- Phương thức chưa đa dạng và đối tượng cho vay cũng còn bó hẹp, chưa phù hợp với thực tiễn
Trong các quy định nội bộ, NHNo&PTNT Việt Nam chưa căn cứ vào từng đối tượng sản xuất để cho các chi nhánh chủ động lựa chọn đưa ra phương thức cho vay phù hợp đối với HSX. Ngoài phương thức cho vay từng lần thì NHNo&PTNT Việt Nam chưa áp dụng đa dạng hóa các phương thức cho vay như: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp,… nhất là cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay lưu vụ.
Trong hoạt động cho vay kinh tế hộ sản xuất hiện nay, các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam thường đầu tư theo một vài đối tượng nhất định với nguồn vốn nhất định, dẫn đến việc sử dụng vốn của các hộ sản xuất là rất khó khăn, kéo theo việc thường chuyển mục đích sử dụng vốn vào đối tượng khác mà ngân hàng khó kiểm soát được dễ dẫn đến rủi ro.
- Công tác kiểm tra kiểm soát và chỉ đạo điều hành chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn:
Cơ cấu tổ chức còn chưa đồng bộ với việc thay đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ. Hoạt động chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập: cách phân công hiện nay dẫn đến một số giám đốc chi nhánh cơ sở ít quan tâm đến hoạt động tín dụng hàng ngày, thường một phó giám đốc phụ trách điều hành hoạt động tín dụng trong phạm vi phân cấp phán quyết được giao.
Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý vốn vay tại các chi nhánh cấp 1 và cấp 2 làm chưa tốt, nên các tồn tại, sai sót không phát hiện kịp thời dẫn đến rủi ro tín dụng. Công tác kiểm tra - kiểm soát hiệu quả chưa cao, nặng về hình thức, chưa hỗ trợ cho hoạt động tín dụng. Nhiều chính sách chưa được ban hành hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời và hệ thống hóa thành quy định chung để thực hiện như: chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh, chính sách lãi suất…
Thiếu linh hoạt, cơ chế điều chuyển vốn nội bộ và cơ chế giao các chỉ tiêu khoán kinh doanh vẫn cứng nhắc. Các chi nhánh NHNo&PTNT vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung,... có đông HSX, sử dụng vốn vay có hiệu quả, nhưng thường thiếu vốn phải xin chỉ tiêu điều
hòa vốn từ Trung ương. Tuy nhiên NHNo&PTNT Việt Nam thiếu linh hoạt trong điều hòa vốn cũng như giao một số chỉ tiêu kinh doanh, do đó việc đáp ứng nhu cầu mở rộng có chất lượng hoạt động cho vay vốn HSX tại các vùng này chưa được đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Kết Quả Cho Vay Hộ Sản Xuất Và Cá Nhân So Với Tổng Dư Nợ
- Phân Tích Kết Quả Nghiên Cứu Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Giồng Trôm Tỉnh Bến Tre Theo
- Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 12
- Mục Tiêu, Định Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Định Hướng Mở Rộng Và Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Của Nhno&ptnt Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Tăng Cường Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Gắn Với Hoàn Thiện Và Thực Hiện Nghiêm Túc Quy Trình Tín Dụng
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
- Công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu:
Công tác hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng đã được tiến hành, chương trình IPCAS đã được vận hành hơn 6 năm qua và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, với yêu cầu đáp ứng công tác quản trị trong quá trình hiện đại hóa hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam thì rất cần có sự hỗ trợ của công nghệ Ngân hàng tiên tiến, các chính sách và quy trình tín dụng phải được xây dựng theo những chuẩn mực quốc tế, thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống và tin học hóa trên mạng diện rộng nhưng việc đáp ứng công nghệ thông tin vào công tác quản trị điều hành còn nhiều bất cập, chưa theo kịp nhu cầu của các nghiệp vụ phát sinh. Quy trình nghiệp vụ thao tác bằng công nghệ ngân hàng hiện đại chưa được áp dụng đầy đủ và đồng bộ nên việc quản lý và điều hành tại các chi nhánh có lúc vẫn theo ý chí chủ quan của lãnh đạo và cán bộ thừa hành.
- Hoạt động Marketing thiếu hiệu quả:
Hộ sản xuất đông và trải rộng tại trất nhiều vùng miền trên cả nước, nên đòi hỏi công tác Marketing phải có tính linh hoạt, đa dạng để tiếp thị đáp ứng nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện marketing chưa mang tính chuyên nghiệp, còn lúng túng, mới dừng ở mức tuyên truyền quảng cáo và còn quá mỏng so với tầm vóc và yêu cầu kinh doanh, nhiều hoạt động mang tính hình thức, chưa tác động hiệu quả đến hoạt động cho vay HSX, tác động đến hộ nông dân.
- Quy trình tín dụng chậm đổi mới:
Quy trình tín dụng hiện tại chưa khai thác tính khác biệt của thị trường, khách hàng, ngành nghề để bố trí phù hợp. Hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT cơ sở hiện nay đang vận hành theo mô hình tín dụng truyền thống và có các hạn chế sau đây:
+ Ngân hàng với tư cách là người cho vay nhưng thường bị động trong việc tiếp cận khách hàng, tiếp cận các dự án và do vậy bị động ngay trong quyết định cho vay.
+ Quy trình, kỹ thuật cho vay chưa chặc chẽ, điều này có thể dẫn đến rủi ro trong trường hợp NHNo&PTNT cơ sở phải thu hồi nợ thông qua tranh tụng.
+ Cho vay theo từng khoản vay riêng lẻ là chủ yếu, món vay nhỏ và chảy đều trên phạm vi (địa lý) lớn. Khách hàng có quan hệ tín dụng chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp quy mô nhỏ; khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn và đủ điều kiện vay không nhiều.
+ Chưa triển khai đầy đủ và thực hiện có hiệu quả kiểm soát hạn mức vay đối với các nhóm khách hàng, đối tượng đầu tư theo định hướng kinh doanh được hoạch định cho từng thời kỳ.
+ Trong cho vay chủ yếu vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở bảo đảm tiền vay duy nhất.
+ Hạn mức cho vay cao nhất của một khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, dù cho dự án có hiệu quả, dòng tiền tài trợ khả thi và một yêu cầu hạn mức tín dụng cao hơn.
+ Việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để làm tiêu chí ra quyết định cấp tín dụng đã được đặt ra nhưng còn rất mờ nhạt: Yếu tố cơ bản của tiêu chí này là mối quan hệ dài hạn, uy tín, thương hiệu của khách hàng trên thị trường, năng lực và trình độ quản lý, sự am hiểu trong hoạt động kinh doanh… Những yếu tố này hiện thời rất khó đánh giá, đặc biệt trong cho vay hộ nông dân, việc đánh giá mức độ tín nhiệm của cán bộ tín dụng đối với khách hàng là rất cảm tính.
+ Phân loại nợ và quản lý nợ xấu hiện nay của NHNo&PTNT cơ sở giới hạn trong phạm vi phân loại nợ theo nhóm bằng phương pháp định tính để thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước mà chưa thực hiện theo phương pháp định lượng và chi tiết hóa các nhóm nợ để có giải pháp cụ thể và kịp thời trong quá trình phòng ngừa.
Như trên đã phân tích, hiện NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan đến chính sách tín dụng dưới góc độ từng khoản vay. Tuy nhiên, các
chính sách này được ban hành rải rác và chưa đảm bảo được tính hệ thống trong các văn bản và quy định.
Cụ thể Quy định 666 về quy chế cho vay đối với khách hàng tại NHNo&PTNT Việt Nam nhưng quy trình thực hiện còn thiếu chi tiết dẫn đến khó thực hiện. Từ đó Ban khách hàng Hộ gia đình sản xuất và cá nhân ban hành Văn bản 909 để hướng dẫn quy trình cho vay đối với đối tượng hộ gia đình, sản xuất và cá nhân. Trong khi đó đối tượng cho vay là khách hàng doanh nghiệp vẫn điều chỉnh theo Văn bản 666.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường cạnh tranh hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay vốn hộ sản xuất chưa thực sự sôi động. Tại nhiều khu vực nông thôn, hoạt động tín dụng vẫn chủ yếu là NHNo&PTNT. Vẫn còn tình trạng người dân, hộ sản xuất kêu thiếu vốn, chưa vay được vốn theo nhu cầu, với lãi suất hợp lý. Tỷ trọng vốn cho vay trung, dài hạn thấp và có xu hướng giảm, đến nay mới chiếm dưới 30% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và thấp hơn nhiều so với các năm trước.
Hoạt động tín dụng của các NHTM chưa thực sự đạt được hiệu quả như kỳ vọng, chất lượng tín dụng chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn là do các doanh nghiệp tồn kho lớn, nhiều mặt hàng khó tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: lúa gạo, quả nhiệt đới, thủy sản,…phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài cả về giá, về chất lượng, về cạnh tranh và các rào cản thương mại, phi thương mại khác,….trong khi đó công nghệ chế biến còn có những hạn chế nhất định.
Hai là, do rủi ro thị trường, rủi ro mùa màng, rủi ro sản xuất bởi thời tiết khi hậu, tình trạng, được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn thường xuyên xẩy ra đối với các sản phẩm chủ lực, trong khi đó chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, chưa tạo nền tảng an toàn cho mở rộng tín dụng NHTM cho hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn một cách có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu vốn của
hộ sản xuất; trong khi đó việc tiêu thụ nông sản, thủy sản không ổn định, nhất là hàng nông sản xuất khẩu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ngập lũ, nước mặn dâng cao, dịch bệnh, cơ sở thu mua và chế biến... ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như khả năng trả nợ của nông dân, điều này dẫn đến hiệu quả tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hạn chế.
Theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg, thì các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn của Ngân hàng CSXH thì mới được xem xét xóa nợ. Đối tượng này cũng được hưởng chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm thiên tai, mùa màng,...Trong khi đó đông đảo hộ nông dân, hộ sản xuất khác ở nông thôn chưa được hưởng hai chính sách này.
Trong khi đó, nguồn vốn xử lý rủi ro tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn (trong trường hợp do nguyên nhân khách quan) trong thực tế vẫn do các TCTD nói chung, chủ lực là NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng tự cân đối.
Ba là, nhiều địa phương quy hoạch nói chung và phát triển các khu công nghiệp nói riêng thiếu hiệu quả, tỷ lệ cho thuê đất, thuê mặt bằng trong nhiều khu công nghiệp đạt tỷ lệ thấp. Nhìn chung các địa phương chưa có những quy hoạch ổn định, khoa học, chưa có những biện pháp cụ thể tạo tiền để để mở rộng vốn tín dụng ngân hàng đến các thành phần kinh tế, trong đó có hộ sản xuất ở nông thôn.
Bốn là, mối liên kết giữa 5 nhà: người sản xuất; Ngân hàng cho vay vốn; doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hay tiêu thụ nông sản, thủy sản; doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y hay thuốc bảo vệ thực vật; nhà khoa học chưa chặt chẽ. Mối liên kết giữa ba nhà: cung ứng đầu vào, người sản xuất và Ngân hàng đã thực hiện thí điểm ở một số nơi, tập trung tại tỉnh An Giang, nhưng cuối cùng không thành công, không kéo dài lâu được. Nguyên nhân chủ yếu theo tác giả đó là cơ chế ràng buộc giữa các bên thiếu chặt chẽ. Đồng thời vấn đề mấu chốt khác đó là vấn đề tiêu thụ, vấn đề đầu ra của người sản xuất thiếu ổn định, nhưng không có sự tham gia của người thu mua, chế biến,...Vì vậy
vấn đề này cần có sự tổng kết đánh giá sát thực tiễn, tạo điều kiện cho mở rộng vốn tín dụng Ngân hàng một cách vững chắc.
Năm là, sự phối hợp giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội còn chưa chặt chẽ: Việc tuyên truyền, phổ biến nội dung hoạt động thông qua sinh hoạt của các tổ vay vốn của các tổ chức còn đơn điệu, chưa gắn kết công tác đầu tư vốn với công tác phổ biến kinh nghiệm sản xuất; hỗ trợ công nghệ kỹ thuật, công tác khuyến nông, khuyến ngư và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong Tổ nên đa số hội viên chưa thấy được lợi ích nhiều mặt của việc vào tổ mà chỉ đơn thuần vào tổ nhằm mục đích vay vốn.
Giải quyết của các cơ quan nội chính còn có những bất cập ảnh hưởng đến việc xiết nợ vay Ngân hàng, còn trì trệ trong việc thi hành án có nợ vay.
Sáu là, cấp tín dụng bao gồm các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh Ngân hàng, cho thuê tài chính, chiết khấu và các nghiệp vụ khác do Thống đốc NHNN quy định, tuy nhiên vẫn có nghiệp vụ chưa được quy định hoặc quy định còn sơ lược, như: nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ cho thuê tài chính. Mở rộng các nghiệp vụ này cũng đồng nghĩa với việc tạo thêm các nguồn vốn trung, dài hạn và kênh dẫn vốn để đầu tư cho phát triển, đồng thời tạo điều kiện cho các TCTD tham gia vào thị trường mở, đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của thị trường vốn.
Trong dư nợ cho vay có khối lượng lớn các khoản vay không sinh lời: cho vay khắc phục thiên tai, cho vay giảm lãi suất, cho vay tôn nền hoặc làm nhà trên cọc, chương trình mía đường,… trong khi nguồn vốn hình thành chủ yếu vẫn là vốn huy động, làm giảm sức mạnh tài chính của các NHTM Nhà nước. Cuối cùng kết quả là làm cho chất lượng tín dụng giảm sút, hiệu quả đầu tư thấp, rủi ro đầu tư cao. Thực tế đã chứng minh càng nhiều tín dụng ưu đãi, thì càng ít tín dụng Ngân hàng. Hệ quả là càng có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư có hiệu quả không được giải phóng, không được khơi dậy.
Bảy là, những bất cập về thực hiện cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Nghị định 41/NĐ-CP, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm: vốn của ngân hàng huy động, vốn Ngân sách Nhà nước, vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài, nguồn vốn bổ sung hàng năm giao cho NHNo&PTNT,...Tuy nhiên vốn bổ sung hàng năm giao cho NHNo&PTNT không có, điều đó gây nhiều khó khăn cho việc mở rộng cho vay, đặc biệt là đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nhiều địa phương vẫn thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với khoản vay có đảm bảo bằng tài sản khi NHTM cho vay vốn các đối tượng theo quy định của Nghị định 41; trong khi theo quy định của Nghị định thì không được thu phí. Bên cạnh đó việc chứng minh mục đích sử dụng vốn vay cũng gặp nhiều khó khăn, bởi vì hầu như các hộ nông dân không sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Hơn thế nữa, nhiều hộ gia đình nộp thuế khoán nên không thể xuất trình hóa đơn chi tiết đề phù hợp với bộ hồ sơ vay vốn.
Theo Điều 2, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thì: Hộ gia đình, cá nhân ở khu vực thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven đô thị, có đất sản xuất, có nhu cầu vay vốn để phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn nhưng lại không thuộc đối tượng cho vay không có bảo đảm theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, Quyết định 63/2010/QĐ-TTg. Vì theo quy định các đối tượng khách hàng được vay vốn phải cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn và được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận là trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất.
Còn đối với các chủ Trang trại có nhu cầu vay theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, nhưng không tiếp cận được vốn vay do chưa được cấp giấy chứng nhận Trang trại.
Quy định này không phù hợp với thực tiễn vùng nông thôn, nhất là trong điều kiện nhiều nơi chuyển lên đô thị, nhưng trong các phường vẫn có đất nông nghiệp, vẫn có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp, nhưng không được áp dụng quy định theo Nghị định 41.
Về cơ chế xử lý rủi ro: Theo Nghị định 41/2010/ NĐ-CP quy định nhà nước có chính sách xử lý nợ vay cho người vay và cho Ngân hàng khi gặp rủi ro nguyên
nhân khách quan, bất khả kháng. Tuy nhiên, khi thiên tai xảy ra, thiệt hại là rất lớn và rất khó thống kê chính xác, kịp thời thiệt hại; thủ tục rườm rà, việc cấp vốn bù đắp từ Ngân sách thường chậm và trong thực tiễn thường là từ việc giảm trừ các khoản vay nộp cho Ngân sách của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong thực tế, rủi ro vốn tín dụng đầu tư cho kinh tế hộ không chỉ từ thiên tai, dịch bệnh mà còn nhiều yếu tố khác như giá bán sản phẩm, việc tổ chức tiêu thụ… và không chỉ xảy ra trên diện rộng, cần có cơ chế thực hiện bảo hiểm nông nghiệp để bảo đảm khả năng trả nợ của người vay với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Những bất cập khác trong phối hợp thực hiện Nghị định 41, như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều 10); bảo hiểm (điều 13); quy hoạch (điều 18),...cũng là những vướng mắc trong việc chuyển tải vốn tín dụng Ngân hàng cho hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn.
- Theo quy định của Nghị định 41 thì TCTD thực hiện cho vay không cần đảm bảo tiền vay bằng tài sản đối với một số hạn mức vay cụ thể đối với hộ nông dân, hợp tác xã,...Nhưng các hộ nông dân, chủ trang trại có nhu cầu vay lớn, trên mức theo quy định của Nghị định 41/2010/NĐ-CP do chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg cũng gặp nhiều khó khăn vì vốn cho vay theo chương trình là nguồn vốn dài hạn, nhu cầu vốn rất lớn trong khi nguồn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn bị hạn chế.
- Việc nhận thế chấp tài sản là vườn cây lâu năm (vườn cà phê, cây ăn quả…), ao hồ nuôi trồng thủy sản, đồng muối, giá trị rất cao nhưng do các địa phương chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nên nếu đưa vào thế chấp thì cơ quan công chứng không chứng nhận.
Việc thu hồi nợ xấu của các HSX hiện nay là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất. Nghị định 41/2010/ NĐ-CP chỉ quy định xử lý nợ khi gặp rủi ro bất khả kháng và biện pháp thường được áp dụng là khoanh nợ nhưng giải pháp thu hồi chưa được đề ra.
Tám là, những vướng mắc đối với cho vay các hộ sản xuất nuôi cá tra.
Hiện nay vùng nuôi cá tra bị thu hẹp, rất nhiều ao nuôi đã bị treo, bởi càng nuôi càng lỗ. Giá cá tra nguyên liệu luôn ở mức thấp trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn EU, Mỹ giảm. Nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long đã thu hẹp diện tích nuôi cá tra. Giá thành thực tế nuôi cá tra năm 2012 và 2013 cao hơn giá bán, theo thông tin từ Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt nam, năm 2013 giá thành 1kg cá tra từ 23.000 –
24.000 đồng, trong khi giá bán chỉ giao động từ 19.000 đồng đến 22.500 đồng.[23]
Các nhà máy chế biến hiện phần lớn hoạt động dưới 50% công suất do trước đây tăng trưởng quá nóng nên hiện nay thiếu nguyên liệu, vốn chủ sở hữu thấp nhưng vay nhiều dẫn đến chi phí tài chính là gánh nặng đối với doanh nghiệp; Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đa phần chưa được kiểm toán, hàng tồn kho cao, năng lực tài chính hạn chế, đầu ra gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp muốn tăng quy mô vay vốn.
Ngoài ra theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp& PTNT), nguyên dẫn đến lợi nhuận ngành cá tra giảm là do có tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phá giá để giành hợp đồng. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số ít doanh nghiệp làm ăn chụp giật đã sử dụng quá mức các chất phụ gia giữ nước nhằm mục đích tăng trọng khiến cho giá cá tra bị đẩy xuống mức thấp nhất trong lịch sử ngành.
Chín là, những bất cập đối với cho vay các hộ gia đình đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ theo Quyết định 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện tại, vấn đề lớn nhất hiện nay khiến ngư dân khó tiếp cận vốn vay theo chương trình này là vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn NHNo&PTNT Việt Nam về nguyên tắc thực hiện cho vay theo cơ chế thương mại, nên để bảo đảm tiền vay, ngoài việc thế chấp con tàu là tài sản hình thành từ vốn vay chủ tàu còn phải bổ sung thêm các tài sản khác.
Mười là, điều hành chính sách và một số quy định khác của NHNN chưa phù hợp
Ngân hàng Nhà nước cho đến nay vẫn chưa có một cơ chế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro riêng đối với dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, đối với hộ sản xuất, như: thời gian thử thách, cơ cấu lại nợ khi bị thiên tai dịch bệnh,… Một số quy định tại Thông tư 09/2012/TT-NHNN cũng chưa phù hợp đối với HSX vì hộ sản xuất, kinh doanh tại nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện quy định hiện hành, ví dụ, việc mua bán có hóa đơn thì giá cả hàng hóa thường cao hơn, thói quen sử dụng tiền mặt và thỏa thuận miệng,… Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đến nay đã 15 năm có nhiều điểm không phù hợp. Công tác kiểm tra giám sát về việc thực hiện quy định mức lãi suất huy động tối đa, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng chưa được quan tâm thường xuyên. Việc thu phí CIC theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ cũng cũng chưa có cơ chế riêng đối với đối tượng vay là hộ sản xuất.
Các quy định đối với cho vay đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ theo Quyết định 1787/TTr-CP của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định còn cứng nhắc.
NHNN chưa kịp thời nghiên cứu, tổng hợp những điểm không phù hợp của Nghị định 41 để phối hợp với các bộ ngành có liên quan trình Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung.
NHNN chưa chủ động đề xuất chính sách tín dụng với Chính phủ nhằm hỗ trợ nông dân trước áp lực tham TPP.
Mười một là, một số nguyên nhân khác.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khu vực nông thôn đạt thấp chưa đáp ứng được thủ tục và điều kiện vay vốn ảnh hưởng tới việc vay vốn có tài sản bảo đảm tiền vay.
- Việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng như thiên tai hỏa hoạn. Khoản vay nhỏ không có tài sản thế chấp, do vậy khi xảy ra rủi ro việc xử lý, thu hồi nợ khó khăn.
Giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp theo khung giá ban hành hàng năm của nhiều tỉnh còn thấp, giá trị quyền sử dụng đất tính ra là rất thấp, không đủ để làm bảo đảm tiền vay cho HSX khi vay vốn.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đất nuôi trồng thủy sản, mặt nước ở nhiều địa phương chưa được tiến hành và cũng không có cơ sở tính toán giá trị quyền sử dụng nên đối với các HSX trong vùng nuôi trồng thủy sản tập trung không có cơ sở để vay vốn, dù hiệu quả sản xuất tương đối cao.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn chưa phát triển
Hệ thống cơ sơ hạ tầng của nhiều vùng nông thôn được chú ý đầu tư một số năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém. Vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn thấp và giảm dần, lại phân tán, không tập trung cho các vùng trọng điểm và các công trình trọng điểm sản xuất hàng hóa. Tỷ lệ vốn đầu tư cho khoa học, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp còn thấp. Vốn đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ thấp, lại không tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn do chưa có cơ chế thu hút, ưu đãi đầu tư hợp lý.
Vẫn còn những rào cản từ chính sách kinh tế vĩ mô đối với kinh tế hộ nông nghiệp, như chưa có định hướng rõ ràng làm cho hộ nông dân băn khoăn không biết đầu tư vào đối tượng nào cho phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định đối với các mặt hàng nông sản là một trong những nguyên nhân khiến cho các chủ thể sản xuất không mạnh dạn mở rộng đầu tư kể cả về quy mô và cả việc chuyển đổi cơ cấu.
2.3.3.3. Những nguyên nhân từ phía khách hàng hộ sản xuất
Trình độ văn hóa, nhận thức pháp tuật, khả năng sản xuất, quản lý, nắm bắt thông tin thị trường của hộ sản xuất nhìn chung còn nhiều hạn chế
Trình độ văn hóa của dân nông thôn nhìn chung là thấp, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, còn có cả trường hợp đi vay vốn Ngân hàng mà không biết chữ. Trình độ văn hóa thấp là hạn chế lớn nhất trong quan hệ với Ngân hàng.
Hệ quả của trình độ văn hóa thấp, của kiểu sản xuất tiểu nông và nhận thức về pháp luật kém, hạn chế rất lớn đến việc phát triển giao dịch dân sự thông qua hợp đồng.
Người dân chưa có thói quen giao dịch với Ngân hàng. Tập quán tích lũy bằng vàng và thói quen sử dụng tiền mặt làm hoạt động Ngân hàng ở khu vực nông thôn chênh lệch rất lớn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng ở khu vực nông thôn rất ít hiệu quả do yêu cầu thấp, chi phí triển khai cao.
Hộ nông dân thường không có tài sản lớn, hoặc nếu có thì cũng không đủ cơ sở pháp lý để nhận tài sản bảo đảm. Việc xử lý quyền sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do các quy định của pháp luật, có giá trị thấp, lại không được sự ủng hộ tích cực của Chính quyền địa phương và các ngành chức năng.
2.3.4. Đánh giá thực trạng từ kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn chuyên gia về nguyên nhân nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Nghiên cứu sinh đã gửi “PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG Hộ sản xuất tại Hội sở chính Agribank và một số Chi nhánh Agribank” (xem phụ lục số 06, đợt I và Phụ lục số 08, đợt II), qua email, đến gặp trực tiếp và gửi qua bưu điện. Trong đợt I có tổng số có 284 phiếu đã được gửi đến cán bộ quản lý từ trưởng phó phòng ban và chuyên viên ở hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam; giám đốc và phó giám đốc chi nhánh cấp 1 và cấp 2; trưởng phòng và phó phòng giao dịch, phòng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT. Kết quả Nghiên cứu sinh đã nhận được 192 phiếu trả lời. Trong đợt II, NCS đã gửi 265 phiếu theo các phương thức và đến các đối tượng nói trên, đã nhận lại được 169 phiếu. Kết quả quả lời của cả 2 đợt được tổng hợp ở bảng dưới đây: