cho tác giả từ sự kiện cụ thể có thể rút ra những luận điểm khái quát, đánh giá một vấn đề trong chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quân đội cũng như thấy được sự thay đổi của nó như thế nào qua các thời kì hoặc qua các triều vua. Từ đó, giúp tác giả có thể đánh giá ý nghĩa, tác động của các chính sách đối với võ quan, binh lính cũng như ảnh hưởng của nó đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh- quốc phòng.
5. Đóng góp của luận án
Đề tài có những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn như sau:
- Luận án là công trình chuyên sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về cơ sở hình thành và những nhân tố tác động đến những chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội giai đoạn 1802-1884.
- Luận án tái hiện lại quá trình ban hành, nội dung, biện pháp thực thi chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn thông qua các nguồn tư liệu thư tịch và tư liệu chính sử viết về vương triều Nguyễn.
- Từ những nội dung của chính sách, luận án đưa ra những nhận xét, so sánh về đặc điểm của chế độ đãi ngộ dành cho quân đội và đánh giá những tác động, hạn chế của chính sách này đối với chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam đương thời.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX ở các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các trường trung học phổ thông trên cả nước.
6. ết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án dự kiến được trình bày trong 5 chương:
Có thể bạn quan tâm!
- Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 1
- Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 2
- Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Quân Đội Dưới Triều Nguyễn
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Nghiên Cứu Đề Tài
- Các Nước Trên Thế Giới Chịu Ảnh Hưởng Bởi Sự Phát Triển Của Chủ Nghĩa Tư Bản
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và nguồn tư liệu.
Đây là chương giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài nghiên cứu; khái quát về các nguồn tư liệu tham khảo; những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề tiếp tục được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Bối cảnh lịch sử và tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương này trình bày những yếu tố tác động và cơ sở của chính sách đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884. Nội dung của chương đề cập đến các vấn đề: bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước; cơ cấu tổ chức, lực lượng và nhiệm vụ của quân đội của triều Nguyễn.
Chương 3. Chế độ đãi ngộ đối với võ quan dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Đây là chương trình bày chế độ đãi ngộ bao gồm chính sách đãi ngộ bằng lương của triều Nguyễn dành cho võ quan giai đoạn 1802-1884. Về lương, gồm lương cho võ quan đương nhiệm và về hưu. Đãi ngộ ngoài lương gồm phụ cấp, trợ cấp và khen thưởng. Đây là những khoản ban cấp của nhà nước cho võ quan khi đi làm nhiệm vụ.
Chương 4. Chế độ đãi ngộ đối với binh lính dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Đây là chương trình bày về chế độ lương của binh lính cũng như những khoản phụ cấp cho binh lính khi đi làm nhiệm vụ đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có khí hậu khắc nghiệt. Khi bị ốm đau, trận thương trận vong được nhà nước trợ cấp tiền, gạo, thuốc men hoặc mai táng. Những binh lính hoàn thành tốt nhiệm vụ được triều đình khen thưởng.
Chương 5. Nhận xét, đánh giá về chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884.
Từ những nội dung cụ thể đã trình bày ở chương 3 và chương 4, chương này rút ra nhận xét về sự kế thừa và hoàn thiện trong chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn so với các triều đại trước cũng như sự thay đổi trong chính sách đãi ngộ của chính vương triều này đối với quân đội trước và sau năm 1858. Qua đó, tác giả rút ra một số đặc điểm và nhận xét về những tác động tích cực và hạn chế của chính sách đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyền dành cho quân đội đối với kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong thế kỷ XIX.
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ IỆU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về triều Nguyễn là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước. Liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quân đội triều Nguyễn nói chung và chế độ đãi ngộ cho quân đội của triều Nguyễn nói riêng có thể kể đến một số công trình dưới đây:
1.1.1. Một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Ở phương Tây, Alexander Barton Woodside (1971) cách đây gần nửa thế kỉ đã cho xuất bản cuốn Vietnam and the Chinese model: A comparative study of Nguyễn and Ch’ing civil government in the first half of the nineteenth century (Việt Nam và mô hình Trung Hoa - Một nghiên cứu so sánh giữa chính quyền Việt Nam với chính quyền Trung Hoa trong nửa đầu thế kỷ 19) do nhà xuất bản Đại học Harvard ấn hành. Với công trình này, Alexander Woodside đã đi sâu nghiên cứu và đối sánh về tổ chức bộ máy, hệ thống quan lại và các chế độ tuyển bổ, thi cử của triều Nguyễn. Phần liên quan đến tài chính, lương bổng cho quân đội chưa có điều kiện đề cập rõ song công trình này cũng gợi mở nhiều điều cho tác giả khi muốn so sánh mô hình tổ chức nói chung và cũng như cá chính sách dành cho quân đội của hai nhà nước nói riêng.
Trong bài viết “Politics and society in Viet nam during the early Nguyen period (1802-62)” của tác giả R.B.Smith (1974) trên tạp chí Journal of the Royal Asiatic Society, số 2, tháng 7 năm 1974, trang 153 – 169 cũng đã đề cập tới một số khía cạnh của chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với võ quan.
Trong bài viết này, để nhằm sáng tỏ đặc điểm của chế độ chính trị của vương triều Nguyễn thông qua mối quan hệ giữa mục đích cầm quyền với việc sử dụng quan lại một số võ quan đã được tác giả nhắc tới trong bài viết tiêu biểu là Nguyễn Công Trứ và Trương Minh Giảng. Đây là hai võ quan có công lao lớn đối với triều Nguyễn trong công cuộc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống lại triều đình ở Bắc kỳ và Nam Kỳ. Thông qua hành trạng thăng trầm của hai vị võ quan được đề cập trong bài viết, tác giả có cách nhìn nhận khách quan về chế độ thưởng phạt của các vua triều Nguyễn đối với võ quan khi lập công cũng như phạm tội.
Tác giả bài viết cũng đề cập đến Lê Quang Định (1759-1813), người có công đối đánh Tây Sơn ở Gia Định được vua Gia Long phong làm thượng thư đầu tiên của bộ Binh dưới triều Nguyễn. Đây là dẫn chứng sinh động thể hiện chính sách đối với công thần của triều Nguyễn.
Ngoài ra, trong bài viết tác giả cũng đưa ra một số dữ liệu về tổ chức và quy mô của quân đội triều. Về quy mộ, tác giả dẫn lời của một học giả cho rằng năm 1823 quy mô quân đội của triều Nguyễn có lẽ không vượt quá 40.000 người trong đó có khoảng 150.000 người được trang bị vũ khí. Quân đội tăng lên trong những năm 1830, nhưng vào thời điểm Pháp xâm lược năm 1858, số lượng quân giảm xuống. Đây là những thông tin quan trọng để tác giả luận án đánh đánh giá sự biến động về số lượng quân đội dưới triều Nguyễn và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội.
Tác giả Nola Cooke (1999) với bài viết “Southern regionalism and the composition of the Nguyen ruling elite (1802-83)” in trên tạp chí Asian Studies Review số 2 tháng 6 nằm 1999 trang 205-231cũng đã đề cập đến chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với võ quan triều Nguyễn. Dựa trên số liệu và dẫn chứng trong các tư liệu về lịch sử và giáo dục của triều Nguyễn như: Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên, Quốc triều hương khoa lục tác giả nói lên lên sự ưu ái của triều Nguyễn đối với quan lại có quê quán ở các tỉnh thuộc từ Đàng Trong trở vào nhất là các tỉnh Nam kỳ từ những năm 30 của thế kỷ XIX trở về trước. Chính sách đó bao gồm: ưu ái cho con cái các công thần (đãi ngộ cho con trai của công thần có công được phép chọn địa điểm thi dưới thời vua Gia Long); một số quan lại có quyền lực trong bộ máy hành chính xuất thân là những người không hoặc đỗ đạt thấp trong khoa cử; tỉ lệ đỗ đạt ở các miền vùng (khác Nam kỳ) qua các trường thi triều Nguyễn không tỉ lệ thuận với tỉ lệ số người làm quan trong triều đình.
Những số liệu trên là cơ sở để tác giả đưa ra những nhận xét và kết luận về chính sách đãi ngộ đối với công thần của triều Nguyễn nhất là đối với bộ phận võ quan trong quân đội.
Công trình nghiên cứu “The last emperors of Vietnam: from Tu Duc to Bao Dai” của tạp chí Contributions in Asian studies số 7 năm 2000 nằm trong các chuyên đề về Việt Nam thế kỷ XIX, XX của nhà xuất bản Greenwood, Mỹ của tác giả Oscar Chapuis đã đề cập đến tình hình chính trị và xã hội dưới các triều vua từ
vua Tự Đức đến vua Bảo Đại. Trong nội dung viết về triều vua Tự Đức, tác giả đưa ra những dẫn chứng bối cảnh triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược. Thay lời kết luận tác giả dẫn lời kết luận của Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam sử lược, cho rằng sự túng quẫn, thiếu thốn, thiên tai, ngoại xâm, sự bất lực của chính quyền vào cuối thời Tự Đức là những nguyên nhân khiến nước Việt Nam suy tàn. Những nội dung về số lượng quân đội triều Nguyễn sau khi mất 3 tỉnh miền
Đông Nam kỳ mà tác giả bài viết đề cập đến là những nội dung liên quan trực tiếp tới đề tài.
Tác giả cho rằng, quân đội sau khi tuyển vào năm 1862, chỉ 10% quân đội được trang bị súng hỏa mai; huấn luyện diễn ra mỗi năm một lần, trong đó mỗi người lính chỉ nhận được sáu viên đạn, và nếu anh ta bắn nhiều hơn chỉ tiêu được giao này, anh ta phải trả cho phần chênh lệch. Lực lượng quân lính được điều động từ Bắc Kỳ vào Nam kỳ tuy nhiên số quân lính có mặt ở Nam kỳ cùng triều đình tham gia chiến đấu trên thực tế nhỏ hơn ghi chép của triều đình. Tác giả dẫn số liệu cho rằng: số binh lính theo ghi chép có 119.000 được sai phái vào Nam Kỳ, nhưng thực tế chỉ có 39.000 người có mặt. Khi Pháp tấn công Gia Định, lực lượng quân đội triều Nguyễn chỉ có 7.000 binh sĩ thay vì 12.000 như báo cáo. Không quân dự trữ nên trong trường hợp có thương vong, các sĩ quan quân đội sẽ đến những ngôi làng gần đó để tuyển quân thay thế. [14; 205] Ngoài ra, tác giả cũng đề cập cụ thể số binh lính và các hoạt động chống Pháp của quân đội triều đình kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng. Cụ thể ở Đà Nẵng có 2.000 quân do Lê Đình Lý và 10.000 quân của Nguyễn Tri Phương.
Những con số về số lượng quân lính trên một mặt thấy được số lượng tiền và lương thực để phụ cấp cho binh lính đi làm nhiệm vụ đồng thời cũng đánh giá được những khó khăn về lực lượng của quân đội triều Nguyễn trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.
Frédéric Mantienne (2003) với bài viết The transfer of Western military technology to Vietnam in the late eighteenth and early nineteenth centuries: the case of the Nguyen (Sự chuyển giao kĩ nghệ phương Tây cho Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX: Trường hợp vương triều Nguyễn”) đăng trên Journal of Southeast Asian Studies tập 34, số 3, trang 519-534, đã giới thiệu về hệ thống gồm 32 thành trì của Việt Nam được xây dựng theo kỹ thuật quân sự của
phương Tây trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Tác giả cũng đề cập đến việc vua Gia Long thời Nguyễn đã nỗ lực học kĩ thuật đóng tàu của phương Tây và còn mong muốn đóng được tàu chạy bằng hơi nước tân tiến nhất thời bấy giờ (dù không thành công).
Theo tác giả, cùng với tiếp cận mới về kĩ thuật, triều Nguyễn đã xây dựng được một lực lượng thủy quân “thông thạo kĩ thuật hàng hải” vào nửa đầu thế kỉ XIX mà có thể đánh giá chủ quan rằng “Việt Nam đã có một hải quân hùng mạnh nhất Đông Nam Á” (?!). Nghiên cứu của Frédéric Mantienne (2003) tuy không trực tiếp đề cập đến vấn đề nghiên cứu của luận án song đã cung cấp thêm một góc nhìn khác để tác giả có cơ sở tìm hiểu kĩ hơn về tổ chức quân đội và sự chi dùng, đầu tư của nhà Nguyễn cho quân đội (đặc biệt là lực lượng thủy quân) vào đầu thế kỉ XIX.
Tác giả Keith Weller Taylor (2013) với cuốn sách A history of the Vietnamese (Lịch sử của người Việt Nam), Cambridge University Press, Cambridge đã đề cập tới việc khen thưởng đối với võ quan của vua Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) vào năm 1467, [202; 347] và chính sách đãi ngộ dành cho con cháu công thần có công với vương triều [202; 351]. Tuy không trực tiếp đề cập đến chính sách đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn nhưng những đề cập của Keith Weller Taylor giúp tác giả luận án có thể tham khảo trong việc đánh giá tính kế thừa của chính sách đãi ngộ dành cho quân đội của vương triều Nguyễn.
George Dutton (2016) với bài viết“From civil war to uncivil peace the Vietnamese army and the early Nguyễn state (1802–1841)”(Từ nội chiến đến hòa bình, quân đội Việt Nam và giai đoạn đầu của triều Nguyễn (1802 - 1841) đăng trên South East Asia Research số tháng 6/2016 là công trình nghiên cứu thể hiện cách tiếp cận riêng của tác giả khi nhìn nhận về lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Bài viết chủ yếu nói về kết cục của cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn, tuy đã có những nhận định nhất định song chưa có điều kiện bàn sâu về quân đội cùng chính sách lương bổng cho quân đội triều Nguyễn.
1.1.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước.
Nghiên cứu về triều Nguyễn ngày càng được giới sử học trong nước quan tâm. Đã có nhiều công trình tìm hiểu các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của vương
triều Nguyễn đã ra đời. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ xin đề cập đến những nghiên cứu ít nhiều có liên quan tới nội dung của luận án.
1.1.2.1. Nghiên cứu về tổ chức quân đội triều Nguyễn
Có nhiều công trình nghiên cứu về quân đội triều Nguyễn nói chung, tổ chức và trang bị quân đội dưới triều Nguyễn nói riêng. Trong những công trình nghiên cứu này, có thể đề cập đến một số công trình sau:
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam sử lược (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2008) của Trần Trọng Kim là tác phẩm thông sử đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ đã dành nhiều trang viết về triều Nguyễn. Trong phần viết về binh chế thời vua Tự Đức, tác giả dành một đoạn ngắn để giới thiệu về phiên chế, tập luyện và trang bị của quân đội dưới triều Nguyễn với góc nhìn khá quan ngại về sự lạc hậu, yếu kém trong tổ chức quân đội và bố phòng. Tác giả kết luận:“Quân lính như thế, binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng, mỗi đội chỉ để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không lấy gì mà chống đỡ được” [139; 472].
Tác giả Phan Khoang (1948) trong cuốn Việt – Pháp bang giao sử (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX), Huế được coi là cuốn sách đầu tiên sau cách mạng tháng Tám đã đề cập đến binh chế của nước Đại Nam thời Tự Đức (đến năm 1858). Nguyễn Tường Phượng (1950) với cuốn Lược khảo binh chế Việt Nam qua các triều đại (Nxb Ngày mai, Hà Nội) đề cập đến binh chế thời quân chủ nước ta từ thời Đinh đến triều Nguyễn. Về binh chế triều Nguyễn, tác giả đã đề cập đến vấn đề: tổ chức quân đội, lực lượng quân đội, các binh chủng, vũ khí, quân phục, luật lệ trong quân đội. Nhận xét về binh chế triều Nguyễn tác giả cho rằng:“Binh chế Việt Nam tổ chức thật là khôn ngoan”[161; 86].
Sau năm 1975, những vấn đề cụ thể về quân đội triều Nguyễn như tổ chức phiên chế, hệ thống phòng thủ và chế độ đãi ngộ được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết đăng trên các tạp chí và sách chuyên khảo, tham khảo.
Thứ nhất, nghiên cứu về tổ chức quân đội:
Nội dung này được để cập đến với 2 khía cạnh: tổ chức quân đội triều Nguyễn nói chung, tổ chức quân đội của một triều vua cụ thể.
Về tổ chức của quân đội triều Nguyễn, bài viết của tác giả Đỗ Văn Ninh (1993) về “Quân đội nhà Nguyễn” là một trong những khảo cứu về tổ chức quân đội triều Nguyễn được công bố sớm nhất trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6. Nội
dung quan trọng nhất là của bài viết là hệ thống phòng thủ và trang bị của Bộ binh và Thủy binh. Kết luận bài nhiên cứu, tác giả nhận định:“Tóm lại, quân đội của nhà Nguyễn thực sự là một quân đội mạnh đáng kể trong cả khu vực Đông Nam Á đương thời” [154; 53].
Từ năm 2000 đến nay, tổ chức quân đội triều Nguyễn đã được đề cập cụ thể hơn trong một số công trình nghiên cứu như cuốn sách Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) do nhà sử học Đinh Xuân Lâm chủ biên (2007). Bộ sách này gồm 14 tập, trong đó tập 8 đề cập đến hoạt động quân sự của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1896. Trước khi trình bày nội dung chính là những hoạt động quân sự, tác giả đã khái quát bối cảnh, yêu cầu trong xây dựng quân đội và sự phát triển của bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh dưới thời vua Gia Long và Minh Mệnh cũng như cách tuyển dụng quân đội dưới triều Nguyễn.
Những vấn đề chung về quân đội triều Nguyễn còn được đề cập trong một số cuốn sách khác như: Trương Thị Yến (chủ biên) (2013), Lịch sử Việt Nam, tập 5 (từ 1802-1858) (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội); Dương Đình Lập (chủ biên) (2014), Lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam, tập 2 (1400-1930) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội).
Bên cạnh đó còn có một số bài viết về tổ chức quân đội dưới từng triều vua Nguyễn. Dưới triều Gia Long có bài nghiên cứu của Hoàng Lương (2014),“Chế độ tuyển mộ và huấn luyện binh lính dưới triều Gia Long (1802-1819)” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 274). Về tổ chức tuyển và sử dụng binh lính dưới triều Minh Mệnh có nghiên cứu của Hà Duy Biển (2015) với công trình “Tổ chức và hoạt động của bộ Binh dưới triều Minh Mệnh (1820 - 1840)” (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội); Hoàng Lương (2016) với “Tuyển mộ binh lính dưới triều Minh Mệnh 1820-1840” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 297).
Về quân đội dưới triều Tự Đức có nghiên cứu của Nguyễn Trọng Minh (2016), “Tìm hiểu về quân đội triều Nguyễn giai đoạn 1858 - 1884” (Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 19, số XI). Bài viết của tác giả với những phân tích về đặc điểm của tổ chức, cách tuyển quân và lấy lính cũng như trang bị của quân đội. Đây là cơ sở để tác giả nhận định mặc dù quân đội nhà Nguyễn đã có một số cải tiến về kĩ thuật và trang bị nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đương đầu với thế lực