Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 23


sản gắn liền với đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lí vi phạm pháp luật đất đai; chính sách đất đai đối với đất nông nghiệp.

Điều tra cơ bản về đất đai, đánh giá tiềm năng về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính, hoàn thành việc đăng kí đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng hồ sơ địa chính cho toàn bộ các thửa đất đang sử dụng; thực hiện tốt việc đăng kí biến động đất đai; thường xuyên chỉnh lí hồ sơ địa chính; triển khai xây dựng hệ thống đăng kí đất đai điện tử.

Xây dựng quy hoạch sử dụng đất gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế kinh tế hóa về quản lí đất đai bao gồm giá đất; phí, lệ phí trong quản lí, sử dụng đất. Kiện toàn tổ chức phát triển quỹ đất. Tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách, pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức. Đào tạo đội ngũ thanh tra đủ về số lượng, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật trong việc quản lí sử dụng đất. Nâng cao chất lượng công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai đồng bộ từ Thành phố đến phường, xã, thị trấn, kịp thời cung cấp thông tin, phục vụ giao dịch đất đai trực tuyến, định giá đất, dự báo biến động về giá đất. Kiện toàn hệ thống tổ chức ngành tài nguyên và môi trường từ Thành phố đến phường, xã, thị trấn.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng tinh giản hóa về quy trình thủ tục và xã hội hóa trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công về đất đai. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ về KHCN, HĐH hệ thống quản lí đất đai; thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quản lí đất đai.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường, quản lí chất thải và kiểm soát ô


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

nhiễm cho từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề... trên địa bàn Thành phố. Xây dựng Quy hoạch tổng thể môi trường Thành phố Hà Nội, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc môi trường.

Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư. Không phê duyệt các dự án đầu tư có tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra ngay từ quá trình xây dựng, thi công đến vận hành, hoạt động của các dự án đầu tư.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 23

Tăng cường hoạt động kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm. Rà soát lập danh sách và kiên quyết xử lí các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mới phát sinh, bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lí ô nhiễm, xử phạt hành chính hoặc di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung.

Triển khai nhân rộng các phương án, mô hình xử lí rác thải sinh hoạt quy mô nhỏ cấp huyện, xã tại khu vực ngoại thành. Khảo sát, phân loại và đánh giá về hiện trạng phát sinh nước thải làng nghề, triển khai nhân rộng mô hình thí điểm xử lí nước thải làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng. Đôn đốc xây dựng hệ thống xử lí chất thải y tế nguy hại, nước thải của các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn Thành phố.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương và phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy. Cải tạo môi trường sông Tô Lịch, sông Tích và các dự án thoát nước của Thành phố.

Đổi mới cơ chế quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trường. Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lí chất thải.

- Tăng cường quản lí chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Áp dụng phương pháp quản lí tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên tắc 3R (Reduction: giảm thiểu, Reuse: tái sử dụng và Recycle: tái chế). Đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, chôn lấp và xử lí rác thải trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại,


hạn chế không để rác tồn đọng qua ngày. Tuyên truyền, giáo dục người dân phân loại rác tại nguồn. Đầu tư công nghệ tái chế, xử lí rác thải theo công nghệ mới, tiên tiến. Tăng tỉ lệ rác thải được xử lí, giảm dần tỉ lệ rác thải chôn lấp.

Hoàn thành khu xử lí chất thải rắn Nam Sơn (giai đoạn II); khu xử lí rác thải Núi Thoong (huyện Chương Mĩ), khu xử lí rác thải Sơn Tây (giai đoạn II). Xây dựng các khu xử lí chất thải rắn (XLCTR) Phù Đổng (Gia Lâm), Khu XLCTR Kiêu Kỵ, Nhà máy XLCTR Cầu Diễn, Nhà máy phân hữu cơ Núi Thoong, Nhà máy phân hữu cơ Cao Dương, Khu XLCTR An Phú, Nhà máy XLCTR Tiến Sơn, Khu XLCTR Đồng Ké.

Phối hợp với các tỉnh lân cận và Bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng các khu liên hợp xử lí rác phục vụ liên tỉnh. Các quận, huyện phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu, chuẩn bị địa điểm xây dựng các khu, nhà máy xử lí rác thải tại chỗ, quy mô nhỏ, tránh tình trạng vận chuyển rác thải từ địa phương này sang địa phương khác. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lí rác thải.

Không đầu tư mở rộng các khu công nghiệp cũ nằm xen trong khu dân cư mà đầu tư về chiều sâu, nâng cấp hạ tầng kĩ thuật, từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất trong nội thành ra các khu công nghiệp.

4.3.4. Kiến nghị

4.3.4.1. Đối với Chính phủ

Chỉ đạo nghiên cứu, ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện cho Hà Nội phát huy tối đa tiềm năng và các thế mạnh đặc thù. Phối hợp, điều chỉnh, xây dựng các quy hoạch ngành có liên quan đến thành phố Hà Nội. Chú trọng đầu tư cho các công trình do các Bộ, ngành quản lí trên địa bàn thành phố như: các tuyến đường cao tốc, vành đai; các công trình quy mô lớn thuộc hệ thống cấp điện, thủy lợi, thoát nước và xử lí ô nhiễm các sông; các cơ sở đào tạo, y tế... Hỗ trợ, tạo điều kiện cho Thành phố thu hút đầu tư phát triển các khu công nghệ cao, các dịch vụ cao cấp (trung tâm tài chính - ngân hàng, trung tâm thương mại quốc tế...). Chỉ đạo, phối hợp các địa phương trong vùng để phát triển các công trình kết cấu hạ tầng quy mô vùng, tạo điều kiện hình thành các đô thị thực sự là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, giảm sự tập trung quá mức dân cư, kinh tế, các cơ sở đào tạo, y tế... vào khu vực nội thành Hà Nội.


Chính phủ chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo hướng chất lượng, hiệu quả bền vững, có sức cạnh tranh cao để các bộ, ngành và các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện. Đây cũng là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước 2011 - 2020.

Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ, với lộ trình, bước đi thích hợp cho từng ngành, vùng và địa phương. Khuyến khích, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức hợp tác quốc tế, huy động mạng lưới khoa học và công nghệ ở nước ngoài, chú trọng các quốc gia và địa bàn trọng điểm phục vụ các nội dung của Chương trình. Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế về công nghệ cao. Hỗ trợ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Xây dựng lộ trình hội nhập quốc tế về các tiêu chuẩn kĩ thuật và môi trường. Đây vừa là yêu cầu của Luật chất lượng hàng hóa, đồng thời cũng là cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hỗ trợ, tạo điều kiện cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành thu hút đầu tư phát triển các khu công nghệ cao, các dịch vụ cao cấp, các mô hình nông nghiệp tập trung công nghệ, kĩ thuật cao.

Tiến hành nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới và khu vực, những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá đến CLTTKT; nghiên cứu về chiến lược và chính sách của các nước lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động đến nước ta; định rõ vị thế, bước đi và chính sách chủ động hội nhập của Việt Nam vào các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực. Tiến hành điều tra cơ bản một số chỉ số liên quan đến CLTTKT như: năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa thay thế nhập khẩu, hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), các chỉ tiêu CLTT liên quan đến chất lượng sống, tiến bộ công bằng xã hội, môi trường… nhằm tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu lí luận, phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và mô hình mới nảy sinh trong thực tiễn phát triển và nâng cao CLTTKT.

4.3.4.2. Đối với Thủ đô Hà Nội


Tổ chức chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược vào các quy hoạch;

Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc phát triển ngành, sản phẩm chủ lực của cả nước trên địa bàn.

Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành lập các đồ án quy hoạch ngành phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ cho phép thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phân cấp quản lí theo hướng tăng cường thẩm quyền cho Thành phố trong các lĩnh vực: thu hút đầu tư, khai thác, sử dụng các nguồn lực, thực hiện các chế tài đủ mạnh trong quản lí kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quản lí đô thị, dân cư. Ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển các ngành, lĩnh vực chất lượng cao, áp dụng công nghệ cao, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Đề xuất Trung ương cho phép áp dụng một số chính sách đặc thù khuyến khích phát triển một số dự án sản xuất công nghiệp sử dụng ít năng lượng, tài nguyên (kể cả công nghiệp tái chế) theo mô hình tăng trưởng xanh để từ đó nhân rộng trong toàn quốc. Tập trung khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa và hình thành chuỗi giá trị trong nước và xuất khẩu nhằm tạo sự liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp.

Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô. Hướng đề xuất điều chỉnh đảm bảo: không gian kinh tế mở, liên kết chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của Thủ đô và các tỉnh, thành trong Vùng, gắn với Quy hoạch của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam và Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Phối hợp giữa các địa phương và các bộ, ngành trong quy hoạch xây dựng các đô thị có chức năng đặc trưng,


tạo sức hút và bản sắc cho 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội (Hòa Lạc; Xuân Mai; Sơn Tây; Sóc Sơn; Phú Xuyên). Đồng thời, bảo đảm tiến độ phát triển các đô thị vệ tinh theo quy hoạch phát triển Vùng Thủ đô, quy hoạch phát triển các hành lang và vành đai kinh tế trong hợp tác phát triển vùng.

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xanh coi đây như một định hướng chủ đạo cho sự phát triển Thủ đô. Chuyển đổi cơ cấu vùng kinh tế gắn với tiến trình đô thị hóa, phát triển các đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Sóc Sơn, Phú Xuyên). Thực hiện những cơ chế đặc thù khuyến khích thu hút các nguồn lực: nhân lực chất lượng cao; công nghệ cao, công nghệ sạch; các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các đô thị này. Hoàn thiện cơ chế chính sách tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích các hình thức hợp tác đầu tư công – tư (PPP), đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng: công nghệ thông tin - viễn thông; các khu công nghệ cao; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; vườn ươm doanh nghệp ứng dụng công nghệ mới. Tăng nhanh tốc độ đào tạo nghề, phát triển hạ tầng CNTT đưa thông tin và tri thức về nông thôn. Nghiên cứu xây dựng mô hình điểm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ, kĩ thuật cao trong Chương trình xây dựng nông thôn mới để từ đó nhân rộng ở khu vực ngoại thành, tạo chất lượng và diện mạo mới trong phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội.

Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố giai đoạn đến năm 2020, Đề án “Phát triển kinh tế tri thức giai đoạn đến năm 2020”, coi đây là bước đột phá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, chất lượng. Xây dựng Chiến lược đối ngoại Thủ đô giai đoạn đến năm 2020 gắn với khởi động mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng, hiệu quả, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường thành phố giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030; xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án đảm bảo an sinh xã hội 2011- 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình việc làm giai đoạn đến năm 2015.

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ Thủ đô, coi đây là động lực để nâng cao CLTTKT, là nhân tố quan trọng trong nhân tố năng suất tổng hợp (TFP). Ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường, trước mắt,


khuyến khích sử dụng trong các ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác. Tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn và các sản phẩm ưu tiên. Ban hành Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, tập trung vào các nội dung như: đào tạo huấn luyện, hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, thông tin; hỗ trợ hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ...

Nhanh chóng ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô”. Coi đó là “chìa khóa” để Hà Nội phát huy các tiềm năng, thế mạnh về cơ chế đặc thù nhằm tăng trưởng kinh tế theo hướng bảo đảm chất lượng.


KẾT LUẬN

1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng không chỉ đối với cả nước mà đối với mỗi một địa phương như Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên là một khái niệm mới, cho nên hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Trong luận án này, chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm 3 nội dung (hay khía cạnh) chủ yếu là kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, luận án đã hình thành 3 nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế.

2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, căn cứ vào vai trò và tính chất tác động, có thể phân các yếu tố này thành hai nhóm là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế. Trong đó, nhóm các yếu tố kinh tế bao gồm vốn, lao động, công nghệ và tài nguyên, nhóm các yếu tố phi kinh tế là các yếu tố còn lại. Tuy nhiên, việc phân chia các nhóm yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế trên đây cũng chỉ mang tính tương đối.

3. Các kết quả nghiên cứu về bản chất khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế là khung khổ lí thuyết, từ đó có thể phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một địa phương hay một đô thị Hà Nội.

4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của các thành phố trong và ngoài nước là những bài học quý báu không chỉ đối với Hà Nội mà còn đối nhiều địa phương khác. Đó là để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tính tự chủ của các thành phần kinh tế, mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường… Trong mỗi chính sách tăng trưởng kinh tế phải hàm chứa những nội dung về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và ngược lại, trong mỗi chính sách về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường phải hàm chứa các nội dung về tăng trưởng kinh tế.

5. Với những ưu thế sẵn có, nên Hà Nội thu hút được một nguồn vốn đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của Hà Nội thấp, chỉ số ICOR của Hà Nội còn cao hơn cả nước. Do có ưu thế về chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ công nghệ, nên năng suất lao động của Hà Nội luôn cao hơn cả nước, tuy nhiên, với năng suất đạt được hiện nay, Hà Nội còn kém xa nhiều thành phố của các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng suất nhân tố tổng hợp là yếu tố quyết định đối với nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, trong thời gian qua, yếu tố này chưa đóng góp được nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành, cũng như trong nội bộ các ngành còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với việc chuyển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023