Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Nghiên Cứu Đề Tài


năm (1842, 1845) triều đình thưởng công lớn cho các võ quan có công trạng như Doãn Uẩn, Nguyễn Tri Phương.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều vua Tự Đức được phản ánh trong tập 7 và tập 8 của bộ chính sử này. Trong đó, đáng chú ý là sự điều chỉnh giảm định mức lương, bổng của triều đình đối với võ quan. Tuy nhiên, việc trợ cấp cho võ quan và binh lính cũng như thân nhân của họ được triều đình chú ý hơn các đời vua trước. Thông qua những tư liệu trên, tác giả bài luận án có thể đánh giá được tác động của chế đội này đối với sức mạnh của quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc.

Ngoài nội dung cụ thể của chính sách đãi ngộ, qua tư liệu trong Thực lục, tác giả luận án có thể hệ thống theo diễn trình thời gian những nội dung liên quan đến chế độ đãi ngộ dành cho quân đội của mỗi triều vua như: bối cảnh ra đời, chính sách, nội dung và sự thay đổi của mỗi chính sách bao gồm nguyên nhân và ảnh hưởng của những sự thay đổi đó đối với quân đội và với đất nước.

Đây có thể coi là nguồn tài liệu quan trọng nhất của luận án.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (bản dịch, 8 tập của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế phát hành năm 2004) là bộ sách biên chép về các điển lệ từ triều vua Minh Mệnh về trước. Sách viết theo thể Hội điển, do Nội các triều Nguyễn biên soạn. Nội dung bộ sách gồm các quy định, quy chế và việc thực thi những quy định đối với hệ thống hành chính gồm các bộ, các phủ, các viện, các ty, các tự, các giám. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả khai thác chủ yếu tư liệu trong tập III viết về bộ Binh và tập V viết về bộ Hộ.

Tập III của bộ Hội điển gồm nhiều tư liệu ghi chép về chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn cho quân đội được thi hành dưới triều vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị và 4 năm đầu dưới triều Tự Đức. Đó là chế độ lương, phụ cấp cho võ quan và binh lính khi đi ứng trực, tham gia các hoạt động sản xuất, thưởng nhân các ngày Tết và các ngày lễ lớn của đất nước.

Trong tập V của bộ Hội điển, tác giả luận án có thể khai thác các tư liệu về tổ chức quân đội. Về khen thưởng bao gồm: ban thưởng cho cho võ quan và binh lính trực tiếp tham gia chiến trận và lập công, chế độ trợ cấp của ba vị vua đầu triều Nguyễn đối với binh lính bị ốm, trận thương, trận vong và gặp nạn bão trong khi đi làm nhiệm vụ.


Với nguồn tư liệu này, tác giả luận án có thể tìm hiểu một chế độ đãi ngộ được thực hiện xuyên suốt dưới các vua triều Nguyễn. Hạn chế của tài liệu này là không khai thác được giá trị lịch sử, nguyên nhân mục đích của việc ban hành nên khó có thể đánh giá khách quan ý nghĩa và tác động của chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với chính trị và xã hội đương thời.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (bản dịch, 10 tập của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế in vào các năm 2004, 2007, 2009, 2012) là bộ sách viết về điển lệ của các vua triều Nguyễn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) đến năm Thành Thái thứ nhất (1889). Trong bộ Hội điển tục biên, tác giả khai thác nguồn sử liệu chủ yếu trong tập III (từ quyển 11 đến 16 viết về bộ Hộ) và tập VII (từ quyển 34 đến quyển 37 viết về bộ Binh) với những nội dung về chế độ đãi ngộ cho quân đội triều Nguyễn nửa sau thế kỷ XIX từ năm 1852 đến năm 1889 dưới thời kỳ trị vì của các vua từ Tự Đức đến Đồng Khánh. Tuy nhiên trong khuôn khổ nội dung của luận án, tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu chế độ của triều Nguyễn đối với võ quan và binh lính được thực dưới triều vua Tự Đức.

Châu bản triều Nguyễn: là tập hợp các văn bản hành chính được các vua triều Nguyễn ban hành trong quá trình quản lý đất nước. Đây được coi là khối tài liệu gốc phản ánh đầy đủ, toàn diện các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Tư liệu của Châu bản chính là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ chính thống của triều Nguyễn.

Toàn bộ khối Châu bản triều Nguyễn hiện nay được lưu trữ và bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Do quá trình lưu giữ và bảo quản trước đây còn nhiều hạn chế nên hiện nay khối Châu bản này không còn đầy đủ so với bản gốc. Nhiều tập hoặc nhiều trang văn bản của tài liệu Châu bản triều Nguyễn đã bị thất lạc hoặc rách nát không thể phục dựng lại như nguyên trạng. Việc tìm hiểu nội dung đầy đủ của văn bản không khả thi, thậm chí có những khoảng thời gian không thể tìm thấy tư liệu, đặc biệt là khoảng thời gian 25 năm (từ năm Tự Đức thứ 11 (1858) đến năm Tự Đức thứ 36 (1883)) hiện nay còn rất ít.

Quá trình tìm kiếm và tập hợp tư liệu, tác giả luận án đã tìm được trong danh mục tóm tắt của Châu bản triều Nguyễn nhiều tờ văn bản với nội dung liên quan đến đề tài. Nhiều nhất là những bản tấu của địa phương, của bộ Binh xin vua giải


quyết những vấn đề về lương, khen thưởng và trợ cấp cho võ quan và binh lính đi sai phái, trận vong, trận thương, chết bệnh và chế độ đãi ngộ đối với gia đình binh lính....Cụ thể như sau:


Phân theo khía cạnh

nội dung

Số tờ châu bản liên quan phân theo triều vua

Gia

Long

Minh Mệnh

Thiệu Trị

Tự Đức

Lương

10

80

20

54

Bổng

3

180 ( 20 tờ về đặc

ân, 10 phạt bổng)

214 (4 tờ về phạt bổng, 3

tờ cho võ quan phạm tội)

263

Trợ cấp

44

109

24

73

Đãi ngộ


90

29

213

Tổng

57

459


603


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 5

287

1406

Như vậy, số tài liệu liên quan đến chế độ lương bổng và trợ cấp của nhà nước dành cho quân đội trong Châu bản có hơn 1400 tài liệu (một số tài liệu có nội dung trùng nhau trong ban cấp cho một đối tượng). Luận án hiện sử dụng 60 dẫn chứng từ nguồn tài liệu này. Đặc biệt là 2 văn bản tài liệu có nội dung về việc khen thưởng cho quân lính đi vẽ bản đồ ở quần đảo Hoàng sa (trên tổng số 9 tài liệu còn lưu giữ được về chủ quyền của nước ta đối với quần đảo này qua tài liệu Châu bản).

Tư liệu trong Châu bản có giá trị quan trọng đối với luận án bởi tính chân thực và độ tin cậy. Không chỉ phản ánh định chế, chính sách lương, trợ cấp và khen thưởng cho binh lính dưới các đời vua triều Nguyễn mà Châu bản còn thể hiện việc hiện thực hóa các chế độ, chính sách đó ở các địa phương. Việc triều Nguyễn đồng ý hoặc không đồng ý phê duyệt với các văn bản của địa phương tâu xin cấp và xin thưởng thêm cho cá nhân binh lính hoặc một đơn vị quân đã ít nhiều phản ánh sự linh hoạt hay nhất quán trong những chính sách đối với quân đội của triều Nguyễn khi áp dụng với các trường hợp cụ thể. Đây có thể coi là nguồn tư liệu mà các bộ chính sử của triều Nguyễn không hoặc ít đề cập đến.

Đại Nam liệt truyện là bộ sử ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích, công trạng các công thần, liệt nữ, danh tăng, các vị vua, chúa trong gia phả triều Nguyễn trước và sau khi “Gia Long lập quốc”. Trong tư liệu này, tácgiả luận án có thể tra cứu thu thập được những tư liệu về việc thưởng phạt của triều Nguyễn cho các võ quan. Từ đó, có thể đánh giá được mục đích và ý nghĩa của chính sách này đối với cá nhân võ quan và đối với việc xây dựng quân đội.

Minh Mệnh chính yếu (bản dịch của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế phát hành vào


năm 1994) là bộ sử đúc kết toàn bộ tư tưởng, chính sách của vua Minh Mệnh trong suốt thời gian trị vì đất nước (1820-1841). Trong bộ sách này, nội dung về chế độ lương, trợ cấp trận thương trận vong được phản ánh trong quyển 3 thiên thứ 4 (Thể thần), quyển XIV thiên thứ mười ba về Chế binh, quyển XVIII thiên thứ 16 (Pháp độ) thưởng phạt của các bộ, quyển XXI thiên thứ mười tám (Phấn võ) về hoạt động quân sự dưới triều Minh Mệnh. Những tư liệu trong bộ sử này là cơ sở để tác giả bổ sung thông tin hoặc đối sánh về tính xác thực của sự kiện được ghi chép trong các bộ khác sử như Thực lục hoặc Hội điển. Đồng thời tư liệu trong Minh Mệnh chính yếu cũng góp phần bổ sung thêm một số sự kiện mà những bộ sử khác không đề cập đến.

Minh Mệnh ngự chế văn (dụ văn), gồm 2 tập, do Trần Văn Quyền dịch và chú giải, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội xuất bản năm 2000. Đây là tập hợp những lời chỉ dụ -một phần trong các văn bản hành chính của vua cho các cơ quan (các bộ, Hội đồng đình thần, các đơn vị quân...) - đối với binh lính và các cá nhân.v.v....để bày tỏ quan điểm về các vấn đề trong xã hội hoặc thể hiện sự giáo hóa và răn dạy của vua. Trong 2 tập của bộ Ngự chế văn, nội dung các chỉ dụ của vua đối với bộ Binh, các quân thứ như quân thứ Gia Định, Trấn Tây đã nói lên chính sách của vua Minh Mệnh đối với việc chi cấp lương, ban thưởng cho binh lính theo định lệ hay thưởng thêm cho binh lính. Cụ thể, thưởng cho binh lính khi đi làm nhiệm vụ (ví dụ như dụ số 7, 27, 32, 39 .... trong tập 1, dụ số 444, 486, 490, 501 trong tập 2), trợ cấp cho binh sĩ bị đau ốm và bị thương trong khi đi đóng quân và đánh tham gia đánh dẹp các cuộc nổi dậy (ví dụ như dụ số 5, 6, 36, 106, 116, 157 trong tập 1; dụ số 420, 509 trong tập 2); thể hiện tư tưởng nhân đạo (ban cấp cho binh lính là người tù tội (ví dụ như dụ số 52 trong tập 1). Đây là nguồn tư liệu góp phần bổ sung cho những nội dung đã bị khuyết thiếu nhất là trong Châu bản về các chính sách của triều Nguyễn đối với quân đội.


Nội dung

Tổng số

Số tài liệu cụ thể

Lương

3

16, 329, 386


Bổng


32

32, 63, 71, 83, 116, 156, 160, 196, 198, 227, 234, 257,

266, 283, 284, 289, 294, 307, 345, 364, 437, 440, 444,

477, 547, 550, 560, 562, 569, 582, 588

Trợ cấp

8

15, 27, 39, 77, 191, 195, 202, 242.


Đãi ngộ


28

5, 6, 11, 54, 55, 64, 70, 81, 104, 128, 133, 151, 153, 157,

171, 212, 224, 229, 247, 249, 366, 379, 394, 395, 396,

445, 507, 509

Tổng

71/588 dụ

Quốc triều sử toát yếu gồm Quốc triều tiền biên toát yếu Quốc triều chính


biên toát yếu là bộ sử giản lược, tóm tắt từ bộ Đại Nam Thực lục. Quốc triều chính biên toát yếu gồm 6 quyển chép lược các sự kiện lớn được từ khi Nguyễn Ánh khởi binh ở Gia Định từ 1778 đến khi vua Thành Thái lên ngôi năm 1889. Sách ghi tóm tắt các sự kiện lịch sử theo lối biên niên do đó có thể tra cứu các sự kiện thuộc nội dung của luận án theo thời gian một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng tư liệu của một số bộ sử được biên soạn dưới triều Nguyễn nhưng nội dung biên chép về các triều đại trước.

Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục được coi là bộ sử lớn thứ 2 của Việt Nam (bộ sử được đánh giá lớn đầu tiên của lịch sử dân tộc là Đại Việt sử ký toàn thư) được các sử gia triều Nguyễn biên soạn dưới triều vua Tự Đức do Phan Thanh Giản làm chủ biên. Bộ sách gồm hai phần: tiền biên và chính biên. Trong đó, phần chính biên ghi chép từ năm 968 đến những năm cuối cùng của thế kỷ XVIII dưới triều Hậu Lê. Đây là tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử phong kiến thời kỳ trước Nguyễn.

Lịch triều hiến chương loại chí là bộ sách được học giả Phan Huy Chú nghiên cứu và biên soạn trong 10 năm (1809-1819). Đây được xem là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của nước ta. Sách được phân loại, hệ thống hóa theo phương pháp khoa học gồm 10 nội dung (được gọi là chí). Tài liệu lên quan trực tiếp đến luận án là phần Quốc dụng chí nói về chế độ thuế khóa, tài chính của các triều đại trong lịch sử và phần Binh chế chí nói về các tổ chức quân sự qua các triều đại từ triều Lê trở về trước.

Bên cạnh đó luận án còn tham khảo và sử dụng tư liệu gia phả dòng họ, văn bia hay sắc phong lưu giữ tại địa phương như văn bia sắc phong làng Hiền Lương (Thừa Thiên Huế), gia phả dòng họ Đỗ Việt Nam, gia phả gia đình Nguyễn Công Trứ, gia phả dòng họ Doãn và sắc phong An Tây mưu lược tướng quân của danh tướng Doãn Uẩn ở nhà thờ dòng họ Doãn (Song Lãng, Vũ Thư, Thái Bình).

Ngoài các nguồn sử liệu trên, luận án cũng tham khảo, kế thừa một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài đã được công bố dưới dạng các sách thông sử, chuyên khảo, tham khảo, bài viết trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành của các học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nguồn tư liệu thư tịch, chính sử vẫn là như vậy để nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng


các bộ chính sử, thư tịch viết về các triều đại trước Nguyễn và dưới thời Nguyễn. Nguồn tư liệu quan trọng nhất của luận án là các bộ sử được biên soạn dưới triều Nguyễn như Thực lục, Hội điển (chính biên và Tục biên). Đây là tài liệu chủ yếu để tác giả luận án phục dựng nội dung của luận án và đưa các luận điểm khoa học có liên quan. Các tài liệu thư tịch khác như Châu bản, Minh Mệnh chính yếu và Minh Mệnh ngự chế văn là những tài liệu bổ sung nhằm làm phong phú, cụ thể hơn nội dung của luận án. Các bộ sử viết về các triều đại trước Nguyễn làm cơ sở đối sánh với những chính sách được ban hành dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, tác giả cũng kế thừa một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác liên quan đến đề tài như đã trình bày trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu. Tất cả những nguồn tư liệu này giúp tác giả luận tái hiện được một cách đầy đủ, khách quan nhất có thể vấn đề nghiên cứu của đề tài.

1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu đề tài

Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nhận thức được một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu như sau:

1. Hệ thống tổ chức và các lực lượng quân đội dưới triều Nguyễn như bộ binh, thủy binh, hệ thống phòng thủ đã được khá nhiều tác giả đề cập cụ thể trong các công trình khảo cứu chuyên sâu (như của Đỗ Bang, Lưu Trang, Bùi Gia Khánh, Hà Duy Biển...). Phần trình bày tình hình chung về quân đội triều Nguyễn khi đặt trong các vấn đề chính trị - xã hội hoặc sự phát triển của lịch sử quân sự Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở mức khái quát.

2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho quan lại và binh lính dưới từng triều vua (chủ yếu mới khảo cứu về triều Minh Mệnh). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan đến ngân sách chi cho lương, bổng và trợ cấp cho quân đội dưới triều Nguyễn mới chỉ dừng lại ở việc tổng thuật các chính sách mà vương triều Nguyễn đề ra (như bài viết của Nguyễn Minh Tường và Huỳnh Công Bá); đề cập một phần nội dung chế độ đãi ngộ khi khảo cứu quân đội dưới dưới triều Nguyễn (như bài viết của Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Phương Nga) hay cụ thể hơn có đề cập đến vấn đề lương thưởng cho quan và quân trong quân đội dưới một triều vua ( vua Minh


Mệnh) (như bài viết của tác giả Hà Duy Biển, Hoàng Lương ).

Nhiều khía cạnh khác mà những nghiên cứu đi trước chưa đề cập cụ thể, hệ thống và cần tiếp tục được làm rõ như:

Về tổ chức, chức danh, phẩm hàm của võ quan chỉ huy các lực lượng quân từ trung ương đến địa phương là gì; số lượng và sự phát triển hay suy giảm của các lực lượng trong quân đội qua các triều vua ra sao? Vấn đề này sẽ liên quan trực tiếp đến ngân khố quốc gia trong việc chi cấp lương cho quân đội đồng thời phản ánh sức mạnh của quân đội qua từng triều vua từ Gia Long đến Tự Đức nhất là trong bối cảnh trước và trong khi triều đình nhà Nguyễn phải đối mặt với cuộc kháng chiến xâm lược của thực dân Pháp.

Vấn đề sử dụng tướng sĩ như sai phái, chia ban cũng cần được làm rõ. Điều này cũng sẽ liên quan trực tiếp đến việc thưởng và trợ cấp cho binh lính khi đi làm nhiệm vụ.

Về chế độ đãi ngộ, cần làm rõ chế độ lương bổng, đãi ngộ và thưởng phạt cho quân đội triều Nguyễn nói chung bao gồm những khía cạnh nào? Những thay đổi về định lệ lương, phụ cấp, trợ cấp cho từng đối tượng gắn với địa vị và công việc cụ thể qua từng triều vua ra sao? Quá trình thực hiện các chính sách này có gì thay đổi qua các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức? Chế độ đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyễn có gì tương đồng, khác biệt so với các triều đại trước? Những chính sách này có ảnh hưởng gì đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội đương thời? Đây là những vấn đề còn để ngỏ cần được tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống.

Qua những vấn đề đã trình bày nêu trên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884. Đây là cơ sở để tác giả luận án mạnh dạn theo đuổi đề tài nghiên cứu của mình.


Tiểu kết chương 1


Lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn nói riêng đã được các học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy vấn đề đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội còn tương đối ít ỏi nhưng những nhận định của các học giả về vấn đề này ít nhiều giúp tác giả luận án trong việc so sánh, đánh giá vấn đề mà tác giả luận án nghiên cứu.

Những năm gần đây, lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn trong đó có những vấn đề về quân đội như tổ chức, phiên chế trong quân đội, khí tài, hệ thống phòng thủ đã được giới sử học đề cập tới trong những bộ thông sử cũng như trong các bài nghiên cứu. Liên quan trực tiếp tới vấn đề chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quân đội đã có một số bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với quân đội một cách hệ thống và toàn diện còn là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Nguồn sử liệu chính sử được biên soạn dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là nguồn tư liệu chính cho nội dung của luận án. Bên cạnh đó, luận án còn kế thừa, tham khảo những tư liệu, các bài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án làm cơ sở cho việc đánh giá, nhận định về đặc điểm chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí