Tập Trung Nguồn Lực Đầu Tư Chiều Sâu Cho Các Ngành Mũi Nhọn Và Các Điểm Động Lực Tăng Trưởng Nhằm Tạo Ra Các Lợi Thế Cạnh Tranh


động có thể tiếp nhận việc làm trong điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp và yêu cầu lao động cao hơn, (ii) tăng cường ý thức, kỉ luật và phong cách người lao động nhằm nâng cao hiệu suất việc làm, (iii) xúc tiến và hỗ trợ giải quyết việc làm nhằm tạo cơ hội có việc làm phù hợp cho người lao động… Đây chính là một trong những phương thức nhằm gắn kết giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội.

4.2.3.2. Tập trung nguồn lực đầu tư chiều sâu cho các ngành mũi nhọn và các điểm động lực tăng trưởng nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh

Việc chuyển mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang một mô hình tăng trưởng theo chiều sâu cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Trước hết, cần xác định các ngành các sản phẩm có lợi thế so sánh và sau đó là tiến hành đầu tư để chuyển các lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Để thực hiện điều đó cần tập trung nguồn lực cho những ngành, sản phẩm, đã được lựa chọn. Khắc phục triệt để việc đầu tư phân tán, dàn đều cho mọi ngành, mọi địa phương của thành phố. Các điểm động lực lại được đầu tư vốn và lao động theo chiều sâu, cần phải có được công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có các lợi thế cạnh tranh quốc gia và quốc tế.

Đối với các ngành mũi nhọn, trước hết, cần xác định danh mục các sản phẩm mũi nhọn trên địa bàn thành phố. Cụ thể là, các sản phẩm gì, nằm trên tiểu vùng nào, khả năng phát triển và lợi thế của sản phẩm là như thế nào… Tiếp đến cần hình thành phương án để đầu tư theo chiều sâu đối với các sản phẩm mũi nhọn để chuyển lợi thế so sánh của các sản phẩm đó thành lợi thế cạnh tranh quốc gia và quốc tế; cuối cùng là hình thành cơ cấu ngành kinh tế hợp lí từ các ngành, sản phẩm mũi nhọn có có lợi thế cạnh tranh quốc tế.

Các điểm động lực tăng trưởng là các hạt nhân tăng trưởng theo không gian, có tác dụng giúp cho các sản phẩm mũi nhọn phát huy được các lợi thế cạnh tranh quốc gia và quốc tế. Các điểm động lực tăng trưởng ở Hà Nội, chủ yếu bao gồm các các khu công nghiệp (KCN) lớn và các tiểu vùng kinh tế động lực. Nội dung đặt ra đối với phát triển các điểm động lực trong giai đoạn 2011-2020 là: chuyển xu hướng phát triển theo chiều rộng (cả số lượng, phạm vi không gian, tính chất kinh tế), kém hiệu quả sang mô hình

phát triển theo chiều sâu với mật độ kinh tế (được đo bằng GDP/km2) ngày càng đậm đặc,

đẩy mạnh thu hút FDI kết hợp với thực hiện có hiệu quả các nghiên cứu và triển khai, chú trọng đến các mô hình tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế hiện đại trong nội bộ vùng,


KCN và giữa các KCN, các tiểu vùng với nhau, kể cả với các tiểu vùng chậm phát triển. Lộ trình thực hiện phát triển các điểm động lực theo hướng trên bao gồm: (i) sắp xếp tổ chức lại các tiểu vùng, KCN dựa trên các yêu cầu nghiêm ngặt của quan điểm địa kinh tế mới, trong đó dấu hiệu về “thế đứng” và lợi thế cạnh tranh là quan trọng nhất, để lựa chọn mạng lưới các tiểu vùng động lực tăng trưởng hợp lí; (ii) đầu tư đồng bộ và theo chiều sâu cho phát triển các tiểu vùng động lực và KCN để tạo ra các đầu tàu tăng trưởng, nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

4.2.3.3. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội thông qua việc tạo cho người lao động nhiều cơ hội tham gia và hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng

Để gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội cần đảm bảo hai yêu cầu: (1) bình đẳng về cơ hội: tạo cho mọi người lao động có khả năng và có nhu cầu lao động đều có được cơ hội việc làm và (2) công bằng về kết quả: người dân phải được thụ hưởng xứng đáng những thành quả tăng trưởng mà họ góp phần tạo ra.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 20

Lí thuyết kinh tế truyền thống đều đã khẳng định các yếu tố sản xuất – vốn và lao động – sẽ di chuyển đến những nơi mà chúng có hiệu suất sử dụng cao nhất. Để tăng hiệu suất sử dụng lao động, các chính sách của Hà Nội phải thúc đẩy tính cơ động của lao động, trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho sự di cư tự nguyện của dân cư. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ chế chính sách, loại bỏ các chính sách bất hợp lí đang hạn chế di cư (chính sách quản lí hộ khẩu, công nhận quyền sử dụng đất và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động di cư…), tăng cường cung cấp các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, phát triển mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các vùng trọng điểm thu hút đầu tư với các vùng sâu vùng xa – nơi cung cấp nguồn lao động và trong nội bộ các điểm thu hút lao động di cư.

Để đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng các thành quả do tăng trưởng kinh tế mang lại, cần đổi mới các chính sách lao động - xã hội, đặc biệt là chính sách dành cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, tàn tật, phụ nữ, trẻ em…), phát triển mạng lưới an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp…) nhằm đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng một cách công bằng; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển KTXH tại địa phương; ưu tiên đầu tư công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là


vùng nghèo để tạo điều kiện bổ sung, hỗ trợ cho nguồn vốn tư nhân do lao động di cư chuyển về phát triển tạo việc làm tại địa phương.

4.2.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, tăng cường bảo vệ và hạn chế ô nhiễm môi trường

Tăng trưởng kinh tế gắn bảo vệ môi trường là một khía cạnh phản ánh tăng trưởng kinh tế vì con người. Thời gian qua, cùng với tăng trưởng kinh tế cao là sự xuống cấp của môi trường trên địa bàn thành phố, điều đó đã và đang tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên…

Việc chuyển đổi mô hình từ chiều rộng sang chiều sâu chính là việc chuyển từ mô hình tăng trưởng kinh tế không thân thiện môi trường sang mô hình tăng trưởng kinh tế thân thiện với môi trường hay tăng trưởng xanh. Về bản chất, đó là việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, chủ động đối phó hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể liên quan đến nội dung này bao gồm: (1) sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên bằng cách áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hóa từ nguồn tài nguyên ban đầu; (2) thực hiện có hiệu quả quá trình tài sinh tài nguyên; (3) phòng chống ô nhiễm môi trường, có phương án xử lí ô nhiễm, kĩ thuật phòng chống và giải quyết hệ quả của ô nhiễm; (4) khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, kết hợp các công cụ và biện pháp kinh tế, tài chính, tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn để hình thành lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

4.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội

4.3.1. Các giải pháp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong dài hạn

4.3.1.1. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để huy động nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế

Mặc dù, trong thời gian qua Hà Nội đã huy động được một nguồn vốn đầu tư khá lớn, tuy vậy lượng vốn này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thủ đô. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc thu hút đầu tư là môi trường kinh doanh còn


hạn chế. Vì vậy, để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút hơn nữa các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước cần thực hiện các giải pháp sau:

Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ theo hướng tự do hoá thương mại và đầu tư. Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, được quản lí và giám sát hiệu quả. Phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản, ngăn chặn tình trạng đầu cơ; hoàn thiện cơ chế vận hành sàn giao dịch bất động sản. Phát triển thị trường lao động, khuyến khích các hình thức giao dịch việc làm. Phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường.

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách, xây dựng chính sách đặc thù cho Thủ đô, trọng tâm là các chính sách liên quan đến phân cấp quản lí theo hướng tăng cường thẩm quyền cho các cấp trong các lĩnh vực: thu hút đầu tư, khai thác, sử dụng các nguồn lực, thực hiện các chế tài đủ mạnh trong quản lí kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường. Ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển các ngành, lĩnh vực chất lượng cao, áp dụng công nghệ cao, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Phát triển hạ tầng kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Việc phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội, vì hiện nay hệ thống hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn Hà Nội còn lạc hậu và thiếu đồng bộ. Trong thời gian tới, mục tiêu của việc xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị của Thủ đô, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm định hướng lâu dài và kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.

Để phát triển hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn cần triển khai áp dụng hiệu quả Điều 17 của Luật Thủ đô, quy định về nguồn tài chính và cơ chế để Hà Nội phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, hiện đại. Sử dụng nguồn vốn này để đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lí nước thải, hệ thống quản lí và xử lí chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô. Tranh thủ nguồn vốn nhà nước theo Luật Thủ đô để xây


dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kĩ thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn.

Cùng với việc đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật, cần phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nhanh các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư như dịch vụ tài chính

- ngân hàng, vận tải trong các khu công nghiệp; ban hành các cơ chế hỗ trợ, xây dựng thêm các khu thông quan, khu ngoại quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu một cách thuận tiện.

Chuẩn bị tốt quỹ đất sạch để kêu gọi các nhà đầu tư. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào, bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đầu tư (giao cho các trung tâm phát triển quỹ đất quận huyện hoặc mô hình 01 doanh nghiệp thuộc Thành phố chuyên thực hiện chức năng giải phóng mặt bằng theo quy định). Dành quỹ đất cần thiết để xây dựng các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch có giá trị gia tăng lớn) tạo nguồn cung sẵn có về mặt bằng sản xuất kinh doanh với chi phí hợp lí; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kĩ thuật ổn định (điện, nước, viễn thông, vận tải…) để thu hút đầu tư.

Sắp xếp và tổ chức hoạt động kinh tế các KCN theo hướng bền vững và hiệu quả cao. Căn cứ vào đặc điểm các KCN, có thể phân chia các KCN của Hà Nội hiện nay thành ba vùng cơ bản có liên quan đến bố trí phát triển KCN. Đó là: (1) Vùng I bao gồm các quận nội thành hiện nay của Hà Nội và vùng đô thị hạt nhân; (2) Vùng II bao gồm các huyện ngoại thành Hà Nội cũ, khu vực đô thị của Hà Tây cũ; (3). Vùng III bao gồm các huyện còn lại.

Dựa trên đặc điểm và vị trí của mỗi vùng, xác định rõ các tiêu chí thu hút các loại hình doanh nghiệp vào đầu tư trong KCN. Tiêu chí phân biệt cơ bản sẽ là tính chất gây ô nhiễm và trình độ tiên tiến của công nghệ được sử dụng. Theo quan điểm trên, (i) Các KCN tại vùng I sẽ chỉ cho phép thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ nhiều vốn (capital intensive), trình độ tiên tiến và ít gây ô nhiễm; công nghiệp sạch. (ii) Các KCN tại vùng II có thể cho phép thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ có trình độ tiên tiến và khả năng gây ô nhiễm ở mức trung bình; (iii) Còn các KCN ở vùng III có thể cho phép thu hút những dự án sử dụng công nghệ nhiều lao động (labor intensive) và chấp nhận khả năng gây ô nhiễm ở mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.


Đa dạng hóa các mô hình tổ chức các KCN theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế. Chuyển từ các KCN thành lập mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau với mục tiêu lấp đầy KCN thành những KCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu. Chuyển đổi KCN chỉ bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất cho xuất khẩu, sang mô hình KCN tổng hợp, trong đó, bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa), dịch vụ phục vụ hoạt động trong KCN như ngân hàng, bưu điện, dịch vụ cung ứng thường xuyên và các hoạt động dịch vụ; hoạt động khoa học công nghệ cao. Thực hiện sự liên kết trong nội bộ KCN, liên kết giữa các KCN trên cùng một khu vực, xu thế hình thành nhiều kiểu, loại KCN đa dạng. Trong quá trình chuyển đổi các mô hình KCN hiện có, cần hướng tới các mô hình tổ chức kinh tế KCN hiện đại như: Mô hình KCN tập trung, KCN tổng hợp, Mô hình liên kết KCN…

Phát triển hạ tầng giao thông vận tải, tình trạng ách tắc giao thông là một trong những vấn đề bức xúc của Hà Nội hiện nay, đây là một trong nhưng nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh gây thiệt hại rất lớn về thời gian, công sức và tiền bạc cho xã hội, ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng, phát triển, quản lí Thủ đô.

Để góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn cần ban hành quy định ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lí, điều hành hệ thống giao thông vận tải. Có chính sách nhằm khuyến khích việc sử dụng các phương tiện giao thông vận tải hành khách công cộng.

Mở rộng đường giao thông đến các khu công nghiệp và xây dựng một số khu đô thị, nhà ở, căn hộ cho thuê phục vụ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn. Tổ chức mạng lưới giao thông công cộng thuận tiện từ nội đô đến các khu công nghiệp để phục vụ công nhân đi lại.

4.3.1.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư

Trên cơ sở thu hút được nguồn vốn, vấn đề tiếp theo là cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư. Đây chính là điểm yếu nhất trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế


của Hà Nội trong thời gian qua.

Để nâng cao hiệu quả đầu tư, cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào tri thức và khoa học công nghệ. Việc duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên, lao động và vốn chính là nguyên nhân hạn chế tốc độ tăng trưởng của Hà Nội thời gian qua. Lựa chọn những ngành, lĩnh vực có khả năng phát triển theo chiều sâu để dành sự ưu tiên phát triển trước, thông qua việc tăng cường đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công nghệ. Hạn chế phát triển những ngành những lĩnh vực cần nhiều vốn, tài nguyên và năng lượng ảnh hưởng đến môi trường nhưng hiệu quả kinh tế, xã hội thấp. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để từng bước chuyển lao động những ngành này sang những ngành có mức độ ưu tiên trung bình.

Kiên quyết và có biện pháp mạnh mẽ chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng; Chương trình hành động của Thành uỷ, Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố với mục tiêu, yêu cầu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

Hoàn thiện cơ chế giám sát và tăng cường công tác giám sát đầu tư. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn. Thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỉ trọng đầu tư vốn từ thành phần kinh tế tư nhân, giảm dần tỉ trọng đầu tư vốn Nhà nước. Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong sử dụng đất đai, vốn và các nguồn lực khác. Nâng cao hiệu quả phân bổ hiệu quả các nguồn lực, việc định hướng đầu tư của cơ quan Nhà nước phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, chỉ nên phát triển trong những lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế và các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quốc phòng – an ninh. Đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần được tập trung vào tạo lập các điều kiện để phát triển các hoạt động kinh doanh, như kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách thể chế…


Trong giai đoạn 2001-2010, tỉ lệ đầu tư công quá cao đã làm yếu đi vai trò của các nguồn vốn khác và làm giảm hiệu quả của đầu tư phát triển. Vì thế, trong thời gian tới, cần phải giảm tỉ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội.

Việc định hướng đầu tư công phải nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế nhanh với phát triển bền vững, đảm bảo cho việc phát triển trước mắt đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển trong tương lai, gắn đầu tư phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Vốn đầu tư công chỉ sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ, mở đường cho những lĩnh vực mới có khả năng lôi kéo và có khả năng lan tỏa trong nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Sử dụng đầu tư công cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ như một thứ “vốn mồi” hay chất xúc tác nhằm kích thích sự phát triển của những ngành cần ưu tiên, có tính chất lôi kéo nền kinh tế mà tư nhân chưa đủ năng lực đầu tư, không muốn đầu tư vì khả năng sinh lời thấp hoặc chứa đựng rủi ro lớn. Cụ thể là: (i) đầu tư vào sản xuất và cung ứng dịch vụ công mà khu vực tư nhân không đảm đương được hoặc có thể làm nhưng không có hiệu quả bằng các cơ sở của nhà nước; và (ii) đầu tư vào những lĩnh vực mới, có triển vọng tạo ra những hiệu ứng lan tỏa tích cực cho nền kinh tế chịu rủi ro lớn trong giai đoạn nghiên cứu và triển khai lúc đầu. Khi những lĩnh vực này đã đi vào thế ổn định, cần chuyển giao dần cho khu vực tư nhân đảm nhiệm và thu hồi vốn đầu tư để chuyển sang các lĩnh vực mới, quan trọng khác.

Vốn đầu tư công cần được hướng chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo phúc lợi nhân dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, ngoại thành, cụ thể là:

Đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, bao gồm: đường sá, cầu cống, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông nhằm phát triển giao thông tuyến cơ sở và kết nối khu vực nông thôn của Hà Nội với thành thị, các vùng của Hà Nội với nhau, nhưng giảm dần về tỉ trọng nhờ hoàn thiện khuôn khổ pháp lí để thu hút tư nhân tham gia. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các ngành kinh tế thủ đô Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023