Các Chức Quan Và Phẩm Hàm Của Bộ Binh Dưới Triều Nguyễn


tổng số quân, ngoài Thủy sư kinh kỳ và một số vệ Thủy binh phân bố ở một số tỉnh còn lại là lực lượng của Bộ binh.

Về tổ chức phiên chế các đơn vị trong Bộ binh, gồm 5 cấp đứng đầu là cấp Doanh dưới là Vệ, Cơ và Đội do Đô Thống, hàm Chánh nhị phẩm chỉ huy. Bên cạnh Bộ binh, một lực lượng được triều Nguyễn rất chú trọng xây dựng đó chính là Thủy binh. Thủy quân gồm đơn vị chủ lực đóng tại Kinh gọi là Kinh kỳ Thủy sư.

Ngoài 2 binh chủng là Bộ binh và Thủy binh, quân đội triều Nguyễn còn có lực lượng Tượng binh và Pháo binh. Tuy nhiên, Pháo binh và Tượng binh dưới triều Nguyễn chỉ là các đơn vị hỗ trợ tác chiến nằm trong Bộ binh chứ chưa trở thành các binh chủng độc lập. Mặc dù vậy, Tượng binh là lực lượng có vai trò quan trọng trong chiến đấu của quân đội triều Nguyễn.

Có nhiều cách gọi các lực lượng quân dưới triều Nguyễn tùy theo địa bàn đóng quân và chức năng nhiệm vụ. Nếu phân biệt cách tuyển mộ binh lính thì có Tuyển binh (lính tuyển) và Mộ binh (lính mộ).

Về cách tuyển mộ binh lính, nhà nước lấy lính trên số dân đinh. Năm Gia Long thứ nhất (1802) nhà nước ban hành quy định đối với các Trấn phía Bắc. Các Trấn: Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Sơn Nam (thượng, hạ), Thanh Hóa ngoại (Ninh Bình) áp dụng 7 suất đinh lấy 1 suất lính. Sáu ngoại trấn Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Quảng thì cứ 10 đinh lấy 1 suất lính [89; 522]. Khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận thì cứ 3 suất đinh lấy một suất lính [69; 240]. Đối với thành Gia Định thì “dân hạng tráng 8 người lấy 1 lính; còn biệt nạp như đồn điền các trại, 3 người lấy 1 lính” [69; 241]. Sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, chế độ tuyển lính áp đối với các tỉnh Bắc kỳ và Trung kỳ vẫn giữ nguyên tỉ lệ lấy quân thời vua Gia Long. Riêng đối với các tỉnh Nam kỳ có điểu chỉnh.

Nhằm ổn định về quân số, các địa phương phải có trách nhiệm quản lý số binh dân của địa phương khi đi thực hiện nghĩa vụ quân đội. Ngay từ thời Gia Long, triều Nguyễn đã quy định binh lính thuộc sổ đinh của xã nào sau khi đi lính bị chết hoặc bỏ trốn: nếu người lính bị chết, sau khi được bộ Binh phê duyệt thì địa phương mà người lính có tên trong sổ đinh phải tìm người thay thế; trường hợp lính bỏ trốn thì địa phương phải truy tìm người đó giao nộp, nếu không thể tìm ra người lính trốn thì bắt anh em họ của người đó đi thay, nếu người lính trốn không có anh em thì xã phải chọn người khác thay thế.


Ngoài tuyển chọn thông qua sổ đinh của làng xã do nhà nước quản lý, binh lính của vương triều Nguyễn còn được bổ sung bằng cách lấy mộ binh. Mộ binh là loại binh lính tuyển chọn từ bộ phận dân cư không có tên trong sổ đinh của làng xã, gọi là dân ngoại tịch. Theo lời vua Minh Mệnh thì “lính này đi trận rất được việc”[92; 905]. Việc áp dụng chế độ tuyển lính bằng chế độ mộ binh góp phần giải quyết tình trạng thiếu quân trong quá trình lấy lính bằng phép tuyển binh.

Những phương thức tuyển lính này được các vua triều Nguyễn sau Gia Long duy trì, tùy từng địa phương và từng thời điểm tỉ lệ tuyển quân có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của nhà nước. Dân đinh khi được tuyển chọn hay ứng mộ không quy định thời gian tham gia quân ngũ, đến thời Minh Mệnh chỉ có quy định về hưu của binh lính. Cụ thể là từ 50 tuổi đối với người ốm yếu và 55 tuổi đối với lính khỏe mạnh. Tuy nhiên, thời gian này có thể được kéo dài tới 60 tuổi tùy theo điều kiện sức khỏe và binh lính có nhu cầu ở lại.

Tuyển binh và mộ binh là 2 phương thức tuyển quân dưới triều Nguyễn trong đó tuyển quân cho số lượng quân ổn định và nhà nước chủ động bố trí lực lượng, tổ chức các lực lượng quân. Lực lượng mộ binh có thể tăng giảm nhưng là một lực lượng ứng nghĩa quan trọng góp phần củng cố lực lượng quân đội ở các địa phương. Nếu phân biệt theo mức độ tin cậy và khả năng tác chiến thì có Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Tuy nhiên, khi nói về tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn thường chia thành quân đóng tại Kinh đô gọi là Kinh binh và quân ở các tỉnh gọi là Cơ binh. Kinh binh là binh lực trọng yếu của vương triều đảm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ như phục vụ và bảo vệ an toàn cho nhà vua cùng Hoàng tộc, bảo đảm an ninh cho Kinh thành và sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khắp cả nước khi cần thiết. Kinh binh chia thành 3 ngạch quân: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Tuy nhiên, từ thời Thiệu Trị về sau, nhà Nguyễn không chia thành Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Quân đội chia thành biền binh chính ngạch hoặc biền binh tạp ngạch (ngoại ngạch). Các ngạch quân được biên chế theo cấp từ Doanh đến Ngũ. Trong các ngạch binh này, Thân binh và Cấm binh có vai trò quan trọng hơn Tinh binh điều

này được thể hiện ở phẩm trật của võ quan đứng đầu các đơn vị quân.

Trong mỗi ngạch quân, bên cạnh lực lượng quân thường trực chiến đấu còn có một lực lượng không nhỏ tham gia sai phái, phục dịch những công việc thường ngày trong Kinh thành, Phủ đệ của thành viên Hoàng tộc, Nha môn các bộ được


biên chế thành từng Đội. Đối với Cơ binh, ngoài Ngũ quân Ngũ bảo thuộc Tinh binh đóng ở 5 tỉnh. Quân Cơ binh được tổ chức thành 5 cấp như ở Kinh đô cao nhất là cấp Liên cơ thấp nhất là Ngũ.

Đối với các lực lượng trong quân đội, triều Nguyễn thực hiện chia ban gồm 2 ban: một ban ở quân ngũ tập luyện, ứng trực (gọi là lính đương ban), một ban về quê nghỉ ngơi, sản xuất (gọi là lính hạ ban) với số phiên theo tỉ lệ và thời gian nhất định. Quy định về tỉ lệ phiên giữa ứng trực và nghỉ của quân lính giữa quân ở Kinh thành và quân ở địa phương là không giống nhau. Đối với quân ở Kinh thành, dưới triều vua Gia Long, năm Gia Long thứ 2 (1803) nhà nước đặt định lệ, quân đội chia làm 3 phiên: 2 phiên nghỉ tại quê nhà, một phiên tại ngũ làm nhiệm vụ ứng trực 1 tháng thay đổi 1 lần [69; 273]. Năm Gia Long thứ 5 (1806) triều Nguyễn thay đổi tỉ lệ thành 5 phiên: 3 phiên làm việc, 2 phiên nghỉ ngơi, đến năm 1810 tỉ lệ chia ban lại quay lại với tỉ lệ 2:1 như đã định ra năm 1802 [69; 273]. Sang thời vua Minh Mệnh, tùy vào tính chất công việc của các đội quân, số lượng binh sĩ hay nơi đóng xa gần mà thực hiện việc có hay không chia ban. Thời vua Thiệu Trị, ngay khi lên ngôi, nhà vua đã thực hiện việc không chia ban đối với những quân có số lượng ít ở Kinh thành. Đối với các đội quân có số lính nhiều thì việc chia ban được tính tùy theo quê quán xa gần của binh lính là 1 hoặc 2 tháng [69; 283]. Đến thời vua Tự Đức, năm 1851 triều Nguyễn thống nhất việc chia ban ở của binh lính ở Kinh, một năm chia làm 3 đợt, trong đó 2 đợt (3 tháng đầu năm và 5 tháng cuối năm quân lính được chia làm 3 ban, 1 tháng đổi 1 lần, 4 tháng từ 1 tháng 3 đến mùng 1 tháng 7 quân chia thành chia

làm 2 ban (1 ban lưu ngũ, 1 ban nghỉ ngơi) 2 tháng đổi 1 lần.

Đối với quân địa phương, việc chia ban cũng được ban hành. Từ năm Gia Long thứ 2 (1803) triều Nguyễn quy định, lính chia làm 3 phiên, 1 phiên ứng trực và 2 phiên về quê quán, 1 tháng đổi 1 lần. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), vua ban hành quy định, ở các tỉnh, tùy tình hình an ninh địa phương và có thể chia quân thành 2 ban, thậm chí chia thành bốn, năm phiên chỉ để lại 1 ban tại ngũ.

Thời gian chia lại phiên hàng năm thường được thực hiện vào tháng 7, tháng 12 tất cả quân tập trung về đơn vị. Chế độ lương thưởng của nhà nước đối với các phiên lính này khác nhau. Việc chia ban ứng trực kết hợp xen kẽ về quê nghỉ ngơi của binh lính vừa đảm bảo được sản xuất nông nghiệp, vừa giảm gánh nặng cho việc cung cấp lương thực thực phẩm nuôi quân.


2.2.2. Cơ cấu, tổ chức

2.2.2.1. Cơ cấu của bộ Binh

Trong hệ thống hành chính của triều Nguyễn, bộ Binh là một trong 6 bộ (lục bộ), đây là cơ quan chuyên trách công tác binh bị nói chung được thành lập từ thời vua Gia Long. Trách nhiệm của bộ Binh gồm: quản lý ngạch võ quan; tuyển mộ binh lính; huấn luyện quân; trang bị cho binh sĩ, điều động quân đi canh phòng đồn trú và đánh dẹp; tổ chức phòng thủ đồng thời chịu trách nhiệm quản lý kho súng, kho thuốc súng và công tác bưu chính. Dưới thời Tự Đức tổ chức của bộ Binh như sau:

Phụ trách các cơ quan của bộ Binh là các quan được xếp theo phẩm hàm cao thấp 1

Phụ trách các cơ quan của bộ Binh là các quan được xếp theo phẩm hàm cao thấp tùy theo vị trí phụ trách cụ thể như sau

Bảng 2.1. Các chức quan và phẩm hàm của bộ Binh dưới triều Nguyễn


Cơ quan

Võ quan

Phẩm trật

Số lượng






Bộ

Thượng Thư

Chánh nhị phẩm

1

Tả, Hữu tham tri

Tòng nhị phẩm

2

Tả, Hữu Thị lang

Chánh Tam phẩm

2

Ty

Lang trung

Tòng tứ phẩm

1

Viên ngoại

Chánh ngũ phẩm

1

Chủ sự

Chánh lục phẩm

1

Tư vụ

Chánh thất phẩm

1(2)

Thư lại

Chánh bát phẩm hoặc Chánh cửu phẩm

Ty Võ Tuyển: 3 Ty kinh kì: 3 Ty trực tỉnh 2

Ty Khảo công 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

[Nguồn 69; 17]


2.2.2.2. Tổ chức lực lượng ở trung ương

Tổ chức quân đội Trung ương bao gồm 5 cấp theo thứ tự cao thấp như sau: Doanh ->Vệ -> Đội -> Thập -> Ngũ.

Chỉ huy các đơn vị quân Trung ương gồm các võ quan hàm từ Chánh nhị phẩm đến Tòng ngũ phẩm, riêng 2 cấp Thập và Ngũ chỉ huy các đơn vị quân này chưa được xếp vào ngạch võ quan. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Tổ chức một Doanh của quân đội triều Nguyễn


Đơn vị quân

Người chỉ huy

Phẩm trật

Số lượng

Doanh

Đô thống

Chánh nhị phẩm

1

Vệ

Vệ úy

Chánh tam phẩm

1

Đội

Cai đội

Tòng ngũ phẩm

1

Thập

Suất thập


1

Ngũ

Ngũ trưởng


1

[Nguồn: 69; 18, 23, 24]

Riêng với Võ quan là Cai đội đứng đầu đơn vị Đội quân ở Trung ương, tùy theo đơn vị tại ngũ mà có phẩm trật lớn nhỏ khác nhau: Ở các đội Trung hầu, Nội hầu, Cẩm y, Thị trung tả-hữu dực phẩm trật cao nhất trong chức danh Cai đội là Tòng Tứ phẩm. Đối với các đội quân của Cấm binh và Tinh binh như: Thần Cơ, Tiền Phong, Long Vũ, Hổ Oai, Nội Hầu, Kỳ Võ, Dực Vũ, Thượng Trà, Tài Thụ. Nội Thủy, Phấn Dực, Kinh kị, Phi kỵ, Thần Sách, Hộ Lăng Cai đội thấp hơn 1 bậc là Chánh ngũ phẩm. Cai đội ở các đội như Giám Thành, Võng Thành trật Tòng Ngũ phẩm.

2.2.2.3. Tổ chức lực lượng ở địa phương

Tổ chức lực lượng quân đội các địa phương được tổ chức thành 5 cấp tương đương với quân ở Kinh thành gồm: Liên cơ->Cơ-> Đội-> Thập-> Ngũ

Trong đó Liên cơ chỉ có ở những tỉnh lớn. Cấp Vệ tương đương với cấp Cơ ở Kinh thành được tổ chức ở các tỉnh vừa và nhỏ. Quan chỉ huy các đơn vị quân ở địa phương gồm: Đề đốc (đứng đầu một Liên cơ), Lãnh binh (đứng đầu một cơ/vệ), Cai đội (đứng đầu một đội), Suất thập (đứng đầu một thập), Ngũ trưởng (đứng đầu một ngũ).

Cai đội ở các Đội quân ở địa phương phẩm trật thấp hơn Cai đội phẩm trật thấp nhất ở Trung ương 1 bậc.

Hệ thống võ quan được biên chế ở các cấp với tên gọi và phẩm trật từ cao xuống thấp. Phẩm trật của võ quan ở trung ương và địa phương có sự chênh lệch


trong cùng một cấp. Theo đó cấp Doanh ở Kinh đô võ quan chỉ huy phẩm trật là Chánh nhị phẩm, trong khi đó cấp tương đương là Liên cơ ở địa phương thấp hơn 2 bậc là Chánh tam phẩm, ở cấp thứ 2 quan chỉ huy ở địa phương kém ở trung ương 1 bậc. Điều đó cho thấy triều đình coi trọng vai trò của võ quan cũng như lực lượng quân của nhà nước ở Kinh thành. Đây chính là lực lượng tin cậy nhất của nhà vua trong việc xây dựng, củng cố và phát triển vương triều.

2.2.3. Số lượng, nhiệm vụ

2.2.3.1. Số lượng và nhiệm vụ quân lính ở kinh thành

Tổ chức của quân đội triều Nguyễn gồm 5 cấp đối với cả lực lượng quân ở Kinh thành và quân ở địa phương trong đó Doanh (ở trung ương) - Liên cơ (ở địa phương) số lượng các đơn vị trực thuộc và số quân trong mỗi một đơn vị được quy định như sau:

Bảng 2.3. Số lượng đơn vị và quân lính trong một doanh


STT

Đơn vị

Số đơn vị quân

Số binh lính trên một đơn vị quân

1

Doanh (Liên cơ)

1

2.500

2

Vệ

5

500

3

Đội

10

50

4

Thập

5

10

5

Ngũ

2

5

[Nguồn:195-49 ]

Như vậy, theo định lệ thì mỗi Doanh – cấp cao nhất của quân đội dưới triều Nguyễn là 2.500 người, cấp thấp nhất là ngũ, 5 người. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thể biến động, nhiều hơn hoặc ít hơn tùy từng triều vua và tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh lịch sử.

Số lượng quân đội ở kinh thành được ước tính trên cơ sở số lượng của từng đơn vị thuộc các ngạch quân gồm: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh.

Ngạch Thân binh còn gọi là quân túc vệ, gồm những người to lớn, mạnh khỏe, giỏi võ, tuyển từ ngạch Cấm binh. Đây là những đơn vị được tín nhiệm, huấn luyện kỹ, có nhiệm vụ canh giữ Đại Nội, Tử cấm thành, bảo vệ vua và sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khắp cả nước khi cần thiết.

Tổ chức của Thân binh gồm 1 Doanh Vũ lâm và 4 Vệ (Cẩm Y, Kim Ngô, Loan Giá, Tuyển Phong) do các võ quan từ Chánh nhị phẩm đến Tòng tam phẩm,


thuộc hàng võ quan cao cấp chỉ huy. Vệ Cẩm Y là quân Túc vệ, thay phiên ứng trực hầu cận vua khi vua ở trong cung cũng như đi theo bảo vệ vua khi vua đi yết lăng, tuần du, có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Tử Cấm Thành. Vệ Kim Ngô được lập ra năm 1837 là quân Túc vệ, hỗ trợ cho vệ Cẩm Y. Vệ Loan Giá có nhiệm vụ lo về nghi vệ khi vua đi ra yết triều. Vệ Tuyển Phong đây là bộ phận tinh nhuệ và đáng tin cậy của triều đình. Doanh Vũ Lâm là quân đóng giữ Kinh thành.

Số lượng quân của các Vệ thuộc Thân binh, cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Số quân thuộc ngạch Thân binh dưới triều Nguyễn


Các đơn

vị quân

Số đơn vị quân

Gia Long

Minh Mệnh

Thiệu

Trị

Tự

Đức

Vệ Cẩm

Y

10 đội Túc trực, 5 đội

Trường trực

1.200

1.000 từ năm

1837 là 1048

1048

1048

Vệ Kim

Ngô

10 đội

Chưa

thành lập

300

532

532


Vệ Loan Giá

4 ty: Hộ Vệ, Cảnh Tất, Loan Nghi, Kỳ Cổ

3 đội Dực Vũ 4 đội Dực Chấn

4 đội Dực Đễ


822


822


1095


1095

Vệ Tuyển

Phong


10 đội


0


0


0


625

Doanh Vũ Lâm

Gồm 2 dực, mỗi dực 5 vệ (10 vệ) , mỗi vệ 10

đội


6.000


5.501


5.501


5.501

Tổng

8.022

7.671

8.176

8.801

[Nguồn: 69; từ tr.81 đến tr. 97]

Ngạch Cấm binh đóng xung quanh bên trong Kinh thành, là bộ phận quân đội có nhiệm vụ bảo vệ cho Hoàng thành và Kinh thành, sẵn sàng chịu sự điều động tham gia chiến đấu. Tổ chức và Các đơn vị của ngạch Cấm binh chia thành 2 bộ phận với 2 chức năng chính: bộ phận quân chiến đấu bảo vệ Kinh thành và các địa phương được biên chế trong 6 doanh gồm doanh Thần Cơ, Tiền Phong, Long Võ (Vũ), Hổ Uy (Oai), Hùng Nhuệ, Kỳ Vũ và vệ Kinh tượng. Cơ cấu của 1 doanh thường gồm 5 vệ (Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu) riêng Doanh (Dinh) Kỳ Vũ chia làm 4 vệ (Nhất, Nhị, Tam, Tứ) cùng các vệ đóng ở các địa phương (doanh Kỳ Vũ không có quân đóng ở các địa phương).


Cấm binh thời Nguyễn được tổ chức gồm 3 cấp, đứng đầu cấp Doanh do Đô thống chế hàm Tòng nhất phẩm và Thống chế hàm Chánh nhị phẩm chỉ huy, thấp nhất ở cấp Đội do Suất đội hàm Chánh lục phẩm chỉ huy. Ngoài các Doanh có nhiệm vụ chiến đấu (Thần Cơ, Tiền Phong, Long Vũ, Hổ Uy (Oai), Hùng Nhuệ và Kỳ Vũ (Võ)), các Vệ đội còn lại trong Cấm binh làm nhiệm vụ phục dịch và sai phái trong Kinh thành.

Cấm binh gồm 2 lực lượng: lực lượng quân chiến đấu gồm 6 doanh và vệ Kinh Tượng; lực lượng có chức năng chuyên lo công việc phục vụ, canh giữ, bảo vệ và sai phái những công việc lặt vặt trong kinh thành được phiên chế trong các Vệ đội. Nếu tính cả 2 bộ phận này thì tổng số quân của Cấm binh dưới các triều vua cụ thể lần lượt sẽ là: triều Gia Long có 15.412 người, triều Minh Mệnh có 20.524 người; triều Thiệu Trị có 19.940 người và triều Tự Đức có 18.883 người.

25000


20000


15000


10000


5000


0

Gia Long

Minh Mệnh

Thiệu Trị

Tự Đức

Biểu đồ 2.1. Số lượng quân thuộc Cấm binh qua các triều vua

[Nguồn: 69; 98-114]

Con số của quân Cấm binh dưới triều vua Gia Long chỉ là tương đối. Chẳng hạn, Khâm định Đại Nam hội điển ghi số đội hoặc số vệ được lập ra, nhưng không ghi chính xác số quân, chẳng hạn của Tiền vệ thuộc doanh Hổ Uy là 10 đội [69; 109] không ghi chính xác số quân. Theo định lệ mỗi đội quân dưới triều Nguyễn là 50 người, hoặc một vệ theo định lệ là 500 người. Tuy nhiên 1 đội thuộc Trung vệ Hổ Uy năm Gia Long thứ 9 (1810) lại biên chế mỗi đội quân là 60 người. Số lượng Doanh Kỳ Vũ dưới triều vua Minh Mệnh cũng là con số tương đối do số lính Vệ Tứ cũng được tính theo định lệ. Trong tổ chức Cấm binh, lực lượng quân chiến đấu chiếm số lượng lớn hơn nhiều lần số quân phục vụ cho vua và các việc hàng ngày trong kinh thành. Điều này cho thấy triều Nguyễn rất coi trọng nhiệm vụ an ninh

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí