Tổng Hợp Số Lượng Các Ngạch Quân Ở Trung Ương Thời Nguyễn


quốc phòng của quân đội nhưng cũng thể hiện sự ưu ái đối với Hoàng cung, thể hiện tư tưởng của một chế độ quân chủ tập quyền.

Ngạch tinh binh là lính tinh nhuệ, bộ phận thường trực sẵn sàng chiến đấu của quân đội triều Nguyễn tập trung chủ yếu trong Ngũ quân Ngũ bảo. Ngũ quân tương đương với cấp Doanh của ngạch Thân và Cấm binh chỉ huy là một viên Đô thống hàm Chánh nhất phẩm (phẩm hàm cao nhất của ngạch quan). Quân của Ngũ quân ngũ bảo đóng ở 2 nơi, 1 bộ phận đóng ở Kinh thành gọi là Ngũ quân (gồm Trung quân, Tiền quân, Hữu quân và Hậu quân) và 1 bộ phận quân kiêm quản đóng ở 5 địa phương gọi là Ngũ bảo. Như vậy, đây là đội quân thường trực chiến đấu không chỉ ở Kinh đô mà còn ở các địa phương. Dưới thời Thiệu Trị, lực lượng ngũ quân ngũ bảo của Tinh binh được liệt vào hạng biền binh chính ngạch. Ngoài Ngũ quân, ở Kinh đô còn có lực lượng Thủy binh gọi là Kinh kỳ thủy sư. Bên cạnh đó, Tinh binh còn một bộ phận binh lính làm nhiệm vụ phục dịch trong Kinh thành, các cơ quan hành chính (các bộ) và các nha môn, phủ đệ.

Tổ chức của Tinh binh dưới thời Nguyễn gồm có Ngũ quân ngũ bảo, Thủy sư Kinh kỳ, Vệ Giám Thành, Vệ Thủ Hộ, Vệ Dực Hùng, Ty Lý Thiện, Thự Hòa Thanh, Thự Thanh Bình, Thuộc binh 6 bộ, Thuộc binh các dực, Thuộc binh các phủ đệ và Nam Bắc tào. Trong đó, Ngũ quân và Thủy sư Kinh kỳ làm nhiệm vụ chiến đấu.

Về số lượng, Tinh binh gồm lực lượng đóng ở Kinh thành và lực lượng kiêm quản đóng ở địa phương. Đội quân này tập trung trong ngũ quân và ngũ bảo có số lượng dao động hơn 5000 người và có sự chênh lệch không lớn giữa các đời vua (thời Gia Long theo thống kế có 5.093 người, các đời vua từ Minh Mệnh đến Tự Đức đều có 5.050 người). [Số liệu do tác giả luận án tập hợp số liệu trong 69 từ trang 130 đến trang 133].

Nếu tính chung thì tổng số quân làm nhiệm vụ chiến đấu của ngạch Tinh binh thời Nguyễn khá ổn định: các thời Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đều có 12.764 người (chỉ riêng thời Gia Long có 9.293 người). Bên cạnh làm nhiệm vụ chiến đấu, trong ngạch Tinh binh còn có số quân làm nhiệm vụ phục dịch và sai phái. Trong đó, thời Gia Long có 3.774 người; thời Minh Mệnh có 3.725 người; thời Thiệu Trị có 4.218 người và thời Tự Đức có 4.533 người [Số liệu do tác giả luận án tập hợp số liệu trong 69 từ trang 136 đến trang 153].

Số quân làm nhiệm vụ phục dịch thuộc Tinh binh còn có thuộc binh các phủ đệ vốn là nơi ở của các ông hoàng bà chúa và thuộc binh các nha (nơi làm việc của quan lại) nhưng số lượng không nhiều và không cố định. Dưới thời vua Gia Long,


quy định cho phép phủ đệ lập thuộc binh để sai kiến. Trong đó quy định, Hoàng tử, Hoàng tôn lập phủ đệ riêng thì được 200 thuộc binh, chưa lập phủ đệ thì 150 và công chúa được 50 thuộc binh [69; 150].

Đối với với các nha, Gia Long năm thứ 5 (1806), triều Nguyễn quy định võ quan phẩm trật cao như Đô thống chế các dinh Thần sách được tuyển 20 người, Cai đội được 1 hoặc 2 người. Dưới thời vua Minh Mệnh, cao nhất là Thống chế ở Thị trung và Thị nội đều được 50 người còn thấp nhất là Cai đội được 3 người. Đến thời Tự Đức, số lượng thuộc binh ở các phủ đệ và các nha cũng không nhiều và không cố định, tùy thuộc vào sự tăng giảm của Tôn Thất và quan lại có công được phong tước.

Ngoài đóng ở Kinh đô, ngạch tinh binh trong Ngũ quân thời Nguyễn còn kiêm quản 1 lực lượng đóng ở địa phương. Số quân của mỗi Cơ ở các địa phương tương đương với các Vệ đóng ở Kinh thành với số quân là 500 người, số quân trên thực tế có sự chênh lệch so với định lệ, cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Số lượng Tinh binh đóng ở các địa phương


Các đơn vị thuộc cơ binh đóng ở địa phương

Cơ quan trực thuộc


Địa bàn

Thời Gia Long

Thời Minh Mệnh

Thời Thiệu Trị

Thời Tự Đức

10 cơ gồm 5 Trấn cơ

và 5 Định cơ

Trung

quân

Nội

4.970

5.040

5040

5040

- 10 cơ:

+5 cơ hiệu chữ Cường

+5 cơ hiệu chữ Tiệp

Tiền quân

Nam Định


5.000


5.030


5.030


5.030

10 cơ:

+ 5 cơ hiệu chữ Kiên

+ 5 cơ hiệu chữ Nhuệ


Tả quân

Hải Dương


5.000


5.202


5.202


5.202

10 cơ:

+5 cơ hiệu chữ Hùng

+5 hiệu chữ Dũng

Hữu quân

Sơn Tây


5.000


5.000


5.000


5.000

10 cơ:

+5 cơ hiệu chữ Uy.

+ 5 cơ hiệu chữ Thắng

Hậu quân

Bắc Ninh


5.000


5.099


5.099


5.099

Tổng

24.970

25.371

25.371

25.371

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 8

[Nguồn 69; từ tr.184 đến tr.199]

Như vậy, tính tổng cộng số Tinh binh của triều Nguyễn ở trung ương và cả một bộ phận đóng ở các địa phương dao động từ 38.037 người (thời Gia Long) đến 42.668 người (thời Tự Đức) với tỉ lệ chênh lệch khoảng 1,12 lần.


42353

42668

41860

38037

Gia Long

Minh Mệnh

Thiệu Trị

Tự Đức

Biểu đồ 2.2. Số lượng quân thuộc Tinh binh qua các triều vua

[Nguồn: 69; từu tr.131đến tr.136]

Qua số lượng trên có thể thấy số quân của Tinh binh có số quân nhiều nhất trong hệ thống các ngạch quân triều Nguyễn. Tinh binh có số quân gấp đôi lực lượng Cấm binh trong đó quân chiến đấu của Tinh binh ở các địa phương chiếm một nửa của lực lượng Tinh binh. Điều đó chứng tỏ triều Nguyễn rất chú trọng đến quân đóng giữ ở các địa phương. Đây là lực lương vừa góp phần ổn định tình hình của đất nước vừa dễ dàng cho việc sai phái.

Tổng hợp số lượng quân của cả ngạch Thân binh, Cấm binh và Tinh binh cho thấy, số lượng quân ở trung ương dưới triều Nguyễn khá đông với khoảng hơn

70.000 người, cụ thể như sau:



44000

42000

40000

38000

36000

34000

Gia Long

Minh Mệnh

Thiệu Trị

Tự Đức

Triều vua

402353

40 2668

401860

308037

Biểu đồ 2.3. Tổng hợp số lượng các ngạch quân ở trung ương thời Nguyễn

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ 69]


2.2.3.1. Số lượng và nhiệm vụ quân lính ở địa phương

Ngoài quân chủ lực đóng ở Kinh thành Huế, ở các tỉnh đều có quân đội thường trực được thành lập theo quy định của triều đình. Lực lượng này còn được gọi Cơ binh hay Biền binh. Cơ binh gồm 2 lực lượng chủ yếu là Bộ binh và Thủy binh. Bộ binh bao gồm cả tượng cơ và pháo binh. Số lượng bộ binh phân bố ở các tỉnh cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Số lượng quân lính ở các địa phương dưới triều Nguyễn


STT


Tỉnh

Thời Gia Long

Thời Minh

Mệnh

Thời Thiệu

Trị

Thời Tự Đức

1

Thừa Thiên

50

250

250

250

2

Quảng Nam

523

2.329

2.334

2.334

3

Quảng Ngãi

827

2.860

2.690

2.690

4

Bình Định

1.050

3.496

3.463

3.463

5

Phú Yên

150

1250

1.250

1.250

6

Khánh Hòa

384

1.506

1.556

1.556

7

Bình Thuận

1.800

3.222

3.210

3.210

8

Biên Hòa

200

1.725

1.725

1.725

9

Gia Định

1.500

5.312

5.312

5.300

10

Định Tường

>=100

3.700

3.700

3.758

11

Vĩnh Long

50

5.429

5.480

5.463

12

An Giang

500

4.610

4.660

4.660

13

Hà Tiên

302

775

775

571

14

Quảng Trị

799

1.605

1.454

1.454

15

Quảng Bình

650

1.907

1.884

1.884

16

Hà Tĩnh


1.292

1.292

1.292

17

Nghệ An

1.150

753

738

738

18

Thanh Hóa

950

1.345

1.603

1.603

19

Ninh Bình

1.900

3.164

3.214

3.414

20

Hà Nội

1.800

1.429

1.429

1.429

21

Nam Định

>=1.300

3.231

3.074

3.104

22

Hưng Yên


705

705

705

23

Hải Dương

550

2.406

2.406

2.406

24

Quảng Yên

598

767

817

817

25

Sơn Tây

>=1.000

1.014

1.164

1.164

26

Hưng Hóa

220

811

811

1.311

27

Tuyên Quang

169

387

434

434

28

Bắc Ninh

250

2.161

2.211

2.211

29

Thái Nguyên

<=1526

1.252

995

995

30

Lạng Sơn

1.218

948

1.032

1.032

31

Cao Bằng

1.155

755

1.213

1.213

Tổng

22.671

62.396

62.881

63.436

[Nguồn: 69; từ tr.154 đến tr.234]


Dưới triều vua Gia Long, do số lượng không được ghi chép đầy đủ nên số quân chỉ mang tính chất tương đối.

THỜI TỰ ĐỨC

133788

THỜI THIỆU TRỊ

133350

THỜI MINH MỆNH

132451

THỜI GIA LONG

84142

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

Tập hợp từ các số liệu trên, tổng số quân lính của trung ương và địa phương qua các triều vua Nguyễn từ 1802 đến 1884 như sau:



Thời Gia Long

Thời Minh Mệnh

Thời Thiệu Trị

Thời Tự Đức

Tổng số quân lính của triều Nguyễn qua các triều vua

84142

132451

133350

133788


Biểu đồ 2.4. Tổng số quân lính dưới triều Nguyễn qua các triều vua

Như vậy, cùng với việc xây dựng và củng cố nền chính trị, từ triều vua Gia Long đến Minh Mệnh, quân đội được hoàn thiện về tổ chức và lớn mạnh về quân số. So với triều Minh Mệnh, các triều vua sau (Thiệu Trị và Tự Đức), số lượng quân không có biến động nhiều.

Về tổ chức quân đội, đồng thời với việc phân bổ các ngạch quân, nơi đóng quân triều Nguyễn có sự phân nhiệm rõ ràng đối với từng đội quân. Quân ở Kinh thành bao gồm Thân binh, Cấm binh và Tinh binh có nhiệm vụ bảo vệ ở Kinh đô. Nhiệm vụ bảo vệ ở Kinh đô bao gồm: túc trực bảo vệ vua, bảo vệ cung điện, canh gác các cổng thành và tuần hành ban đêm, bảo vệ các công trình trong kinh thành như: vườn ngự, miếu điện và lăng tẩm của tiên dòng họ Nguyễn. Quân đóng tại các địa phương gồm quân ở các địa phương và một lực lượng Tinh binh được đóng ở một số tỉnh. Nhiệm vụ gồm: bảo vệ tỉnh thành, xét hỏi nơi đồn ải, canh giữ vùng biên cương, phòng ngự nơi ven biển, tuần tra cùng lãnh hải, vây bắt hải tặc, hộ vệ thuyền vận tải, vận chuyển văn thư và ổn định vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những trường hợp quan trọng thì quân ở Kinh đô được sai phái tới các địa phương hoặc quân địa phương được điều động thực hiện những nhiệm vụ trong kinh thành. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng như trên sẽ giúp cho triều đình dễ dàng trong việc quản lý số quân đồng thời dễ cho việc điều phối lương thực nuôi quân khi quân khi binh lính đi làm nhiệm vụ.


Tiểu kết chương 2


Quân đội triều Nguyễn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của đất nước. Không chỉ là lực lượng chiến đấu quân đội triều Nguyễn còn là nhân lực tham gia duy trì các hoạt động thường nhật của Kinh thành và Hoàng tộc. Quân lính không chỉ đóng ở trong Kinh thành mà còn trấn giữ ở các địa phương đảm bảo ứng trực và sai phái. Trong các lực lượng thì số quân trực tiếp chiến đấu chiếm số lượng lớn chứng tỏ vai trò đảm bảo an ninh quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội dưới triều Nguyễn.

So sánh vai trò và vị trí của các lực lượng trong quân đội triều Nguyễn rõ ràng Thân binh là đội quân được coi trọng nhất, Tinh binh và Cơ binh đứng sau Thân cấm binh. Điều đó có thể thấy qua hệ thống võ quan. Cùng một chức quan nhưng lại có sự khác nhau về phẩm hàm trong mỗi ngạch binh. Chẳng hạn, đứng đầu cấp Vệ của Thân binh võ quan có hàm từ Tòng Nhị phẩm đến Tòng tam phẩm, nhưng ở cấp Vệ của Cấm binh là từ Tòng Nhị phẩm đến Chánh tứ phẩm. Phẩm hàm của võ quan cấp Vệ ở Cấm binh thấp hơn một bậc. Bên cạnh đó, chức Phó vệ úy ở ngạch Thân binh hàm Tòng tam phẩm nhưng cũng chức quan này ở Cấm binh phẩm hàm là Chánh tứ phẩm (thấp hơn một bậc). Hoặc cùng là Cai đội, ở ngạch Thân binh là hàm Tòng Tứ phẩm, ngạch Cấm binh và Tinh binh Cai đội thấp hơn ở Thân binh 1 bậc là Chánh ngũ phẩm hoặc Tòng lục phẩm, Cai đội thuộc lính Cơ binh chỉ là Chánh lục phẩm, thấp hơn Cai đội phẩm trật thấp nhất ở Trung ương một bậc.


Chương 3.

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI VÕ QUAN TRONG QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 -1884


3.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho võ quan

Đây là khoản chi trả thường xuyên của triều đình cho võ quan. Khoản thu nhập này không chỉ đảm bảo đời sống cho võ quan và gia đình của họ mà còn thể hiện sự quan tâm của triều Nguyễn tới vai trò của võ quan trong hệ thống chính trị của đất nước.

3.1.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương đối với võ quan đương chức

Võ quan là bộ phận chỉ huy quân đội. Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện ý chí của vua và triều đình trong chính sách đối nội và đối ngoại. Ðối với võ quan, lương là nguồn thu nhập chính. Chế độ tiền lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Dưới triều Nguyễn, định mức lương của võ quan cao thấp nằm trong định mức chung của quan viên, dựa trên phẩm hàm. Trong quan chế triều Nguyễn, quan lại được phân chia quan lại thành 9 bậc, cao nhất là Nhất phẩm, thấp nhất là Cửu phẩm, mỗi phẩm lại chia thành 2 trật là Chánh và Tòng, tổng cộng thành 18 trật. Lương của quan lại nói chung, võ quan nói riêng gồm tiền (tính bằng quan) và gạo (tính bằng phương) được nhà nước chi trả theo năm. Ngoài ra, họ còn được nhận lương điền tính bằng mẫu (ruộng) và phụ cấp áo quần gọi là xuân phục.

- Lương tiền, gạo

Dưới triều Nguyễn, chế độ ban cấp lương bằng tiền và gạo cho quan võ được ban hành đầu tiên dưới thời Gia Long. Quy chế này được các vua từ Minh Mệnh đến Thiệu Trị và Tự Đức tùy theo thực tế sinh hoạt và tình trạng tài chính của đất nước mà có sự điều chỉnh về định mức cho phù hợp.

Thời vua Gia Long (1802- 1820) với quan niệm: đặt quan để làm việc, tất phải có lương bổng để nuôi, rồi sau mới bắt phải thanh liêm được, ngay sau khi lên ngôi, năm Gia Long năm thứ 2 (1803), triều đình đã ban hành chính sách lương lương bổng cho quan và quân ở Bắc thành (những vùng đất khác không thấy tài liệu ghi lại). Do vậy, có thể hiểu rằng, ngoài Bắc Thành võ quan được hưởng lương bổng theo quy định mới, những vùng còn lại võ quan vẫn hưởng chế độ của triều đại trước. Chế độ lương của võ quan Bắc Thành được quy định như sau: võ quan


thuộc “Binh bộ lương tháng mỗi người đều tiền 30 quan, gạo 20 phương; Trấn thủ, Hiệp trấn các trấn, mỗi tháng tiền 10 quan, gạo 10 phương [89; 576]. Bên cạnh đó, triều đình quy định: từ Thống chế trở xuống đến dựa theo chức vụ và năm nhận chức, triều Nguyễn chia võ quan thành 5 hạng dựa theo thời gian tham gia quân ngũ.

Theo định lệ này, lương của võ quan Bắc Thành có sự chênh lệnh lớn giữa các hạng và quan phẩm hàm cao thấp. Mức lương tính theo năm cao nhất là Đô thống chế các quân và thấp nhất là Cai đội (cụ thể xem phụ lục 1.a).

Đến tháng 5, năm Gia Long thứ 10 (1811), chế độ lương bổng cho võ quan ngạch Thủy quân được ban hành. Trong đó võ quan của Thủy quân được hưởng lương như võ quan của quân Thần sách [89; 816].

Sau thời gian ổn định và phát triển vương triều, đến năm Gia Long thứ 17 (1818), nhận thấy“nay thiên hạ đã yên, phải nên chế định bổng lộc cho có định tắc” [89; 963], vua Gia Long đã thống nhất chế độ lương bổng cho cả võ quan và văn quan trên cả nước. Theo đó, chế độ lương bổng của quan viên (trong đó có võ quan) được chi trả bằng tiền và bạc đĩnh với định mức tính theo năm tùy theo phẩm trật trong đó phẩm hàm thấp gồm bát và cửu phẩm xếp chung một định mức, không phân biệt Chánh- Tòng. Do đó, có tổng cộng 15 mức, cao nhất là Chánh nhất phẩm, thấp nhất là Chánh Tòng cửu phẩm. Cách chia này được các đời vua sau duy trì.

Theo định mức lương ban hành cho võ quan năm Gia Long thứ 17 (1818), lương tiền gạo thời Gia Long có sự chênh lệnh quá lớn giữa các phẩm trật. Chẳng hạn, cùng là nhất phẩm nhưng khác phẩm hàm định mức lương có sự chênh lệch đáng kể: Chánh nhất phẩm có định mức lương gần gấp đôi lương của Tòng nhất phẩm. Sự khác biệt này còn rõ hơn khi so sánh mức lương của võ quan có phẩm trật cao với võ quan quan có phẩm trật thấp. Trong đó quan Chánh nhất phẩm có định mức lương cao gấp 37,5 lần lương của Chánh Tòng cửu phẩm. Những hạn chế này ít nhiều được khắc phục trong chế độ lương của quan lại dưới triều vua Minh Mệnh.

Thời vua Minh Mệnh (1820- 1841): Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), cùng với việc củng cố và hoàn thiện bộ máy hành chính của đất nước, nhận thấy chế độ lương bổng thời Gia Long còn nhiều hạn chế, vua Minh Mệnh cho rằng có sự chênh lệch quá lớn giữa các phẩm bậc đặc biệt là định mức lương của quan văn- võ từ Tứ phẩm trở xuống quá thấp:“người phẩm cao thì lương quá nhiều, người phẩm thấp thì lương quá ít. Từ chánh nhất phẩm đến chánh nhị phẩm, chi tiêu cũng đã được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023