Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ quản lí nhà nước, cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử và hình thành các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Nghiên cứu các luận cứ và giải pháp gắn phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trong lĩnh vực công nghiệp tập trung vào đổi mới công nghệ, áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các hàng hoá được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung vào việc phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào những khâu có giá trị gia tăng cao như: giống cây con, chế biến, canh tác, nuôi trồng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm sạch, năng suất cao, chất lượng tốt. Trong lĩnh vực dịch vụ cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lí tiên tiến vào các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như: y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng.
Ứng dụng công nghệ cao và các thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các công trình xây dựng; ứng dụng các giải pháp tiên tiến xử lí nền móng trong thi công nền móng công trình nhà, cầu, đường. Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong xây dựng hạ tầng, nhà ở theo hướng tiết kiệm năng lượng, chi phí thấp, tiện ích cao. Nghiên cứu để giải quyết các vấn đề bức xúc trong giao thông đô thị, xử lí vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào xây dựng CSHT giao thông như: cầu, đường, phương tiện vận chuyển; tiếp thu quản lí vận hành tốt hệ thống giao thông công cộng như mạng ô tô buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao...
Tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn và các sản phẩm ưu tiên thuộc các lĩnh vực cơ khí, tự động hoá, điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ môi trường.
Tăng cường thu hút các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Có các chính sách nhằm thu hút đội ngũ trí thức tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp của Hà Nội và của trung ương đóng trên địa bàn tham gia nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN thông qua việc thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp lớn nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ là kích cung, kích cầu,
phát triển hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ trong giao dịch mua bán công nghệ và hoàn thiện cơ chế chính sách.
Đẩy mạnh việc hình thành các trung tâm nghiên cứu trong các doanh nghiệp lớn để tiếp nhận các kết quả nghiên cứu từ các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm chủ động phát triển các sản phẩm chủ lực của từng doanh nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ thông qua việc triển khai xây dựng các trung tâm nghiên cứu, các vườn ươm công nghệ quy mô, đồng bộ. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN thông qua các Hội nghị, hội thảo, phối hợp nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, thuê chuyên gia về các vấn đề KHCN, khoa học quản lí phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Định Hướng Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội Trong Thời Gian Tới
- Tập Trung Nguồn Lực Đầu Tư Chiều Sâu Cho Các Ngành Mũi Nhọn Và Các Điểm Động Lực Tăng Trưởng Nhằm Tạo Ra Các Lợi Thế Cạnh Tranh
- Phát Triển Khoa Học - Công Nghệ, Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Gắn Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững,
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 23
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 24
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 25
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là một đột phá chiến lược quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần:
- Xác định loại lao động chất lượng cao cần ưu tiên, bao gồm: đội ngũ doanh nhân giỏi có trình độ cao để hội nhập quốc tế có hiệu quả, đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách có trình độ cao, đội ngũ những người lập trình, chế tạo rôbốt, chế tạo thiết bị tự động hoá; đội ngũ những người nghiên cứu sáng chế công nghệ mới trong những lĩnh vực then chốt, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học có chất lượng nhiều mặt ngang với chuẩn mực khu vực trong các trường nằm trong các vùng trọng điểm.
- Đa dạng hóa phương thực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo đó cần hình thành và tập trung đầu tư phát triển các trung tâm đào tạo chất lượng cao, bao gồm
các trường đại học hàng đầu cả nước, các trung tâm, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao. Coi trọng mở rộng hình thức đào tạo phân tán, kết hợp giữa chính quyền địa phương với các KCN, thực hiện đào tạo trực tiếp. Mô hình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hợp lí nhất hiện nay là xây dựng các khu “sinh dưỡng công nghiệp” khu “nuôi dưỡng công nghiệp” để cải tiến công nghệ.
Phát huy nguồn lực trí tuệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn. Xây dựng mạng lưới, cơ chế hợp tác giữa các đại học, viện nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Thành phố và xây dựng website/cổng thông tin để các bên tìm hiểu nhanh chóng, chính xác khả năng, nhu cầu hợp tác của nhau. Nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển các trường, viện ở Hà Nội, tạo nên các đô thị đại học gắn liền với các khu công nghiệp, khu chế xuất, tức là các tổ hợp khoa học - công nghệ - doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là khu Hòa Lạc và Khu công nghệ cao. Tập trung đầu tư phát triển các trường đại học xuất sắc, đại học trọng điểm; xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kĩ thuật cao. Hỗ trợ để các đại học, viện nghiên cứu xây dựng các khu “công viên” khoa học, vườn ươm công nghệ,… Đây là nơi thuận lợi để hình thành, nuôi dưỡng và triển khai các ý tưởng khoa học - công nghệ mới, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao, nhờ đó đẩy nhanh phát triển kinh tế của Hà Nội theo hướng chất lượng, hiệu quả, kinh tế tri thức.
Ưu tiên đào tạo nghề tại chỗ cho lao động phổ thông để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho đại bộ phận lực lượng lao động. Tập trung đào tạo những kĩ năng, chuyên môn dựa trên nhu cầu thực tế của mỗi địa phương khác nhau trên toàn thành phố thông qua các hình thức tự đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo dựa trên nhu cầu. Ở khu vực chưa phát triển, nhất là vùng nông thôn, miền núi của Hà Nội, nhấn mạnh việc tự đào tạo là việc phát triển các mô hình dạy nghề tại cộng đồng như người làm ăn giỏi dạy người chưa biết cách làm ăn, mở rộng các hình thức câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm, nhóm đồng đẳng tương trợ lẫn nhau... Đổi mới toàn diện hệ thống các trung tâm dạy nghề tại các huyện. Việc dạy nghề cần phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động và khả năng mở mang ngành nghề thực tế tại địa phương, không theo một chương trình soạn sẵn hoặc áp đặt từ trên xuống một cách duy ý chí.
4.3.1.6. Phát triển quan hệ hợp tác với bên ngoài Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Thông qua các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn, Hà Nội mở rộng giao lưu thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa học - công nghệ... với Thủ đô và các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tạo điều kiện thuận lợi để tập trung đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện tốt các cam kết, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phòng giữa Hà Nội với Thủ đô các nước bạn. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa phương trên hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tăng cường hợp tác, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong và ngoài vùng.
Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa Hà Nội với các Bộ, ngành và các địa phương theo hướng rõ lĩnh vực, rõ việc, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
Hà Nội và các Bộ, ngành phối hợp trong việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình do các Bộ, ngành quản lí trên địa bàn thành phố. Thành phố chủ động đề xuất nếu các Bộ, ngành chậm thực hiện các công việc trên.
Hà Nội phối hợp với các tỉnh, thành phố khác để cùng phát triển theo quy hoạch thống nhất, khai thác có hiệu quả lợi thế của từng địa phương. Hợp tác, liên kết phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên cơ sở vừa kinh doanh, vừa hỗ trợ hợp tác; kết hợp hài hoà lợi ích của mỗi địa phương với lợi ích chung của vùng; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tập trung vào các lĩnh vực: quy hoạch, xây dựng các đô thị mới, khu đô thị mới, khu dân cư; phát triển công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ; nông nghiệp và vành đai cây xanh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và các lĩnh vực xã hội; hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hình thành các hành lang kinh tế; phối hợp bảo vệ môi
trường (nạo vét, khơi thông dòng chảy sông Nhuệ, sông Đáy, xử lí nước thải công nghiệp, sinh hoạt trước khi xả vào sông Nhuệ, sông Đáy)...
Phối hợp với các địa phương trong vùng đối với các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư để tránh cạnh tranh không cần thiết và không lành mạnh.
4.3.2. Các giải pháp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội Trong những năm qua, cùng với đà tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, một số lĩnh vực có chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên, phát triển văn hóa, xã hội chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của Thủ đô. Quy mô và hiệu quả đầu tư cho văn hóa - xã hội còn hạn chế. Phân tầng xã hội, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực đô thị và nông thôn còn lớn. Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các khu vực còn cao.
Để xây dựng môi trường xã hội ổn định, lành mạnh, tạo tiền đề cho con người phát triển toàn diện; thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh, cần thực hiện giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lí về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Không quá coi trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế coi nhẹ công bằng và tiến bộ xã hội, coi trọng mục tiêu ngắn hạn, thiếu tầm nhìn dài hạn. Nhanh chóng triển khai những nội dung của “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội TP Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050” liên quan đến việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội thành các chính sách cụ thể, đồng thời có biện pháp thích hợp để triển khai các chính sách đó vào cuộc sống.
Các chính sách phải hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhiều cơ hội (môi trường và năng lực) tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế; đồng thời phân bổ hợp lí các thành quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, điều tiết phân phối thu nhập, góp phần làm thu hẹp khoảng chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người, nhất là người nghèo được quyền sở hữu hay chiếm hữu và sử dụng những yếu tố sản xuất (các tài sản sinh lời). Điều tiết giảm thu nhập của tầng lớp dân cư giàu có, tăng thu nhập cho tầng lớp người nghèo, yếu thế….
Sử dụng các nguồn vốn đầu tư hợp lí hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tăng cường thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư theo hướng nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng…Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Kêu gọi các nguồn vốn trong và ngoài nước. Vốn đầu tư công cần được hướng chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo phúc lợi nhân dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, ngoại thành. Sử dụng đầu tư công như một công cụ hữu hiệu đảm bảo sự phát triển hợp lí giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và nhóm xã hội. Đổi mới cơ chế quản lí đầu tư công để nâng cao hiệu quả tổng hợp, đảm bảo tăng trưởng để nâng cao hiệu quả.
Giảm dần quy mô và tỉ trọng vốn đầu tư công vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xác định một tỉ trọng hợp lí của đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội. Vốn đầu tư chỉ sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ, mở đường cho những lĩnh vực mới có khả năng lôi kéo và có khả năng lan tỏa nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn. Việc định hướng đầu tư phải nhằm mục tiêu đảm bảo cho việc phát triển trước mắt đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển trong tương lai. Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí sản xuất, trình độ của người lao động.
Nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Đổi mới quan điểm về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực cơ bản tăng trưởng kinh tế. Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thực hiện cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
Hỗ trợ khu vực tư nhân bằng các chính sách thiết thực, sát với nhu cầu thực tế. Thiết lập những gói hỗ trợ tổng thể, đồng bộ về thuế, đất đai, tư vấn về khoa học, công nghệ, thị trường, trình độ quản lí, đào tạo nghề gắn với các nhu cầu của doanh nghiệp. Áp dụng các hình thức cho vay linh hoạt để doanh nghiệp có thể vay vốn trong điều kiện không có tài sản thế chấp hoặc có thể cho phép họ sử dụng khoản thế chấp linh hoạt hơn.
Đổi mới chính sách thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trước mắt, cần tập trung điều chỉnh tiền thuế đất; sử dụng có hiệu quả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập; có chính sách giảm thuế, ưu đãi thuế đối với một số lĩnh vực, doanh nghiệp cần thiết...
Gia tăng quy mô đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn. Hà Nội là địa phương có số lượng sản phẩm làng nghề lớn nhất cả nước, đây là thế mạnh cần tận dụng để tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho nông dân.
Thực hiện chính sách cơ giới hóa nông nghiệp nhằm giảm tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp để chuyển bớt sang các ngành nghề, dịch vụ khác, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân theo đúng chủ trương của chương trình xây dựng nông thôn mới. Để cơ giới hóa thành công, cần tiến hành là dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình cơ giới hóa để nhân rộng trên địa bàn.
Có chính sách khuyến khích xây dựng, kiên cố hóa cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu thương mại và nhu cầu đi lại, nhằm nâng cao mức sống của người dân, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Về giáo dục và đào tạo, cần phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo để trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước, có uy tín ở khu vực và quốc tế trong tương lai. Thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia; xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô theo hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước. Chú trọng việc xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông chất lượng cao, tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng chất lượng cao.
Theo dõi và rút kinh nghiệm kịp thời chương trình thí điểm 07 của Thành ủy về xây dựng một số trường thuộc các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) theo mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Quy định cụ thể các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao; quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao quy định. Ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao phải theo nguyên tắc tự nguyện.
Chú trọng phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tiếp tục tăng đầu tư công, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ
thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện Thành phố. Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao. Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực. Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao. Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện công.
Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế.
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với tiềm năng, đặc điểm, yêu cầu và trình độ phát triển của Hà Nội; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội; phát triển mạnh và đa dạng hóa hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người có công và chính sách bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, hình thành một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
4.3.3. Các giải pháp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
Tăng cường quản lí, bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm giải quyết triệt để một số vấn đề còn bất cập về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai; đăng kí đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài