Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Quân Đội Dưới Triều Nguyễn


ngoại xâm mạnh như quân đội Pháp lúc bấy giờ.

Nội dung các bài khảo cứu kể trên giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn cơ sở của việc tuyển dụng binh lính của triều Nguyễn, thông qua việc lập sổ hộ nhằm quản lý dân đinh để thực hiện chế độ binh dịch và tuyển quân. Nghiên cứu của Hoàng Lương (2016) về cách thức tuyển chọn quân đội thông qua hình thức Tuyển binh (Giản binh) và Mộ binh đã cho thấy tác dụng của chính sách những chính sách này nhằm“giúp cho nhà nước duy trì đội quân thường trực vừa đủ, quản lý lực lượng tráng đinh hùng hậu sẵn sàng bổ sung quân ngũ khi cần thiết” [152; 52].

Thứ hai, nghiên cứu về lực lượng quân đội:

Quân đội triều Nguyễn gồm Bộ binh, Thủy binh, Tượng binh và Pháo binh. Trong đó, lực lượng được các nhà nghiên cứu để cập đến nhiều nhất là Thủy binh. Các công trình nghiên cứu về lực lượng này có thể kể tới: Tố Am Nguyễn Toại (2002) với Thủy quân ngày xưa (trong tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản); Lê Thị Toán (2012) với Vài nét về thủy quân thời Nguyễn (Nxb Thuận Hóa, Huế); Ngô Đức Lập (2014) với “Lực lượng thổ binh dưới triều Nguyễn (1802-1885)” (Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 11/2014).

Đặc biệt tác giả Bùi Gia Khánh đã có một số công trình nghiên cứu khá cụ thể về thủy quân triều Nguyễn như: Bùi Gia Khánh (2010), Thuỷ quân triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1885 (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế); Bùi Gia Khánh (2010), “Thủy quân triều Gia Long và Minh Mệnh với công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển đảo” (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (82)), Bùi Gia Khánh (2013),“Thủy quân triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mệnh” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7), Bùi Gia Khánh (2015), “Chống cướp biển dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4). Gần đây tác giả tập hợp những công trình nghiên cứu xuất bản sách chuyên khảo: Bùi Gia Khánh (2018) “Thủy quân triều Nguyễn (1802- 1884)” do Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành. Trên nguồn sử liệu chính là Đại Nam thực lục Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tác giả đã trình bày khái quát sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống tổ chức quân đội, các ngạch binh của quân đội triều Nguyễn trong sự đối sánh với Thủy binh nhưng dừng lại ở thời điểm cuối triều


Minh Mệnh. Đối với Thủy quân, tác giả dành phần lớn công trình nghiên cứu về tổ chức, trang bị, hoạt động và vai trò của thủy binh đối với việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo. Đánh giá về tổ chức và vai trò của thủy quân dưới triều Minh Mệnh, tác giả cho rằng:“với một lực lượng thủy quân được tổ chức khá chặt chẽ và trang bị khá toàn diện. Triều Nguyễn đã tổ chức việc thực hiện việc tuần tra, kiểm soát vùng biển, đảo một cách tương đối hiệu quả” [141; 268].

Như vậy, nghiên cứu về quân đội triều Nguyễn trong những năm gần đây đã thực sự trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà sử học. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở để tác giả đánh giá mức độ, số lượng lương bổng, trợ cấp của triều Nguyễn cho quân đội.

1.1.2.2. Nghiên cứu liên quan đến chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Vấn đề đãi ngộ cho võ quan và binh lính được đề cập ít nhiều trong một số công trình nghiên cứu thông sử, đặc biệt là những chuyên khảo về triều Nguyễn.

Về chế độ lương đã có một số công trình nghiên cứu để cập đến chế độ lương của quân đội triều Nguyễn. Phổ biến nhất là chế độ lương của một triều vua hoặc lương của một lực lượng trong quân đội triều Nguyễn.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 4

Đối với chế độ lương cho quân đội của triều Nguyễn nói chung, đã có một số công trình nghiên cứu sau:

Trong Việt Nam sử lược (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 2008) của Trần Trọng Kim có một phần giới thiệu về lương bổng của các quan viên và tiền dưỡng liêm của vua Minh Mệnh. Trong đó, tác giả có đề cập đến định mức lương tiền gạo và tiền xuân phục tính theo năm được ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Cách thức và thời gian lĩnh lương của quan lại cũng được đề cập đến một cách khái quát. Tác giả cho rằng:“Tiền lương bổng của các quan viên lúc bấy giờ mà so sánh với bây giờ, thì thật là ít ỏi quá. Nhưng mà chắc là sự ăn tiêu thuở trước không hết bao nhiêu. Nhà vua lại sợ những phủ huyện thiếu thốn mà nhũng lạm của dân, cho nên mối năm lại phải thêm tiền dưỡng liêm” [139; 426].

Quyển IV (Tây Sơn và Nguyễn Sơ) thuộc bộ Việt sử tân biên của tác giả Phạm Văn Sơn (1961) đã đề cập đến chế độ lương, bổng và tiền xuân phục của triều đình ban cấp cho quan lại dưới triều vua Minh Mệnh. Tác giả cũng đưa ra nhận xét tương đồng với tác giả Trần Trọng Kim khi cho rằng:“Chế độ lương bổng trên đây,


ta thấy quan lại đời xưa sống quá thanh bạch mặc dù mức sinh hoạt thời đó không cao như ngày nay” [170; 330].

Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802- 1885) là công trình nghiên cứu về những quy định pháp luật triều Nguyễn đối với hành chính và quân đội nằm trong chuyên đề Nghiên cứu pháp luật triều Nguyễn (1802- 1885) của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Sư phạm Huế (Đại học Huế) do Huỳnh Công Bá (2014) chủ biên. Trong phần định chế về điều hành quân đội, công trình đã đề cập đến những đãi ngộ của nhà nước dành cho quân đội, gồm định chế về lương bổng, điều dưỡng bệnh binh; cấp tuất liên quan đến các binh lính trận thương, trận vong, bệnh vong, nạn gió bão...; định chế về thưởng phạt cho quân đội gồm thưởng về quản mộ, thưởng về thắng trận, thưởng về bắt giặc, thưởng huân công; phạt về tiết lậu, bỏ sở, bỏ nhiệm, lỡ nhiệm, đào ngũ, quản suất và phạt về nhũng lạm. Đánh giá về các định chế này, tác giả cho rằng:“Cùng với một hệ thống tổ chức quân đội hoàn chỉnh và bề thế, các chế độ liên quan đến việc xây dựng và phát triển lực lượng quân đội cũng được triều Nguyễn hết sức chú ý và thể chế hóa một cách cụ thể, chi tiết, toàn diện và chu đáo, thể hiện sự quan tâm sâu sát và tinh thần cần chính, thân chính của các vua triều Nguyễn. Đó là những tấm gương sáng về những nhà cai trị khuôn mẫu ở nước ta hồi thế kỷ XIX. Đồng thời, hệ thống binh chế đố đã góp phần làm cho quân đội dưới triều Nguyễn là một lực lượng quân sự hùng hậu ở Đông Nam Á lúc bấy giờ” [107; 482].

Tác giả Trịnh Ngọc Thiện (2014) trong bài viết “Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (Từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX)” in trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 63/2014 đã dành một phần nội dung đề cập đến chế độ tuyển quân và cấp phát lương cho binh lính ở Kinh thành và quân địa phương, trong đó tác giả nhấn mạnh:“Hàng tháng, binh lính trong quân đội được nhà nước cấp một khoản tiền nhỏ gọi là “nguyệt hướng” (lương tháng) và được hưởng phần đất công ở làng cao hơn so với khẩu phần của các xã dân. Dưới thời vua Minh Mệnh, vấn đề lương và bổng lộc cho quan binh được quy định chặt chẽ, theo từng cấp bậc. Nhìn chung mức lương của triều đình không đủ đảm bảo cho cuộc sống, nhất là với binh lính” [179; 110].

Về chế độ lương của một triều vua cũng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu. Trong Lịch sử Việt Nam tập 5 (Trương Thị Yến chủ biên), Nxb


Khoa học xã hội, 2017, tác giả đã đề cập đến chế độ đãi ngộ đối với các quan viên ban hành từ đời vua Gia Long đến Minh Mệnh. Những chính sách đó bao gồm chế độ tiền lương ban hành năm Gia Long thứ 2 (1803) ở Bắc Thành, định mức lương thống nhất đối với quan lại trên phạm vi cả nước ban hành năm Gia Long thứ 17 (1818), điều chỉnh vào năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Lương của võ quan thời kỳ này bao gồm tiền, gạo và tiền xuân phục được trả theo năm. Ngoài ra, quan lại (trong đó có võ quan) còn được chia ruộng khẩu phần theo chế độ quân điền ban hành năm Gia Long thứ 3 (1804), dừng cấp vào năm Minh Mệnh thứ 20 (1839).

Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Lương (2017) trong bài viết “Định lệ chi cấp binh lương dưới triều Minh Mệnh (1820- 1840)” in trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 308/2017 cũng đề cập đến việc chi cấp lương của binh lính dưới triều Minh Mệnh. Đối tượng khảo sát chủ yếu của bài viết này tập trung vào ngạch thân binh, cấm binh và tinh binh. Đánh giá chế độ lương của nhà nước đối với quân đội, tác giả kết luận:“chính quyền Minh Mệnh một mặt vẫn giành sự ưu ái nhất định đối với bộ phận thân binh, cấm binh; mặt khác, yếu tố công bằng trong định lệ chi cấp giữa các ngạch quân bước đầu đầu được chú trọng” [153; 41].

Liên quan đến lương bổng của quan lại bộ binh dưới triều vua Minh Mệnh, tác giả Hà Duy Biển đã công bố hai bài viết “Định mức lương bổng của quan lại Bộ Binh dưới triều Minh Mệnh (1820-1840)”in trên Tạp chí Lịch sử quân sự, số 278/2015) và “Cách thức tính toán và chi cấp lương bổng đối với quan lại bộ Binh triều Minh Mệnh (1820 - 1840)” in trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 291 tháng 3/2016). Đây là hai bài viết khá chi tiết về chính sách tiền lương cho quan lại bộ Binh dưới triều Minh Mệnh. Tác giả cho rằng, mặc dù còn một số bất cập do những quy định về lương thưởng vẫn còn ít thay đổi so với thời Gia Long song chế độ lương bổng dành cho quan lại bộ Binh thời vua Minh Mệnh vẫn được đánh giá là khá hoàn bị. Tác giả bài viết cho rằng“Cách tính lương bổng của quan lại Bộ Binh triều Minh Mệnh cho thấy sự chặt chẽ và cụ thể trong tính toán, dự liệu nhiều trường hợp đặc thù nhằm đảm bảo cho quá trình tính lương được chính xác, minh bạch và thống nhất. Các quy định này phần nào thể hiện tính nhân văn, khoan hậu đối với quan lại trung thành, tận tụy với vương triều” [118; 49].

Nghiên cứu về chế độ đãi ngộ bằng lương của nhà nước cho các lực lượng trong quân đội, tác giả Bùi Gia Khánh (2018) trong công trình“Thủy quân triều


Nguyễn (1802-1884)” (Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội) cũng đã đề cập đến chính sách của vua Gia Long và Minh Mệnh đối võ quan và binh lính thuộc lực lượng thủy binh như: tiền, gạo và ruộng đất. Nhận xét về chế độ lương của binh lính dưới triều Nguyễn, tác giả cho rằng:“Với chế độ lương tháng và quân cấp lương điền như vậy, mỗi người lính dưới triều Nguyễn có thể yên tâm về gia đình để tập trung thực hiện nhiệm vụ của mình” [141; 87]. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được tác giả đề cập một cách khái lược vì đây không phải nội dung chính của công trình nghiên cứu. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu có tựa đề Thủy quân nhà Nguyễn thời vua Minh Mệnh đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10/2016, các tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Phương Nga (2016) cũng đã dành một phần nhỏ đề cập đến chế độ lương bổng của vua Minh Mệnh đối với võ quan và binh lính của lực lượng Thủy binh .

Tiếp cận về chế độ đãi ngộ ngoài lương như trợ cấp, phụ cấp và khen thưởng đã có một số nghiên cứu có liên quan được công bố dù số lượng không nhiều.

Về chế độ trợ cấp cho quân đội triều Nguyễn, trong một vài năm trở lại đây đã xuất hiện nghiên cứu của một số tác giả. Công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề này là bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tường với“Chính sách đối với chiến sĩ trận vong, trận thương dưới triều Nguyễn” trên tạp chí Xưa – Nay (số 65, tháng 7/1999) sau được in lại trong sách Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam (tr.201-203). Trong giới hạn một bài viết, tác giả đã đề cập sơ lược về việc ban hành những chính sách của triều Nguyễn đối với thương binh, tử sĩ như: lập sở dưỡng tế cho bệnh binh, cứu chữa, thưởng tiền bạc, cho về quê an dưỡng đối với binh lính bị trận thương; ban tuất đối với binh sĩ trận vong, chôn cất và cấp tiền đối với binh sĩ bệnh vong và bị nạn do gió bão.

Lê Quang Chắn (2013) trong bài viết“Chính sách ưu đãi của triều Nguyễn đối với võ quan và binh lính (giai đoạn 1802-1884)” tạp chí Lịch sử quân sự tháng 11 năm 2013 và luận án Tiến sĩ“Chính sách xã hội của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1858”, bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội, tác giả đã dành một nội dung trong chương 3 của luận án đề cập đến một số chính sách ưu đãi của triều Nguyễn đối với võ quan và binh lính. Chính sách đó bao gồm: sự tri ân những đóng góp của nhà nước đối với công thần; chế độ ưu đãi đặc biệt đối với võ quan và binh lính như: đối với võ quan là chế độ ban cấp lương, đãi ngộ đối với cha mẹ và vợ con võ


quan; đối với binh lính là chế độ lương điền và tiền phụ dưỡng do địa phương đóng góp; chế độ trợ cấp đối với tướng sĩ trận thương, trận vong và nạn bão. Nhận định vể chính sách này, tác giả cho rằng:“Qua những trình bày trên cho thấy, triều đình nhà Nguyễn có sự quan tâm đặc biệt và đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi, có giá trị nhân đạo đối với võ quan và binh lính- những con người mà ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào cũng là đối tượng phải gánh chịu nhiều gian nan, hy sinh nhất đối với nhà nước và dân tộc của họ” [121; 53] .

Nhìn chung, vấn đề lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn đối với quân đội giai đoạn1802-1884 đã được đề cập trong một số công trình khảo cứu. Từ những nghiên cứu này, tác giả luận án có thể hình dung được chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn cho quân đội gồm bao gồm những hoạt động nào? Trong chế độ lương quân đội được ban cấp những vật phẩm gì, thời gian áp dụng ra sao? Chế độ lương được ban hành và điều chỉnh vào các thời điểm nào? Đối với chế độ trợ cấp, qua bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tường có thể biết được triều Nguyễn đã thực hiện trợ cấp cho đối tượng nào? Tuy nhiên, định mức lương cụ thể qua từng giai đoạn của võ quan, chế độ phụ cấp, trợ cấp và khen thưởng cho võ quan và binh lính trong những trường hợp nào, mục đích và vật phẩm ban cấp, đối tượng cụ thể chưa được các nghiên cứu trên đề cập rõ ràng. Do vậy, nhiệm vụ tiếp tục của luận án là làm rõ những vấn đề trên, từ đó có những nhận định, đánh giá khách quan về chính sách đãi ngộ của vương triều Nguyễn dành cho quân đội.

1.2. Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài

Để tiến hành nghiên cứu nội dung của đề tài, luận án sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:

1.2.1. Nguồn tư liệu được biên chép trước triều Nguyễn

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê biên soạn. Bộ sử được viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1674 đời Lê Gia Tông thời Hậu Lê. Những sự kiện được ghi lại trong bộ sử này đã cung cấp cho tác giả nội dung những chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với võ quan và binh lính qua các triều đại Lý, Trần, Lê. Đây chính là những nội dung quan trọng làm cơ sở đối sánh chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội với các triều đại trước.

Đại Việt thông sử (hay còn gọi là Lê triều thông sử) là bộ sử lớn do Lê Quý


Đôn biên soạn viết theo thể kỷ truyện đầu tiên trong lịch sử sử học Việt Nam. Tuy hiện nay nội dung của bộ sử này không còn nguyên vẹn nhưng những nội dung của bộ sách đã cung cấp một tư liệu lớn có giá trị về lịch sử 100 năm dưới 10 đời vua triều Lê Sơ từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng (nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua). Trong đó, phần chí ghi chép các truyện về hậu phi, đế hệ, công thần và nghịch thần là những nội dung không được đề cập đến trong các bộ sử khác.

Kiến văn tiểu lục được Lê Quý Đôn biên soạn và hoàn thành năm 1777. Đây là tập bút ký gồm 12 quyển hiện nay còn 8 quyển ghi chép về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ triều Lý đến triều Hậu Lê. Nội dung chính của các chí gồm: những lời răn dạy của một số nhân vật lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, các lễ văn, những nhân vật đã làm bia và minh chuông, nhân vật tiết tháo, nhà sư, phê bình thơ văn, địa lý, sản vật và phong tục tập quán ở các địa phương. Nội dung quan trọng nhất liên quan đến luận án là những tư liệu về chế độ bổng lộc cho võ quan và binh lính dưới các triều Lý, Trần, Hậu Lê trong quyển 2 của bộ sách. Trong đó, chế độ ưu cấp đối với binh lính dưới thời Lê Trung Hưng được ghi chép một cách cụ thể và chi tiết. Đây chính là nguồn tham khảo quý giá của đề tài.

Phủ biên tạp lục là tập bút kí gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ XVI đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh, vào khoảng năm 1776. Phần C quyển 3 của Phủ biên tạp lục Lê Quý Đôn dành phần lớn nói về tổ chức quân đội, cách tuyển quân cũng như chính sách của chúa Nguyễn đối với binh lính vùng Thuận Quảng.

Đại Việt sử ký tiền biên là bộ sử biên niên do Ngô Thì Sĩ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu đính được khắc in năm 1800 dưới triều đại nhà Tây Sơn. Bộ sách chép lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến hết thời thuộc Minh. Phần bản kỉ từ nhà Đinh đến hết thuộc Minh là tài liệu liên quan trực tiếp khi đánh giá, so sánh chế độ lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn đối với binh lính với các triều đại trước.

Ngoài các bộ sử được các sử gia đời trước ghi chép và biên soạn, một số bộ sử được biên soạn dưới triều Nguyễn nhưng nội dung biên chép về các triều đại trước Nguyễn cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài.


1.2.2. Nguồn tư liệu biên chép trực tiếp dưới thời nhà Nguyễn

Đây là nguồn sử liệu chính, có tính tin cậy cao, là cơ sở quan trọng để phục dựng nội dung chủ yếu của luận án. Các tài liệu này gồm:

Đại Nam thực lục (chính biên) (bản dịch, 10 tập, Viện sử học dịch, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản các năm 2004, 2007) là bộ sử lớn nhất, quan trọng nhất của triều Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn. Đây là một trong những nguồn tài liệu thiết yếu nhất của đề tài, bởi tính đầy đủ và chính xác của nó. Trong quá trình khảo cứu bộ Thực lục, tác giả luận án đã thu thập được số lượng khá lớn thông tin liên quan đến chính sách của nhà nước đối với việc ban cấp lương, khen thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho võ quan và binh lính. Nội dung liên quan đến triều Gia Long được đề cập đến trong tập 1. Trong tập này, tác giả luận án tập hợp được tư liệu về chế độ lương ban hành đầu tiên đối với võ quan các trấn Bắc Thành sau khi vua Gia Long lập nước và chế độ lương bổng của võ quan thống nhất trên cả nước sau đó. Tập 1 của Thực lục còn có các tư liệu về việc khen thưởng của triều Nguyễn dành cho quân đội. Nhiều nhất là việc nhà vua thưởng cho võ quan và binh lính tham gia đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống vương triều ở Bắc Thành và binh lính tham gia xây dựng Kinh thành. Tư liệu đáng chú ý về việc ân cấp trong tập 1 là chính sách dối với công thần có công khôi phục vương triều.

Trong tập 2, 3, 4 và 5 của bộ Thực lục, những sử liệu về việc ban hành và điều chỉnh định mức lương bổng của cả võ quan và binh lính dưới triều Minh Mệnh so với triều Gia Long được biên chép khá cụ thể. Đây được coi là cơ sở để đánh giá sự thay đổi chính sách đối với quân đội, nhất là đối với bộ phận võ quan dưới triều vua Tự Đức trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Tư liệu nổi bật nhất phản ánh chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với binh lính thời kỳ này chính là chính sách khen thưởng của triều đình đối với tướng sĩ có thành tích trong công cuộc ổn định nội trị và chống ngoại xâm. Một số võ quan có công lớn có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa lớn của Nông Văn Vân, Cao Bá Quát hay Lê Văn Khôi được nhà nước trọng thưởng như Tạ Quang Cự, Nguyễn Tri Phương, Trương Minh Giảng.

Tập 6 của bộ Thực lục, tác giả luận án khai thác được những tư liệu về chế độ lương, trợ cấp, khen thưởng của vua Thiệu Trị cho võ quan và binh lính. Một số

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí