Phân Tích Kết Quả Cho Vay Hộ Sản Xuất Và Cá Nhân So Với Tổng Dư Nợ


- Cho vay ngành cao su: Doanh số cho vay bình quân giai đoạn 2009-2014 đạt 10.182 tỷ đồng, riêng năm 2014 đạt 12.226 tỷ đồng, dư nợ đến cuối năm đạt năm 2014 đạt 7.065 tỷ đồng. Trước đó, Doanh số cho vay năm 2013 đạt 9.304 tỷ đồng; Dư nợ đến 31/12/2013 là 6.248 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 703 tỷ đồng (+ 12,6%). Nợ xấu đến 31/12/2013 là 228 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,6%, tăng 1,7% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2014 là 3,62%.

- Cho vay ngành chăn nuôi gia súc gia cầm: Doanh số cho vay bình quân giai đoạn 2009- 2014 đạt 60.259 tỷ đồng, riêng năm 2014 đạt 65042 tỷ đồng, dư nợ đến cuối năm đạt năm 2014 đạt 73.447 tỷ đồng. Trước đó, Doanh số cho vay năm 2013 đạt 74.315 tỷ đồng; Dư nợ đến 31/12/2013 là 72.060 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 14.614 tỷ đồng (+25,4 %). Nợ xấu đến 31/12/2013 là 624 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,8%, giảm 0,2% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2014 là 1,09%.

- Cho vay chính sách hỗ trợ HSX nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Tổng dư nợ cho vay đến hết năm 2014 đạt 1.504 tỷ đồng. Trước đó, dư nợ đến 31/12/2013 là 1.362 tỷ đồng, trong đó:

+ Cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch: Đã cho 8.548 khách hàng, bao gồm 8.520 HSX, 28 doanh nghiệp vay vốn với doanh số cho vay trong năm là 271 tỷ, dư nợ cho vay đạt 785 tỷ đồng, số khách hàng được hỗ trợ là 8.548 khách hàng, số lãi đã hỗ trợ lũy kế là 151,5 tỷ đồng.

+ Cho vay áp dụng lãi suất đầu tư của Ngân hàng phát triển: Đã cho 39 khách hàng (trong đó 28 doanh nghiệp) vay vốn với doanh số cho vay trong năm là 245 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 577 tỷ đồng, số khách hàng được hỗ trợ là 39 khách hàng, số lãi đã hỗ trợ 36 tỷ đồng.

- Kết quả hoạt động đầu tư cho vay gia súc, gia cầm, bao gồm: chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 1149/KNT-TTg ngày 08/8/2012. Doanh số cho vay các hộ sản xuất năm 2014 là

35.081 tỷ đồng. Trước đó, năm 2013 doanh số là 33.450 tỷ đồng; Dư nợ thực hiện


đến ngày 31/12/2013 đạt 29.850 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 11.947 tỷ đồng (+66,7%). Đối tượng được vay vốn chủ yếu là HSX.

Nguyên nhân dư nợ cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi và thủy sản trong 2 năm 2013 - 2014 tăng mạnh là do NHNN có công văn số 210/NHNN-TD ngày 09/01/2013 bổ sung tôm vào danh mục cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ. Nợ xấu đến hết năm 2014 là 432 tỷ đồng, đến 31/12/2013 là 504 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,68%, tăng 0,4% so với năm 2012.

Số khách hàng còn dư nợ đến hết năm 2014 là 419.287 khách hàng, đến ngày 31/12/2013 đạt 413.950 khách hàng, trong đó Hộ gia đình, cá nhân 412.645 khách hàng, 180 khách hàng trang trại, Hợp tác xã và 1.125 khách hàng doanh nghiệp; Dư nợ được gia hạn đến ngày 31/12/2013 đạt 4.000 tỷ đồng, chiếm 13,4% dư nợ cho vay chăn nuôi và thủy sản (theo công văn số 1149), số khách hàng được gia hạn 12.196 khách hàng, trong đó Hộ gia đình, cá nhân là 12.117 khách hàng, trang trại, HTX là 9 khách hàng và 70 khách hàng doanh nghiệp.

Nhìn chung hoạt động cho vay gia súc, gia cầm trong thời gian vừa qua đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quan tâm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp để ổn định sản xuất. NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã triển khai quyết liệt các chính sách của Đảng, Nhà nước, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện trong hệ thống nhằm tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng.

- Kết quả cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn:

+ Doanh số cho vay bình quân giai đoạn 2009 – 2014 đạt 171.00 tỷ đồng, riêng doanh số cho vay năm 2014 đạt 209.354 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm 2013 đạt 206.898 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ đến 31/12/2013 là 2.206.816 khách hàng với số tiền 182.317 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 24.199 tỷ đồng (+15,3%). Một số chi nhánh có dư nợ tăng cao trong 03 năm triển khai thực hiện Nghị định41: Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Nam Định, Kon Tum, Phú Thọ.


+ Tổng nợ xấu đến hết năm 2014 là 2.038 tỷ đồng, đến 31/12/2013 là

2.256 tỷ đồng, Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,25%, so với năm 2012 tăng 785 tỷ đồng (+52,3%). Khu vực có dư nợ tăng cao so với 31/12/2012: Tây Nam Bộ: tăng 5.708 tỷ đồng; Đồng bằng Bắc bộ tăng 4.034 tỷ; Khu 04 cũ: tăng 4.053 tỷ đồng. Chi nhánh có dư nợ tăng cao so với 31.12.2012: Nghệ An: tỷ đồng 3.193 tỷ đồng; Nam Định: tăng 1.322 tỷ đồng; Kon Tum: tăng 1.110 tỷ đồng.

- Kết quả cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN

Doanh số cho vay các hộ gia đình bình quân giai đoạn 2009 – 2014 đạt 1.100 tỷ đồng, riêng năm 2014 đạt 1.719 tỷ đồng, Doanh số cho vay năm 2013: 1.604 tỷ đồng; Số khách hàng được hỗ trợ 32.205; Dư nợ được hỗ trợ lãi suất 1.797 tỷ đồng; Trong đó: Nợ xấu 5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,29% so với tổng dư nợ cho vay ưu đãi; Tổng số lãi suất được hỗ trợ 107 tỷ đồng lãi suất.

Dư nợ chia theo khách hàng được hỗ trợ lãi suất:

Khách hàng là HSX và cá nhân: Doanh số cho vay 1.375 tỷ đồng; Số lượt khách hàng vay 32.165; Dư nợ: 1.705 tỷ đồng; TĐ nợ xấu 4 tỷ đồng tỷ lệ 0,23%; Số lãi suất được hỗ trợ 100 tỷ đồng.

Khách hàng Doanh nghiệp và HTX: Doanh số cho vay 227 tỷ đồng; Số lượt khách hàng vay 38; Dư nợ 92 tỷ đồng; Số lãi suất được hỗ trợ 6 tỷ đồng.

- Kết quả cho vay xây dựng nông thôn mới:

+ Doanh số cho vay từ khi thực hiện đến hết năm 2014 là 131.296 tỷ đồng, đến 31/12/2013 là: 122.621 tỷ đồng. Dư nợ 51.513 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 569.482 khách hàng, nợ xấu: 288 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 0,56%.

- Kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở hộ gia đình theo Thông tư số 11 của Ngân hàng Nhà nước, triển khai cho vay từ 01/6/2013, cụ thể: Doanh số cho vay năm 2014 đạt 51 tỷ đồng, năm 2013 là 60,7 tỷ đồng, số khách hàng đã giải ngân 142 khách hàng. Dư nợ thực hiện đến 31/12/2013 là 60 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 142 khách hàng.

- Kết quả cho vay HSX có người đi xuất khẩu lao động:


+ Dư nợ đến hết năm 2014 là 106 tỷ đồng, đến 31/12/2013 là 105 tỷ đồng, chiếm 0,36% so với tổng dư nợ cho vay HSX và cá nhân; tăng so với năm 2012 là 12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 12,6%; nợ xấu 4,4 tỷ đồng, bằng 4,19%; số khách hàng đang có dư nợ: 2.910 khách hàng, dư nợ bình quân 36 triệu đồng/khách hàng.

- Cho vay HSX đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ theo Quyết định số 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ:

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ tại Quảng Ngãi, với sự vào cuộc tích cực của các Bộ, Ban, Ngành liên quan, những khó khăn vướng mắc từng bước được tháo gỡ. Ngày 26/11/2013, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt phương án đóng tàu vỏ thép lưới vay rút chì và phương án đóng tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Công ty cổ phần thủy sản Lý Sơn. NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Quảng Ngãi đã nhận được 02 Quyết định trên và đang tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi. [23]

2.2.6. Phân tích kết quả cho vay hộ sản xuất và cá nhân so với tổng dư nợ

Như phần lời nói đầu tại mục tính cấp thiết của đề tài, cũng như trong phần đầu Chương 2 Luận án đã đề cập, trong những năm gần đây để tăng cường chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống, NHNo&PTNT Việt Nam xác định gắn bó với đối tượng khách hàng truyền thống là HSX, tăng tỷ trọng cho vay đối tượng khách hàng này, chuyển hướng mạnh sang cho vay nông nghiệp - nông thôn mà HSX là lực lượng chủ yếu. Đây là nền tảng đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Thời điểm gần nhất được xem xét, đó là đến hết năm 2014, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đạt 338.632 tỷ đồng, tăng 39.972 tỷ đồng so với cuối năm 2013. Trước đó đến 31/12/2013, dư nợ cho vay HSX và Cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam đạt 298.650 tỷ đồng tăng 53.129 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 21,6% so với 31/12/2012; Số khách hàng còn dư nợ là 3.541.531 khách hàng, tăng so với 31/12/2012 là 327.996 khách hàng. Số liệu diễn biến trong cả giai đoạn 2009 -


2014 của NHNo&PTNT Việt Nam dưới đây cho thấy rõ xu hướng diễn biến cho vay HSX.

Bảng số 2.7: Dư nợ cho vay HSX của NHNo&PTNT Việt Nam so với tổng dư nợ giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng dư nợ

354.112

414.755

443.476

480.452

530.600

605.324

Dư nợ cho vay

HSX và Cá nhân


182.945


201.203


211.964


245.481


298,650


338.632

Tỷ lệ cho vay HSX so với tổng

dư nợ


51,66%


45,34%


47,79%


51,09%


56,23%


55,94%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 10

(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014) [23]

Hàng năm dư nợ cho vay HSX chiếm khoảng 50% so với tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam và có xu hướng tăng lên, đỉnh cao là năm 2014 gần 56% và năm 2013 lên tới trên 56%. Điều đó cho thấy cho vay HSX có vai trò rất quan trọng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Hầu hết các khu vực đều có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, khu vực có dư nợ tăng trưởng mạnh: Khu vực Miền núi cao - Biên giới 35,7%, Khu 4 cũ 27,6%, Tây Nguyên 24,9%.

Cơ cấu dư nợ HSX và cá nhân theo loại tiền tệ: Dư nợ cho vay bằng VNĐ đến hết năm 2014 là 338.632 tỷ đồng, toàn bộ bằng nội tệ. Trước đó, đến 31/12/2013 là 298.578 tỷ đồng VND và dư nợ cho vay bằng vàng và ngoại tệ (qui đổi) là 72 tỷ đồng.

Cơ cấu dư nợ HSX và Cá nhân theo thời hạn cho vay: Đến hết năm 2014, tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 65,1% và trung dài hạn chiếm 34,9%. Trước đó, dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2013 là 198.589 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,5% tổng dư nợ HSX và Cá nhân, tăng 30.667 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18,3% so với 31/12/2012. Dư nợ


trung, dài hạn đến 31/12/2013 là 100.061 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,5% tổng dư nợ HSX và Cá nhân, tăng 22.461 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 28,9% so với 31/12/2012. [23]

2.2.7. Phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng vốn hộ sản xuất

Để thấy rõ hơn chất lượng cho vay HSX, có thể tham khảo diễn biến tỷ lệ nợ xấu ở bảng dưới đây.

Bảng số 2.8: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu cho vay HSX theo khu vực các năm

2010 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng



TÊN KHU VỰC

2010

2011

2012

2013

2014


Dư nợ

Nợ xấu


Dư nợ

Nợ xấu


Dư nợ


Nợ xấu


Dư nợ

Nợ xấu

Nợ xấu

Khu vực miền núi cao - Biên giới phía

Bắc


6.991


51


7,339


54


10,834


61


14,706


70


75

Khu vực Trung du Bắc bộ


18.533


159


19.449


182


22,404


212


27,712


252

271

Khu vực thành phố

Hà Nội


12.447


377


13.214


394


15,137


443


18,263


605


651

Khu vực Đồng bằng Bắc bộ


25.439


204


28.923


228


34,377


265


42,039


382


458

Khu vực Khu 04 cũ

21.659

113

22.774

122

26,303

138

33,567

145

162

Khu vực Duyên hải Miền Trung


13.891


148


13.992


161


16,480


205


20,462


193

214

Khu vực Tây Nguyên


20.882


254


21.994


276


25,019


303


31,265


368


424

Khu vực Thành phố HCM


15.448


1.188


16.186


1.255


17,381


1,307


18,593


1,670


1.565

Khu vực Đông Nam Bộ


18..229


162


19,130


189


23,183


232


28,452


257

311

Khu vực Tây Nam

bộ


47.684


522


48.958


545


54,403


612


63,591


641


709


Toàn quốc


201.203


3.178


211.964


3.406


245,481


3,778


298,650


4,582


4.840


(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014) [23]


Trong các năm 2009 - 2012 quy mô nợ xấu cho vay HSX của NHNo&PTNT Việt Nam không ngừng tăng lên, nhưng có xu hướng giảm trong các năm 2013- 2014. Đến hết năm 2014, dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 338.632 tỷ đồng,, nợ xấu là 4.840 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% , giảm nhẹ so với tỷ lệ 1,51% của năm 2013.

2.2.8. Phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn của của các tổ chức đoàn thể

Thời điểm gần nhất đó là hết năm 2014, tỷ lệ nơ xấu cho vay thông qua các tổ của các đoàn thể của NHNo&PTNT Việt Nam bình quân là 1,19%. Số liệu chi tiết hơn ở thời điểm hết năm 2013, nợ xấu cho vay thông qua tổ vay vốn Hội Nông dân là 216 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,46%, tăng 0,06% so với năm 2012. Nợ xấu cho vay thông qua tổ vay vốn Hội Phụ nữ là 59 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,26%, tăng 0,03% so với năm 2012. Nợ xấu của tổ vay vốn do thôn, đội sản xuất làm tín chấp là 112 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,23%, giảm so với năm 2012 là 0,02%.

- Chi nhánh có dư nợ cao cho vay vốn HSX: Chi nhánh Phú Thọ, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định, Hà Tây, Bình Phước Bạc Liệu,...

- Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ của các năm 2013 - 2014 chậm hơn các năm 2009 - 2012, đó là về cơ bản hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một điều kiện cần để hộ dân có thể thế chấp tài sản vay với lượng vốn lớn hơn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn; hoạt động của tổ vay vốn đơn điệu, không có hoạt động lồng ghép như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hay các hoạt động chuyển giao kinh nghiệm, do vậy, không khuyến khích, thu hút được các hộ dân tham gia tổ vay vốn; tình hình tài chính của một số chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trong năm gặp khó khăn nên việc phải chi một khoản hoa hồng cho tổ vay vốn và các cấp Hội cũng là vấn đề mà các chi nhánh phải cân nhắc.

Để thấy rõ hơn thực trạng cho vay vốn HSX, Luận án xin phân tích thêm số liệu của năm 2012. Đến 31/12/2012, dư nợ cho vay HSX, cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam đạt 245.480 tỷ đồng, chiếm 67% tổng dư nợ đối với lĩnh


vực nông nghiệp – nông thôn (và chiếm 51,1 %/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế), tăng 33.516 tỷ đồng (tăng 15,81%) so với 31/12/2011, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, tốc độ tăng 15,81%; tăng so với năm 2010 là 44.280 tỷ đồng. Trong dư nợ cho vay HSX dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn phối hợp với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ là 17.814 tỷ đồng, tăng 2.045 tỷ đồng, (tăng 12,79 %) so với năm 2011. Trong đó:

+ Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn của Hội Nông dân: 13.568 tỷ đồng, tăng

1.424 tỷ đồng (+11,7%) so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ thông qua tổ vay vốn do Hội Nông dân làm tín chấp là 1,4%, tăng 0,2% so với năm 2011.

+ Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn của Hội Phụ nữ: 4.246 tỷ đồng, tăng 621 tỷ đồng (+17%) so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ thông qua tổ vay vốn do Hội Phụ nữ làm tín chấp là 1,23%, tăng 0,03% so với năm 2011. [23]

2.2.9. Phân tích chất lượng tín dụng hộ sản hộ sản xuất tại một số chi nhánh ở các vùng kinh tế khác nhau

2.2.9.1. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh miền Đông Nam bộ, sản xuất nông nghiệp được thực hiện chủ yếu bởi các hộ gia đình, kể cả các hộ cán bộ, công nhân viên của các Nông trường (nay là các Công ty cao su). Cũng do vậy, vốn tín dụng NHTM đầu tư cho phát triển nông nghiệp – nông thôn được thực hiện chủ yếu thông qua HSX. Đối tượng cho vay vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước cũng chủ yếu là HSX. Tính đến hết năm 2012, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước đạt dư nợ cho vay vốn HSX là 6.359 tỷ đồng, tăng 1.473 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tỷ lệ tăng 30,53%, chiếm tỷ trọng 81,36% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của HSX là 0,91% so với tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh là 1,11%.

Đến hết năm 2013, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước có quy mô dư nợ HSX cá nhân đạt 7.580 tỷ đồng, tăng 1.221 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 19,20%, chiếm tỷ trọng 82,17% so với tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của hộ HSX là 0,98%, so với tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh là 1,14%..


Đến hết năm 2014, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước có quy mô dư nợ HSX cá nhân đạt 8.290 tỷ đồng, tăng 710 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của hộ HSX là 0,92%., giảm nhẹ so với năm 2013, so với tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh là 1,12%..

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước trong các năm 2009 – 2014 của đều dưới 1% và thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh từ 0,1 đến 0,2%. Vốn tín dụng ngân hàng được các HSX đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm,… tạo việc làm ổn định tại chỗ và nâng cao thu nhập.

(Nguồn: NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Phước (2009-2014) [35]

Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước:

Một là, tuân thủ nghiêm túc quy trình tín dụng HSX của NHNo&PTNT Việt Nam, đặc biệt là khâu thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng.

Hai là, thường xuyên nắm bắt dự báo diễn biến thị trường các lĩnh vực sản xuất của kinh tế hộ sản xuất tại Bình Phước. Bởi vì đối tượng vay vốn của các hộ sản xuất phần lớn là đầu tư cho cao su, hồ tiêu, chăn nuôi lợn và gà, vận tải, chế biến gỗ,… Đây là các lĩnh vực thường có biến động về giá cả thị trường trong những năm qua. Trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh định hướng cho vay cũng như tư vấn cho hộ sản xuất khi lập phương án vay vốn Ngân hàng.

Ba là, cán bộ tín dụng kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất, cùng chủ gia đình bàn hướng xử lý khó khăn khi gặp phải những rủi ro bất kháng.

2.2.9.2. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắc Lắc

Tương tự như Bình Phước, tại Đắc Lắc, hoạt động đầu tư vốn vay NHTM cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu, chăn nuôi, làm dịch vụ,…của cá nhân, hộ gia đình . Do đó,


HSX là đối tượng vay vốn đầu tư cho nông nghiệp – nông thôn của các NHTM nói chung, của NHNo&PTNT nói riêng chủ yếu là HSX.

Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắc Lắc hoạt động ở một tỉnh lớn nhất của vùng Tây Nguyên, tính đến hết năm 2014, đạt tổng dư nợ nền kinh tế đạt 10.890 tỷ đồng, trong đó dư nợ hộ sản xuất và cá nhân đạt 9.089 tỷ đồng. Trước đó, đến hết năm 2013 dư nợ đạt: 9.691 tỷ đồng; trong đó: Dư nợ cho vay HSX và Cá nhân:

8.138 tỷ đồng, chiếm 84,4% tổng dư nợ, tăng 957 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng là 13% và tăng 2.652 tỷ đồng, so với thời điểm 30/06/2010, tốc độ tăng trưởng 48%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay HSX đến hết năm 2013 của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắc Lắc là 1,12% so với tổng dư nợ, tỷ lệ này của năm 2014 là 1,1%, giảm nhẹ so với năm 2013.

Vốn tín dụng ngân hàng được các HSX đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp có thế mạnh ở địa phương, như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều; cây ăn quả; phát triển chăn nuôi lợn, bò, cá và gia cầm; phát triển kinh doanh dịch vụ… tạo việc làm ổn định tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người dân nói chung, trong đó có số đông HSX vay vốn là đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất trong giai đoạn 2009 – 2014 bình quân của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắc Lắc chỉ là 1,29%, thấp hơn từ 0,3% đến 1% so với tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp.

[Nguồn: NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Đắc Lắc (2009 – 2014) [37]

Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắc Lắc:

Một là, đầu tư vốn cho hộ sản xuất phải đúng quy hoạch của địa phương, không cho vay phát triển tràn lan hay đầu tư phát triển nóng của hộ gia đình theo kiểu phong trào.

Hai là, chú trong khâu phân loại chấm điểm, xếp hạng khách hàng vay vốn hộ sản xuất, đặc biệt là yếu tố uy tín trong quan hệ tín dụng, kinh nghiệm sản xuất ở địa phương.


Ba là, hạn chế cho vay thương mại đầu cơ cà phê, đầu cơ hồ tiêu,… nắm chắc đầu ra và khả năng tiêu thụ trong phương án vay vốn của khách hàng.

Bốn là, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất.

2.2.9.3. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu

Kinh tế nông nghiệp – nông thôn của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là lúa gạo, nuôi thủy hải sản, cây ăn quả, chăn nuôi… hầu hết do các hộ gia đình thực hiện, đây là đối tượng vay vốn đông đảo nhất của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu.

Tính đến hết năm 2014, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu đạt dư nợ cho vay vốn HSX, cá nhân trên địa bàn 7.119 tỷ đồng, trước đó, đến hết năm 2013 đạt 6.420 tỷ đồng (trong đó có 137.929 khách hàng còn nợ) chiếm 73,4%/tổng dư nợ; tăng 54,4% so với năm 2010, mức tăng bình quân 17,49%/năm, tỷ lệ nợ xấu là 1,42%, thấp nhất so với các thành phần kinh tế đang dư nợ của Chi nhánh.

Tính bình quân chung tỷ lệ nợ xấu cho vay vốn HSX của chi nhánh trong giai đoạn 2009 – 2014 là 1,81%, thấp hơn từ 0,3% đến 1,1% so với tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp. Vốn tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu được HSX đầu tư cho thâm canh lúa, tôm, cá, chế biến thủy hải sản, trồng cây ăn quả và phát triển ngành nghề khác ở nông thôn.

(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bạc Liêu (2009-2014) [33]

Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu:

Một là, sử dụng hiệu quả kênh thông tin tín dụng cũng như tình hình vay vốn của Hộ sản xuất đối với các TCTD khác trên địa bàn, nhất là những hộ nuôi tôm, có dư nợ lớn.

Hai là, thực hiện kiểm tra chéo giữa các chi nhánh huyện, thị xã; đồng thời hội sở Ngân hàng tỉnh cũng thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm.


Ba là, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương thực hiện tốt Nghị định 41/2010 của Chính phủ về cho vay phát triển nông nghiệp – nông thôn nói chung và cho vay vốn Hộ sản xuất nói riêng.

Bốn là, chú trọng thực hiện cho vay qua các đầu mối liên kết giữa hộ sản xuất và các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu tư.

2.2.9.4. Kết quả nghiên cứu cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây

Tỉnh Hà Tây (cũ) và các huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây trước đây nay thuộc Hà Nội có kinh tế hộ khá phát triển trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống ở nông thôn, chăn nuôi, thâm canh lúa, trồng rau màu,… Các sản phẩm của kinh tế hộ cung cấp cho xuất khẩu, thị trường nội thành phố Hà Nội, các khu công nghiệp lân cận,… hàng năm thu hút một khối lượng lớn vốn tín dụng NHTM, trong đó chủ lực là của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây.

Đây là một Chi nhánh có quy mô dư nợ cho vay nói chung và cho vay vốn HSX nói riêng đứng hàng đầu trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay HSX và Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Hà Tây giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị


Cho vay Doanh nghiệp


2.577


34,77


2.857


34,56


2.944


32,7


3.336


33


3.712


34,4


3.982


Cho vay HSX, Cá nhân


4.833


65,23


5.413


65,44


6.061


67,3


6.817


67


7.126


65,6


8.021

(Nguồn: NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (2009-2014) [36]

Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế cho thấy: Giai đoạn 2009 - 2014 cho vay HSX và khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay, đến hết năm 2014 chiếm tỷ lệ 66,82% tổng dư nợ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022