phnom Pênh. Tháng 9 năm 1845, cả ba nước đi đến đàm phán. Kết quả của cuộc đàm phán này Chân Lạp chịu sự bảo hộ của triều Nguyễn. Tháng 4 năm 1848, Ang Đuông lên ngôi vua Chân Lạp với sự chứng kiến của đại diện hai nước Xiêm, Đại Nam. Từ sau sự kiện này, quan hệ Việt Nam và Xiêm xung quanh vấn để Chân Lạp được xoa dịu. Một quốc gia Đông Nam Á lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của mối quan hệ
Việt- Xiêm đó là Lào. Lào chia thành nhiều tiểu quốc trong đó một số tiểu quốc thì thần phục Đại Nam, một số tiểu quốc thì thần phục Xiêm La. Vào năm 1827, vua Lang Xạn nổi dậy chống Xiêm đồng thời sang cầu cứu vua Nguyễn. Lúc đầu Minh Mệnh không mang viện binh sang giúp Lào nhưng nhận thấy rằng nếu Xiêm chiếm Lào sẽ ảnh hưởng đến biên giới vùng Tây Bắc, nên vua Minh Mệnh đã cho quan binh mang thư sang trách nước Xiêm, mặt khác đem quân sang Lào. Xiêm muốn sự việc yên ổn nên đã rút quân về nước từ đó tình hình Lào được yên ổn.
Với những đặc điểm của tình hình thế giới và khu vực nêu trên cho thấy, việc củng cố và xây dựng một lực lượng quân đội mạnh là yêu cầu thiết yếu đối với các nước Á, Phi, Mĩ la tinh trong đó có nhà nước Đại Nam dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các vua triều Nguyễn cũng củng cố sức mạnh quốc gia trong đó có quân đội để
bảo hộ các nước Chân Lạp, Lào vừa vừa gây thanh thế đối với các thế lực đối lập như Xiêm. Việc xây dựng lực lượng quân đội mạnh trong đó chế độ đãi ngộ cho võ quan và binh lính nhằm đảm bảo độc lập dân tộc và uy thế của nhà nước Đại Nam là cần thiết.
2.1.2. Bối cảnh trong nước thế kỷ XIX
Năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra vương triều Nguyễn, chấm dứt cuộc nội chiến liên miên giữa Đàng Trong - Đàng Ngoài và thời gian dài đất nước bị chia cắt. Trong 82 năm giai đoạn nắm quyền, dưới sự trị vì của các triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, triều Nguyễn đã cai trị đất nước trong hai hoàn cảnh khác biệt. Trước năm 1858 là giai đoạn các vua triều Nguyễn xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, sau năm 1858 là giai đoạn đất nước có chiến tranh. Bối cảnh lịch sử này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của triều Nguyễn đối với quân đội trong đó có vấn đề đãi ngộ đối với võ quan và binh lính.
2.1.2.1. Bối cảnh triều Nguyễn trước năm 1858
Đây là giai đoạn triều Nguyễn thực thi chế độ lương bổng và trợ cấp cho võ quan và binh lính trong thời kỳ hòa bình. Về chính trị, năm 1802 dựa vào sự ủng hộ của đại địa chủ miền Nam, với chiến thuật quân sự độc đáo, Nguyễn Ánh đã đánh thắng phong trào nông dân Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn. Giống như hầu hết các vương triều trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn được lập ra sau thắng lợi quân sự. Tuy nhiên bản chất của chiến thắng này có sự khác biệt so với những thắng lợi quân sự thành lập các vương triều khác trong lịch sử. Triều Nguyễn đánh thắng vương triều Tây Sơn- vương triều đại diện cho sức mạnh và niềm tự hào của nông dân, một lực lượng chiếm đa số trong xã hội. Do đó, sau khi thành lập vương quyền, vua Gia Long phải đương đầu với sự chống đối quyết liệt của nông dân. Ngoài ra là sự không đồng thuận của là các sĩ phu Bắc Hà ở Đàng Ngoài – là những cựu thần, nơi “đất cũ” của vua Lê. Đây chính là một trong những nguyên nhân để xây dựng vương quyền vững mạnh, triều Nguyễn đặc biệt quan tâm tới xây dựng quân đội, trong đó, vấn đề đãi ngộ đối với võ quan và binh lính được triều Nguyễn coi trọng.
Từ năm 1831, sau cải cách của vua Minh Mệnh, triều Nguyễn đã đã xây dựng một bộ máy hành chính thống nhất từ trung ương xuống địa phương, quyền lực tập trung cao độ trong tay Hoàng đế. Bên cạnh đó, việc làm chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để triều Nguyễn phát triển một quốc gia thống nhất, hùng mạnh mà còn là thách thức đối với triều Nguyễn. Vấn đề khó
khăn nhất đối với triều Nguyễn là việc đồng thời phải ổn định chính trị, giữ vững nền độc lập trên một vùng lãnh thổ với đường biên giới dài, vùng biển rộng lớn luôn nổ ra những cuộc nổi dậy trong nước và âm mưu xâm lược từ bên ngoài. Từ bối cảnh trên, dưới triều Minh Mệnh, việc xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh vừa bảo vệ độc lập dân tộc, vừa ổn định tình hình đất nước trở thành nhu cầu thiết yếu.
Về kinh tế, đến thế kỷ XIX nền kinh tế dưới triều Nguyễn vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp. Kinh tế nông nhiệp triều Nguyễn khá đa dạng nhưng vẫn không vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền. Ruộng đất –tư liệu sản xuất chính của nền kinh tế- đứng trước một loạt khó khăn. Nhà nước đã tìm cách quản lý ruộng đất bằng chính sách quân điền. Đồng thời mở rộng diện tích ruộng đất bằng chính sách lập đồn điền khẩn hoang, khuyến khích nhân dân đi khai hoang phục hóa.
Kết quả của chính sách khai hoang đặc biệt là hình thức doanh điền giúp tăng đáng kể diện tích ruộng đất công nhưng tình trạng thiên tai liên tiếp xảy ra như hạn hán, lụt lội, vỡ đê ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nông nghiệp của triều Nguyễn. Theo ghi chép của các sử gia, trong gia đoạn 1802 - 1884, cả nước có trên 100 trận lụt, 80 trận bão. Trong đó, Quảng Nam có 34 trận, Thừa Thiên có 32 trận, Quảng Trị có 30 trận, Quảng Bình có 27 trận, Thanh Hóa có 22 trận, Quảng Ngãi, Nghệ An có 19 trận, Hà Tĩnh và Bình Định có 14 trận. Vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng là nơi xảy ra 23 trận bão, 50 trận lụt, 38 trận vỡ đê sông Hồng [131; 79].
Nạn đói liên tục hoành hành nhất là vào những năm 30, 40 của thế kỷ XIX ở các tỉnh Bắc kỳ. Hậu quả để lại là năm 1827, dân hai trấn Sơn Nam, Nam Định có 353 xã thôn thuộc các huyện Thiên Thi, Phù Dung, Hoài An, Chương Đức, Quỳnh Côi, Diên Hà dân phiêu tán, ruộng đất bỏ hoang. Năm 1930, Bắc Thành gạo đắt, dân đói, triều đình phải hoãn thu thuế cho 11 trấn ở Bắc Thành và phát chẩn đến 23.000 hộc cho dân nghèo.
Thuế ruộng đất vẫn là nguồn thu chủ yếu của quốc khố. Ngay khi lên ngôi, năm 1804 vua Gia Long thực hiện chia ruộng theo các hạng để đánh thuế.1 Đến năm 1836, vua Minh Mệnh thay đổi cách đánh thuế theo khu vực. Cả nước được chia ra làm ba khu vực thu thuế ruộng: khu vực I gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh
1 Các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên, Bình Hòa, Diên Khánh, ruộng công và tư mỗi mẫu nộp hạng nhất, 40 thăng thóc và 3 tiền; hạng nhì 30 thăng thóc và 3 tiền, hạng ba 20 thăng thóc và 3 tiền. Các trấn Nghệ An, Thanh Hoa, Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam thượng hạ và phủ Phụng Thiên, mỗi mẫu nộp thóc: hạng nhất 20 bát đồng quan; hạng nhì 42 bát đồng quan 15; hạng ba 25. 10. Từ Bình Thuận đến Gia Định và đạo Long Xuyên, Kiên Giang.
Hòa; khu vực II gồm các tỉnh từ Nghệ Tĩnh ra Bắc; khu vực III: gồm Bình Thuận và lục tình Nam Kì. Trong đó, triều đình đánh thuế ruộng công nặng hơn thuế ruộng tư nên tầng lớp nông dân nghèo không có ruộng, nhất là những vùng đông dân cư ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã, chịu thuế nặng. Ngoài thu thuế điền thổ các vua triều Nguyễn đánh thuế đinh.
Các vua triều Nguyễn đã cho lập sổ đinh và chia dân đinh thành các hạng giao cho xã trưởng quản lý để làm cơ sở cho việc đánh thuế. Đầu triều Gia Long, nhà Nguyễn thu theo định mức nội đinh (dân ở làng) và ngoại đinh (người nơi khác tới ở ngụ trong làng). Trong số đinh, nội đinh được sắp xếp theo hạng khá tỉ mỉ (tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão tật hạng) với các mức thuế khác nhau. Những hạng được miễn thuế là: người có chức sắc, con quan, nhiêu ấm, nhiêu thân, quan chức, người đỗ đạt, binh sĩ, thợ thuyền.
Ngoài ra, tư tưởng Tống nho ăn sâu vào nhận thức của các tầng lớp vua quan dẫn đến sự khước từ giao thương với các nước phương Tây đặc biệt là từ khi vua Minh Mệnh cai trị đất nước. Chính sách này làm thui chột những yếu tố tiến bộ của nền sản xuất hàng hóa đã manh nha xuất hiện từ thế kỷ XVIII khiến cho nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Những đặc điểm nêu trên của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn tới tiềm lực kinh tế của đất nước, chi phối không nhỏ đến chính sách của vương triều Nguyễn đối với xây dựng và bảo vệ đất nước trong đó có chế độ đãi ngộ của triều đình dành cho quân đội.
Về xã hội, những cuộc nổi dậy chống triều đình đã bùng lên từ rất sớm liên tục suốt từ đầu thời vua Gia Long đến thời vua Tự Đức. Lực lượng bao gồm các tướng lĩnh cũ triều Tây Sơn, nông dân nhất là vùng Bắc Hà, nhân dân các dân tộc ở miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên và binh lính .Trong đó có một số cuộc khởi nghĩa lớn như: Phan Bá Vành ở Nam Định, Nông Văn Vân ở Tuyên Quang và Lê Duy Lương ở Ninh Bình; Lê Văn Khôi ở vùng Gia Định. Triều Nguyễn phải điều một số lượng quân lớn đi đánh dẹp. Do vậy, nhà nước phải chi một khoản tiền lớn để phụ cấp cũng như khen thưởng cho đội quân này.
Có thể thấy, yếu tố ảnh hưởng đến chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn trước năm 1858 như:
- Nền kinh tế nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo của triều Nguyễn trong
đó thuế ruộng đất thu bằng thóc là chủ yếu nhưng ruộng đất ngày càng khó khăn cùng với đó là tình trạng trạng mất mùa, đói kém, thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến quốc khố của nhà nước. Đây là trở ngại đối với triều Nguyễn trong việc đặt ra định mức đãi ngộ cho võ quan và binh lính.
- Binh lính trở thành lực lượng quan trọng trong việc dẹp yên các cuộc nổi dậy trong nước và âm mưu xâm chiếm của các nước ngoại bang. Để khẳng định sự cai trị và lớn mạnh của vương triều, triều Nguyễn cần phải có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với võ quan và binh lính.
2.1.2.2. Bối cảnh triều Nguyễn sau năm 1858
Đây là giai đoạn triều Nguyễn vừa phải dẹp yên những cuộc nổi dậy chống đối triều đình vừa phải đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp.
Sang thời Tự Đức, trước và trong khi Pháp xâm lược, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình vẫn liên tiếp nổ ra. Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nông dân, sự nổi dậy của nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi như các triều vua trước, ở giai đoạn này triều Nguyễn còn phải chống lại sự nổi dậy của binh lính như cuộc khởi nghĩa Lê Duy Phụng, sự cướp phá của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở miền thượng du tiêu biểu là khởi nghĩa Tam Đường ở Thái Nguyên, khởi nghĩa Ngô Côn ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Một lực lượng lớn quân đội được vua Tự Đức huy động để dẹp yên những cuộc nổi dậy này.
Từ tháng 9 năm 1858, triều Nguyễn phải tổ chức kháng chiến chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Đây là một thế lực ngoại xâm chưa từng có trong tiền lệ với phương tiện chiến tranh hiện đại, cách đánh khác biệt. Sau khi đánh Đà Nẵng, Pháp lần lượt mở rộng đánh chiếm các địa điểm quan trọng trên lãnh thổ nước Đại Nam: Gia Định, Nam Kỳ, Bắc Kỳ và sau đó là Huế. Để chống đỡ lại hỏa lực, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Pháp, triều Nguyễn đã điều huy động một lực lượng quan binh lớn tham gia chiến trận. Những hoạt động này đòi hỏi triều Nguyễn phải ban cấp một khối lượng tiền gạo lớn để nuôi quân cũng như khen thưởng cho võ quan và binh lính lập được nhiều công trạng.
Sau khi thất thủ ở Gia Định và các tỉnh An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long triều đình Huế lần lượt ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 và Giáp Tuất năm 1874. Với 2 điều ước này, nhà Nguyễn mất quyền cai trị ở lục tỉnh Nam Kỳ. Đây là tổn thất rất lớn của triều Nguyễn. Từ đây, triều đình mất chỗ dựa quan trọng là các đại địa chủ miền Nam, vốn là lực lượng đắc lực ủng hộ họ Nguyễn lấy lại
vương quyền, đồng thời mất đồng bằng sông Cửu Long, một trong những nơi cung cấp lương thực chính của triều đình Huế.
Ngoài ra, trong điều khoản thứ 8 của Hiệp ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn phải bồi thường cho Pháp 4 triệu France chiến phí. Với việc kí kết hai bản Hiệp ước này, vua Tự Đức vừa phải đối mặt với sự thiếu hụt ngân sách vừa phải trả nợ cho Pháp đồng thời vẫn phải đảm bảo tài chính và lương thực ổn định tình hình trong nước và chống ngoại xâm. Khó khăn chồng chất này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách lương bổng và tài chính của nhà nước dành cho quân đội.
Hậu quả của những cuộc đàn áp và kháng chiến chống ngoại xâm thời kỳ này đã gây ra những thương vong cho võ quan và binh lính trực tiếp tham gia chiến trận. Do vậy, sau năm 1858 triều Nguyễn không chỉ trợ cấp cho tướng sĩ trận thương, trận vong khi tham gia đánh dẹp những cuộc nổi dậy mà còn phải trợ cấp cho những binh lính tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và thân nhân của họ.
Những đặc điểm về kinh tế, chính trị xã hội nêu trên đã chi phối trực tiếp tới chế độ đãi ngộ dành cho quân đội của triều Nguyễn. Thực tế này đòi hỏi triều Nguyễn phải xây dựng một lực lượng quân đội đủ mạnh để bảo vệ quyền cai trị của dòng họ, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước đồng thời chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp trong điều kiện đầy khó khăn và thử thách.
2.2. Tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn
2.2.1. Phân loại, phiên chế các ngạch quân
Bên cạnh hàng loạt chính sách cải tổ bộ máy chính quyền, hành chính, kinh tế - xã hội, ngay sau khi nhà Nguyễn được thành lập (1802), vua Gia Long và các vị vua kế nhiệm (Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tực Đức) đã triển khai nhiều biện pháp để củng cố lực lượng quân đội, tạo chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của vương triều. Quân đội do các vua triều Nguyễn xây dựng trong giai đoạn từ 1802 đến năm 1884 được tổ chức khá quy củ, hoàn chỉnh về tổ chức và trang bị. Điều này phản ánh qua số lượng quân lính và cách thức tổ chức các lực lượng quân qua mỗi triều vua.
Cũng như các triều đại trước, quân đội triều Nguyễn gồm các lực lượng Bộ binh, Thủy binh, Pháo binh, Tượng binh. Xếp theo cấp độ binh chủng, quân đội triều Nguyễn gồm 2 binh chủng là Bộ binh và Thủy binh trong đó Bộ binh là lực lượng đông đảo và giữ vai trò quan trọng nhất trong quân đội triều Nguyễn. Trong