Quan Điểm, Mục Tiêu Và Định Hướng Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội Trong Thời Gian Tới


đe, làm giảm thiểu những hành vi vi phạm, từng bước xây dựng hình ảnh người công dân thủ đô, có ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa xứng đáng danh hiệu người Hà Nội thanh lịch, công dân thành phố vì hòa bình.

Hà Nội có cơ chế chính sách riêng trong việc trọng dụng nhân tài như những người có học hàm, học vị cao, các thủ khoa...; có chính sách đặc thù trong khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa…

Với những cơ chế chính sách đặc thù về quy hoạch và xây dựng, Hà Nội sẽ giảm thiểu được tình trạng quá tải trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện quỹ đất dành cho lĩnh vực này đang dần bị thu hẹp. Người dân Thủ đô cũng sẽ được hưởng những chính sách đặc biệt thông qua các quy định về quản lí không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Hà Nội được đảm bảo về không gian, kiến trúc, cảnh quan và trật tự xây dựng, không xây dựng mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, một số trường, bệnh viện..., hiện có ở nội thành. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thuỷ lợi vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương thì được Chính phủ trình Quốc hội hỗ trợ để triển khai thực hiện [44, tr.4].

Được hưởng quy định riêng nhằm tạo điều kiện để Thủ đô trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo hàng đầu của cả nước, có uy tín ở khu vực và trên thế giới. Có cơ chế tài chính đặc thù nhằm huy động các nguồn lực, đặc biệt là về đất đai để đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống hạ tầng kĩ thuật. Các quy định về cư trú chặt chẽ hơn nhằm đảm an ninh trật tự và môi trường văn hóa, xã hội[44].

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được quy hoạch, xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự liên kết giữa thủ đô với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước... Thủ đô được huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Đó chính là những thuận lợi cơ bản để Hà Nội tăng trưởng kinh tế theo hưởng đảm bảo chất lượng. Có thể nói, Luật Thủ đô không chỉ mang lại cho Hà Nội những điều kiện


cần và đủ mà còn là bước đột phá tạo động lực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Bên cạnh các tác động tích cực, bối cảnh quốc tế và trong nước cũng tiềm ẩn những yếu tố có tác động tiêu cực đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị chưa hiện đại và thiếu đồng bộ. Tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ... vẫn là những vấn đề bức xúc. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường... chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân. Nếu Hà Nội không có một chính sách thích hợp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề hạ tầng thì những ưu thế về thu hút đầu tư tăng trưởng kinh tế sẽ tăng áp lực làm cho cơ sở hạ tầng ngày càng trầm trọng thêm.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 19

Một trong những quyết sách để giải quyết vấn đề này là hoàn thiện công tác quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế Hà Nội hiện nay cho thấy, công tác quy hoạch, quản lí xây dựng đô thị trong thời gian qua còn bất cập. Quy hoạch xây dựng còn bị điều chỉnh nhiều lần, bố trí một số cụm, khu công nghiệp chưa hợp lí. Các khu đô thị mới chưa có sự liên kết, số lượng đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt quá lớn trong khi quy hoạch xây dựng chung chưa được phê duyệt, phải nhiều lần rà soát, điều chỉnh. Nguồn lực chưa được tập trung, các công trình, các khu đô thị triển khai xây dựng còn phân tán, chưa tạo được bộ mặt đô thị hiện đại… Tất cả điều đó, tạo ra nguy cơ không đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế, chệch hướng phát triển bền vững.

Là một trung tâm kinh tế lớn, việc quản lí điều hành nói chung và hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng có nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với các địa phương khác thể hiện ở khối công việc phải quản lí và điều hành; số lượng các doanh nghiệp gấp nhiều lần so với nhiều tỉnh thành khác. Đất đai của Hà Nội có giá trị cao hơn so với các địa phương khác, gây khó khăn trong việc quản lí, giải phóng mặt bằng và dễ phát sinh tiêu cực. Ngoài khía cạnh kinh tế, tình hình quốc tế và trong nước, bên cạnh các yếu tố tích cực, cũng có nhiều tác động tiêu cực đối với Hà Nội trên các khía cạnh phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Với việc ban hành Luật Thủ đô bên cạnh những ưu đãi mang tính đặc thù, thì trách nhiệm của lãnh đạo và nhân dân Hà Nội cũng rất lớn. Để biến những ưu đãi đó vào thực tế cuộc sống đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc của lãnh đạo và nhân dân thủ đô. Về phía lãnh đạo phải nhanh chóng tiến hành xây dựng các chính sách để cụ thể hóa các quy định trong Luật,


phải nhanh chóng xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động cụ thể để khai thác các lợi thế đặc thù mà đảng và nhà nước đã giành riêng cho thủ đô. Đồng thời phải tổ chức, tuyên truyền và giáo dục để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống của mọi người dân.

Tóm lại, bối cảnh quốc tế và trong nước, bên cạnh những tác động tích cực cũng tiềm ẩn những yếu tố tác động tiêu cực đến Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững, đòi hỏi Hà Nội phải có những chính sách và biện pháp nhằm tranh thủ các tác động tích cực, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới

4.2.1. Quan điểm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội


4.2.1.1. Cần phải chuyển đổi tư duy từ ngắn hạn sang dài hạn, không quá chú trọng vào mục tiêu nâng cao quy mô và và tốc độ tăng trưởng trước mắt mà phải chú trọng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Quan điểm dài hạn trong tăng trưởng kinh tế yêu cầu phải duy trì và củng cố và phát triển các cơ sở hạ tầng kĩ thuật, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Tạo ra một cơ sở hạ tầng kinh tế - kĩ thuật phát triển, một cấu trúc kinh tế hợp lí, cân đối phục vụ cho tăng trưởng dài hạn. Theo quan điểm này, có thể phải chấp nhận tạm thời trong một số năm trước mắt, nền kinh tế thành phố không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như kì vọng vì phải dốc sức vào việc tạo lập và củng cố cơ sở tăng trưởng dài hạn, nhưng suốt cả giai đoạn dài sau đó nó nhất định đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững.

Tính dài hạn của quan điểm này cũng biểu hiện ở chỗ, cần phải gắn tăng trưởng với

việc tạo tác động lan tỏa tích cực đến các đối tượng ảnh hưởng. Theo đó, vấn đề quan trọng không phải chỉ là duy trì một mục tiêu tăng trưởng cao, mà còn phải đặt tăng trưởng trong mối quan hệ ràng buộc với những điều kiện về tài nguyên môi trường và các vấn đề xã hội. Xét khía cạnh lan tỏa xã hội, trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế, cần quan tâm nhiều hơn đến việc tăng trưởng có dẫn đến nâng cao mức thu nhập và mức sống, chất lượng cuộc sống dân cư hay không, nhất là các vùng ngoại thành của Hà Nội, khu vực “Hà Nội mới”. Trình độ phát triển con người thay đổi như thế nào trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Xét khía cạnh lan tỏa về môi trường, trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế cần


lưu ý đến khía cạnh bền vững về môi trường, tính toán đầy đủ cái giá phải trả về môi trường đối với các phương án tăng trưởng. Các chính sách phải gắn tăng trưởng với nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường.

4.2.1.2. Tăng cường khai thác các thế mạnh sẵn có trên địa bàn, đồng thời thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Thời gian qua, Hà Nội đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, tuy vậy, kết quả đó chủ yếu dựa vào việc tăng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cần phải dựa vào các yếu tố mà Hà Nội có thế mạnh, tạo dựng, nuôi dưỡng và phát huy các thế mạnh đó, xem như là động lực chính để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc khai thác các thế mạnh sẵn có cần phải cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Trên cơ sở các nguồn vốn đã khai thác được cần sử dụng thật hợp lí để nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu.

Nâng cao tính hiệu quả của tăng trưởng kinh tế yêu cầu cần phải giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, năng lượng và chuyển hướng hoạt động của nền kinh tế theo các khía cạnh chiều sâu nhằm tăng cường đóng góp của yếu tố TFP. Quan điểm này đòi hỏi trong dài hạn, cần chấm dứt quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ khai thác chiều rộng, tăng trưởng nhờ dốc sức vào tăng khối lượng vốn đầu tư và khai thác tài nguyên; chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào hiệu quả và chất lượng. Cụ thể là, cần chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư, hướng vào các cực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế trên cơ sở nguyên lí phân phối nguồn lực đóng vai trò quyết định, tuân theo quy luật tự do cạnh tranh lành mạnh. Từ những tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lí, thực hiện đẩy mạnh cải cách thể chế, chú trọng tạo lập những cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố các cơ sở tăng trưởng dài hạn.

Chuyển tư duy tăng trưởng dàn đều sang tư duy tăng trưởng tập trung. Tăng trưởng hiệu quả cần phải dựa sức mạnh của các ngành, vùng, điểm động lực tăng trưởng. Liên quan đến quan điểm này là việc cần thiết phải (i) xác định các ngành vùng có lợi thế so sánh (ii) tạo dựng để chuyển thành lợi thế cạnh tranh mang tính quốc tế (đầu tư) và (iii)


khai thác lợi thế cạnh tranh để bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả và khả năng duy trì tính hiệu quả trong dài hạn.

4.2.1.3. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo “sân chơi” bình đẳng cho doanh nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mặc dù, cải cách thể chế đã thu được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2010, vẫn chưa thể hiện rõ vai trò của nhà nước và thị trường, công tác điều hành của thành phố vẫn thể hiện rõ sự ôm đồm, thậm chí làm thay, lấn át thị trường. Môi trường kinh doanh vẫn tồn tại những ưu đãi cho các DNNN (như qua cơ chế đấu thầu, cấp đất, cấp phép kinh doanh…). Phương thức quản lí và điều hành vẫn dựa nhiều vào tư duy “nhà nước cai trị” hơn là “nhà nước phục vụ”, quyền được tham gia của người dân, các tổ chức xã hội dân sự còn rất hạn chế. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lí nhà nước cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội sẽ không đảm bảo, các lực lượng sáng tạo trong nền kinh tế thiếu một động lực để phát huy mạnh mẽ.

Do đó, để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thời gian tới, cần phải quán triệt quan điểm tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Xác định rõ “sân chơi” giữa nhà nước và tư nhân đối với việc can thiệp trực tiếp và hoạt động kinh tế.

Rút dần vai trò của nhà nước trong lĩnh vực trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở lớn mạnh của khu vực tư nhân, hướng đến khu vực tư nhân phải trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Những lĩnh vực nào không cần phải có sự can thiệp của chính quyền thành phố thì kiên quyết chuyển sang cho thị trường đảm nhiệm.

Cải cách hành chính phải được xem như một ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của khu vực công, củng cố, duy trì lòng tin của nhân dân vào chính quyền Thành phố. Trong mô hình “nhà nước phục vụ”, người dân vừa là cử tri lựa chọn chính phủ là người đại diện cho lợi ích của mình, vừa người đóng thuế cho nhà nước vừa là người thụ hưởng các dịch vụ do nhà nước cung cấp. Là người đóng thuế, người dân có quyền được biết tiền thuế của họ đã được thu và sử dụng như thế nào. Là khách hàng của dịch vụ công, hài lòng của người dân đối với các dịch vụ này phải là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự hiệu quả và hiệu lực của bộ máy công quyền. Sự hài lòng của người dân sẽ được thể hiện bằng sự lựa


chọn người đại diện quyền lợi của họ thông qua phiếu bầu. Chỉ khi nào bộ máy nhà nước thực sự nhạy bén trước 3 vai trò đó của người dân thì chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính mới có sự thay đổi về chất.

4.2.1.4. Gắn tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống dân cư, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

Trong thời qua, đứng trên góc độ xã hội, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đã hướng theo mô hình tăng trưởng vì con người. Tuy nhiên, bản thân tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá về mặt xã hội cho con người. Tác động của tăng trưởng GDP vào phát triển con người ở Hà Nội đang có xu hướng giảm dần, nhất là tác động đến phát triển giáo dục, đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội cũng như thực hiện sự phân bổ nguồn lực giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì vậy, để hướng tới tăng trưởng bền vững, phải hướng mô hình tăng trưởng mới nhiều hơn vào mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội. Liên quan đến quan điểm này: (i) tạo cho dân cư, người lao động có nhiều cơ hội (môi trường và năng lực) tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế; (ii) thực hiện từng bước và qua nhiều cách khác nhau để lan tỏa kết quả tăng trưởng đến mọi tầng lớp dân cư, thông qua hoàn thiện các hình thức phân phối thu nhập và các chương trình hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo của Hà Nội.

4.2.1.5. Tăng trưởng kinh tế hướng tới mục tiêu thân thiện môi trường

Đi đôi với tăng trưởng kinh tế nhanh, thời gian qua, Hà Nội đã thực sự phải trả giá cho vấn đề suy thoái môi trường. Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới. Với thực trạng tăng trường kinh tế chủ yếu dựa vào trình độ công nghệ kĩ thuật khai thác, chế biến phần lớn là công nghệ thấp, kết hợp với các chính sách thiếu đồng bộ giữa tăng trưởng nhanh với quản lí và bảo vệ tài nguyên môi trường, mô hình tăng trưởng kinh tế của Hà Nội hiện nay đang có xu hướng không thân thiện môi trường, ảnh hướng lớn đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế. Vì thế, trong thời gian tới phải có quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo quan điểm này, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội phải được thực hiện có hiệu quả trên cơ sở khai thác và kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm từ một nguồn tài nguyên ban đầu; quá trình tăng trưởng phải gắn


liền với quan điểm bảo vệ môi trường: phát triển ngành ít ô nhiễm, đầu tư thiết bị chống ô nhiễm môi trường; có các ứng phó kịp thời với những hiện tượng biến đổi khí hậu.

4.2.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội

4.2.2.1. Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với Thủ đô và các thành phố lớn của các nước trong khu vực và thế giới. Kinh tế tăng trưởng với mức cao và bền vững, trên cơ sở nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiết kiệm chi phí, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất. Cải thiện môi trường kinh doanh, khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực con người và công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tăng năng suất lao động xã hội. Phát triển hài hòa kinh tế - xã hội - môi trường. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế có chất lượng và trình độ phát triển cao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Về kinh tế: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kì 2011-2015 đạt 12- 13%/năm, thời kì 2016-2020 đạt khoảng 11-12% và thời kì 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5- 10%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD; đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 - 17.000 USD [62,tr.6]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế [62,tr.7]. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,5%, công nghiệp- xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5% [62, tr.7].

- Về xã hội: Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Phấn đấu đạt tỉ lệ lao động qua đào tạo trên 70 - 75% vào năm 2020 [62, tr.8]. Phát triển giáo dục và đào tạo, trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân kĩ thuật cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô và phục vụ xuất khẩu lao động.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Giảm hộ nghèo bình quân 1,5 - 1,8% giai đoạn 2011- 2015 và 1,4 - 1,5% giai


đoạn 2016 - 2020. Tỉ lệ đô thị hóa năm 2015 khoảng 46 - 47%, năm 2020 đạt 58 - 60%, đến năm 2030 đạt khoảng 65 - 68%. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 có 40 - 45%, năm 2020 đạt 70% [61,tr.9] số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Về bảo vệ môi trường: Gắn việc duy trì tốc độ tăng trưởng với bảo vệ môi trường thông qua việc giảm tỉ trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm. Gắn phát triển sản xuất với giảm thiểu ô nhiễm, xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp. Phát triển hệ thống cấp nước, đảm bảo cơ bản tất cả các hộ gia đình được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia; cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước, từng bước giải quyết tình trạng ngập úng, đến năm 2020 trên 80% nước thải sinh hoạt được xử lí. Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và xử lí 100% nước thải các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lí trong ngày đạt 100% [62,tr.11].

4.2.3. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội

4.2.3.1. Khắc phục các hạn chế của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư, lao động và tài nguyên. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu

Về bản chất, định hướng này chính là thời kì “quá độ” cần thiết để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn tài nguyên và lao động sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp TFP, với việc sử dụng hàm lượng khoa học, công nghệ và chất xám cao. Theo định hướng này, trong giai đoạn đầu, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội, xét trên bình diện lớn, vẫn được tiếp tục dựa trên cơ sở khai thác các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng nhưng phải được thực hiện với hiệu quả cao, đặc biệt nhấn mạnh đến các khu vực ngoại thành và khu vực nông thôn. Hai yếu tố cần quan tâm nhất là nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và năng suất lao động. Nâng cao hiệu suất vốn cần tái cơ cấu đầu tư, tăng cường quản lí vốn đầu tư, sử dụng triệt để vốn sản xuất đã được trang bị. Nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn này cần tập trung trước hết vào việc sắp xếp, bảo đảm việc làm, giảm tối thiểu tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, nhất là khu vực Hà Nội mới và thứ đến là nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động, bao gồm

(i) đào tạo nghề, kĩ năng phù hợp với điều kiện làm việc nhằm tạo điều kiện cho người lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023