Khía Cạnh Xã Hội Của Chất Lượng Trưởng Kinh Tế


hóa đơn, đăng kí lao động, BHXH, BHYT,…). So sánh với các tỉnh thành khác, Hà Nội xếp vị trí trung bình kém và kém ở hầu hết các chỉ tiêu về chi phí thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các quy định của Nhà nước.

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất là chỉ số mà nhiều năm ở Hà Nội ở vị trí cuối trong bảng xếp hạng và không chỉ riêng Hà Nội, mà hầu hết các thành phố lớn trong cả nước đều có xếp hạng thấp ở chỉ số này và chưa có sự cải thiện nhiều qua các năm. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng tiếp cận, cũng như tính ổn định của mặt bằng sản xuất đang sử dụng. Nhiều vấn đề trong lĩnh vực đất đai của Thành phố xếp vị trí nhóm cuối, như tỉ lệ doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều kiện và thời hạn thuê đất,… Phát triển các khu, cụm công nghiệp triển khai còn chậm và bất cập, chưa bảo đảm hạ tầng kĩ thuật dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động.

Năng lực điều hành của chính quyền địa phương: Hà Nội trong nhiều năm chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân có thể kể đến cả chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan, do sự sáp nhập Hà Nội và Hà Tây (2008) không chỉ sáp nhập về địa giới hành chính, mà còn có sự sắp xếp điều chuyển lãnh đạo của hai tỉnh thành phố trước đây giờ làm một. Điều này có thể là khó khăn trở ngại, lúng túng trong điều hành do quan điểm, định hướng, phong cách điều hành, tác phong lãnh đạo ở hai tỉnh thành phố là khác nhau. Sau khi gộp chung lại sẽ tạo ra những khe hở, sự khập khiễng chưa thể khắc phục ngay lập tức, cần có thời gian để vận hành bộ máy lãnh đạo một cách thuần thục ăn khớp. Chính vì vậy, còn tồn tại những điểm hạn chế trong cơ chế và cách thức điều hành của chính quyền thành phố. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan, không chỉ ở Hà Nội mà còn tồn tại ở rất nhiều địa phương khác, tình trạng một bộ phận nhỏ cán bộ lãnh đạo còn chưa mẫn cán, chưa có tinh thần trách nhiệm với công việc chung, đặt lợi ích của thành phố của nhân dân lên đầu. Cơ chế điều hành của Thủ đô, trung tâm của cả nước chưa thực sự hợp lí, còn nhiều bất cập, thậm chí một số chính sách cải cách hành chính đưa ra chưa phù hợp. Vì vậy, chỉ số về năng lực điều hành của chính quyền địa phương ở Hà Nội còn chưa cao, luôn xếp thấp sau nhiều tỉnh thành phố khác trong cả nước.

3.2. Khía cạnh xã hội của chất lượng trưởng kinh tế


3.2.1. Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo

Có thể nói, tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 1,21% năm 2007. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập Hà Nội và Hà Tây, một trong những khó khăn lớn nhất mà Thủ đô phải đối mặt là tỉ lệ hộ nghèo tăng mạnh. Với tổng số 117.825 hộ nghèo (có thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng ở thành thị và dưới 330.000 đồng/tháng ở nông thôn), tỉ lệ hộ nghèo ở Hà Nội lên tới 8,43%. Sau khi đánh giá tỉ lệ hộ nghèo, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo Thành phố năm 2009 đến năm 2011, Hà Nội đã giảm 2% tỉ lệ hộ nghèo toàn thành phố (từ 8,43 xuống còn 6,49%), tương đương với giảm 15.910 hộ nghèo.

Với kết quả tại bảng 3.18, Hà Nội được xem là thành phố có tốc độ giảm nghèo nhanh, đồng thời cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến vấn đề giảm nghèo. Chính vì vậy, trên cơ sở kết quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo những năm qua, Thành phố đã điều chỉnh mức chuẩn nghèo tăng lên gấp rưỡi, chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 quy định: khu vực thành thị từ 750.000 đồng/tháng trở xuống, ở nông thôn từ 550.000 đồng/tháng trở xuống. Với chuẩn mới này, số hộ nghèo của thành phố là

148.148 hộ, chiếm 9,6% tổng số hộ dân, trong đó có 2.008 hộ nghèo thuộc diện có công với cách mạng, 21.831 hộ nghèo có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng...

Bảng 3.18. Tỉ lệ hộ nghèo Hà Nội giai đoạn 2001 – 2012


Năm

Số hộ nghèo

Tỉ lệ hộ nghèo (%)

2005

28.251

2,13

2006

21.563

1,27

2007

18.234

1,21

2008

117.825

8,43

2009

101.884

6,49

2010

83.384

4,48

2011

50.149

3,14

2012

59.365

2,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 15

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Xét về tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo (bảng 3.19) có thể thấy mối quan


hệ này lúc cùng chiều, lúc ngược chiều, ngay cả khi Hà Nội tăng trưởng chậm lại do khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tỉ lệ hộ nghèo của Hà Nội vẫn giảm theo các năm, trừ năm 2008 do quá trình sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội khiến tỉ lệ hộ nghèo tăng đột biến…

Mặc dù, duy trì được tỉ lệ giảm nghèo qua các năm, song tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các quận, huyện. Các quận nội thành như Thanh Xuân, Cầu Giấy có số lượng hộ nghèo thấp nhất (236 hộ), kế đó là quận Tây Hồ 260 hộ, Long Biên 772 hộ. Trong khi đó, các quận trung tâm như Hoàn Kiếm lại có tới 1.375 hộ nghèo, Ba Đình có 1.011 hộ, Hai Bà Trưng 1.022 hộ, Đống Đa 1.110 hộ. Năm 2009, Hà Nội còn 12/29 quận/huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao trên 10%; 43/577 xã phường có tỉ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên.

Bảng 3.19. So sánh tăng trưởng và giảm nghèo


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1. Tăng trưởng:









- Tốc độ tăng trưởng (%)

13,57

12,20

12,51

10,65

7,37

11,07

10,14

8,10

- Số điểm % tăng trưởng









gia tăng so với năm trước


- 1,37

0,31

-1,86

-3,28

3,70

-0,93

- 2,04

2. Giảm nghèo









- Tỉ lệ nghèo đói (%)

2,13

1,27

1,21

8,43

6,49

4,48

3,14

2,14

- Số điểm % giảm nghèo









giảm xuống so với năm trước


0,86

0,04

-7,22

1,94

2,01

1,34

1,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Sự khác biệt trong tốc độ giảm nghèo giữa các quận, huyện do bộ phận lao động làm

việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Nội vẫn còn chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. Hoạt động nông nghiệp lại chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, do đó, thu nhập còn thấp và bấp bênh. Ngoài ra, còn những người có trình độ học vấn và chuyên môn thấp, người lao động di cư từ nông thôn hoặc nông dân mất đất do đô thị hóa, CNH. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng chứng tỏ chính sách tăng trưởng thông qua tạo nhiều việc làm có giá trị gia tăng thấp tuy có tác động giảm nghèo, nhưng khó thu hẹp được khoảng cách thu nhập giữa vùng nghèo với vùng giàu. Vì vậy, cần đặt mục tiêu tăng năng suất lao động ngay cả trong nhóm dân số nghèo và vùng nghèo để tăng thu nhập một cách bền vững.

Thành tựu giảm nghèo của Hà Nội không chỉ dựa trên các tiêu chí phổ biến là thu nhập và chi tiêu mà còn cả trên góc độ “nghèo khổ đa chiều” qua đời sống dân cư với những thiếu hụt mà họ có thể phải gánh chịu như: an sinh xã hội, giáo dục, y tế, nhà ở….


Cuộc khảo sát nghèo đô thị 2009 tại hai thành phố lớn của Việt Nam do UNDP tài trợ đã đưa ra kết quả bước đầu khá bất ngờ: Hà Nội “giàu” hơn TP HCM. Theo cách đánh giá này, mặc dù, Hà Nội có tỉ lệ người nghèo tính theo thu nhập cao hơn TP HCM (theo chuẩn nghèo quốc gia 2006, TP HCM có tỉ lệ người nghèo là 0,31%, trong khi ở Hà Nội là 1,27%), tuy nhiên, tỉ lệ người nghèo ở Hà Nội đều thấp hơn ở TP HCM trong tất cả các tiêu chí đánh giá khác. Ví dụ, Hà Nội đạt kết quả về giáo dục ở mức cao hơn TP HCM, thể hiện ở tỉ lệ biết chữ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và tỉ lệ đi học đúng tuổi. Hay tỉ lệ người không có bảo hiểm y tế ở Hà Nội là 28,15% so với 42,85% ở TP HCM.

Cách đánh giá đa chiều này cũng cho thấy ở Hà Nội, người dân nông thôn và dân di cư chịu nhiều thiếu hụt ở tất cả các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu, nhất là an sinh xã hội và nhà ở. Theo kết quả khảo sát, diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội là 15,7m2 (trong khi ở TP HCM là 17,7m2).

Hà Nội

TPHCM

An sinh XH Dịch vụ nhà CL, DT nhà Giáo dục

Y tế

An ninh

Thgia XH Thu nhập

37.840

53.960

30.530

36.190

23.510

28.700

9.400

26.900

7.840

13.540

8.990

10.810

5.140

10.630

Tuy nhiên, Báo cáo nghèo đô thị (2010) đã chỉ ra thu nhập không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa chiều ở cả hai thành phố. Thu nhập cũng không có tương quan mấy với các chiều nghèo khác. Thay vào đó, an sinh xã hội và tham gia các hoạt động xã hội thể hiện tương quan nhiều nhất với các chiều nghèo khác.


4.570

2.080

Hình 3.3. Chỉ số nghèo của Hà Nội và TPHCM

Nguồn: Báo cáo nghèo đô thị, 2010.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù, Hà Nội có tốc độ phát triển nhanh chóng và tỉ lệ nghèo thấp theo bất kì chuẩn nghèo nào hiện nay, vẫn tồn tại bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các nhóm dân cư, đặc biệt là giữa dân di cư và dân có hộ khẩu Hà Nội. Kết quả cũng chỉ ra các chính sách xóa đói giảm nghèo chỉ dựa trên tiêu chí kinh tế (thu nhập và chi tiêu) là chưa đủ, mà cần quan tâm nghiêm túc hơn đến việc cải


thiện hệ thống an sinh xã hội, nhà ở, giáo dục, y tế và tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là dân di cư và người nghèo tham gia nhiều hơn vào các hoạt động và tổ chức xã hội.

3.2.2. Tăng trưởng kinh tế với bất bình đẳng

Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thể hiện trên cả 3 chỉ số đánh giá bất công bằng trong phân phối thu nhập mà các tổ chức quốc tế đang sử dụng:

Khoảng dãn cách thu nhập đo bằng Hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất (20%) và nhóm hộ thu nhập thấp nhất (20%) ngày càng gia tăng: Thực tế cho thấy, nếu năm 1990, sự cách biệt về thu nhập của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần, năm 1995 là 7,0 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,34 lần, năm 2006 là 8,37 lần và năm 2008 là 8,9.

Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất và nhóm hộ thu nhập thấp nhất ở Hà Nội thấp hơn trung bình của cả nước, tuy nhiên cũng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Nếu như năm 2004 và 2006 sự cách biệt này chỉ là 6,8 lần thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 8,7 lần. Như vậy, khoảng dãn cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo có xu hướng tăng lên.

Bảng 3.20. Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ cao nhất và thấp nhất

Đơn vị tính: 1000 VNĐ


Năm

Chung

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Chênh lệch 5/1

Hà Nội cũ

2002

621,0

204,6

368,4

499,8

672,8

1360,5

6,7

2004

806,9

255,3

471,4

659,5

908,1

1739,9

6,8

2006

1050,0

329,1

589,2

878,4

1201,0

2252,3

6,8

2008

1719,6

535,1

957,0

1386,5

1933,3

3777,8

7,1

Hà Nội mới

2008

1296,9

363,4

585,4

889,9

1486,6

3156,2

8,7

Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, 2010 Tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất giảm dần: năm 1995 là 21,1%,

năm 1999 là 17,98%, năm 2002 là 17,4%, năm 2004 là 17,4%, năm 2006 là 17,37% và năm 2008 còn là 15,1% [53, tr.57]. Đối với Hà Nội, tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất, thấp hơn so với bình quân cả nước. Nếu như năm 2006 con số này là


16,46% thì đến năm 2010 đã giảm xuống còn 14,68%. Điều này cho thấy, mức bình đẳng tương đối về thu nhập của Việt Nam có xu hướng xấu đi, chúng ta đã bị chuyển từ nhóm nước có mức độ công bằng xã hội cao sang nhóm nước có mức độ công bằng xã hội vừa.

Bảng 3.21. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI) của Hà Nội


Năm

2004

2006

2008

2010

Hà Nội

0,361

0,326

0,364

0,423

Trong đó:





Nông thôn

0,313

0,305

0,342

0,410

Thành thị

0,311

0,264

0,330

0,383

Nguồn: Tính toán của tác giả. Đo lường bất bình đẳng theo hệ số GINI cho thấy xu hướng của hệ số này ở Việt

Nam tăng lên, nhất là sau những năm 2000: năm 1995 là 0,357; năm 1999 là 0,370; năm 2002 là 0,378; năm 2004 là 0,38; năm 2006 là 0,388 và năm 2008 là 0,4. Điều này chứng tỏ, sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư vẫn chưa có chiều hướng được cải thiện. Bảng

3.21 cho thấy tình trạng bất bình đẳng của Hà Nội cũng giống với xu hướng của cả nước.

Tỉ lệ nghèo ở nông thôn cao gấp 1,5 lần so với khu vực thành thị, số người nghèo ở nông thôn chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo của cả thành phố. Điều đó chứng tỏ, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn rất lớn.

Tóm lại: Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy rằng, thành quả của tăng trưởng đã không được phân bổ đồng đều giữa các tầng lớp dân cư trong thành phố. Thực tế này đang thách thức các nhà quản lí cần phải có các chính sách tích cực hơn nữa để cho các nhóm dân cư, đặc biệt là nhóm dân cư thu nhập thấp được hưởng lợi ích của tăng trưởng kinh tế trong những năm tới đây.

3.2.3. Tăng trưởng kinh tế với phát triển con người

Theo báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI), thước đo tổng hợp về sức khỏe, giáo dục và thu nhập của Việt Nam là 0,728 (tính theo số liệu năm 2008) - tăng 11,8% so với năm 1999, trong đó, Hà Nội đứng thứ ba cả nước (sau Bà Rịa- Vũng Tàu và TPHCM) về chỉ số này, với giá trị là 0,77. So với năm 1999, giá trị HDI của Hà Nội tăng 9,94% (Mặc dù, sự thay đổi HDI của Hà Nội chậm hơn so với cả nước, song vẫn là một trong những tỉnh, thành phố duy trì được sự tiến bộ trong giá trị HDI, đặc biệt giai đoạn 2004 –


2008, tốc độ thay đổi giá trị HDI còn nhanh hơn cả giai đoạn 1999 – 2004 (5,53% giai đoạn 2004 – 2008 so với 4,18% giai đoạn trước đó), trong khi đó, đà tăng của thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu bị chậm lại đáng kể (TP HCM: chỉ giảm 1,03% giai đoạn 2004 – 2008, trong khi giai đoạn 1999 – 2004 tăng 3,45%, con số tương ứng 2 giai đoạn này của Bà Rịa Vũng Tàu là 1,3% và 4,68%). Đây là bước tiến đầy ấn tượng, phản ánh những thành tựu to lớn của Hà Nội về tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống.

Với phép trừ thứ hạng xếp loại theo thu nhập bình quân đầu người cho thứ hạng HDI Hà Nội hiện nay nhận giá trị là 0, so với mức + 7 chung của Việt Nam thì Hà Nội thấp hơn khá nhiều, song so với những năm trước chênh lệch thứ hạng của 2 tiêu chí này ở Hà Nội đã có bước tiến bộ đáng kể. Điều đó cho thấy, thành tựu của quá trình tăng trưởng của Hà Nội đã bắt đầu lan tỏa đến sự phát triển con người. Mặc dù vậy, hiệu quả tăng trưởng vì mục tiêu phát triển con người của Hà Nội vẫn chưa cao, điều này thể hiện rõ thông qua hệ số tăng trưởng vì con người của Hà Nội (GHR) trong giai đoạn 1999 – 2008 chỉ đạt xấp xỉ 0,1 (trong khi thu nhập bình quân đầu người tăng gần 100% từ năm 1999 đến năm 2008 thì chỉ số phát triển con người của Hà Nội chỉ tăng 9,94%).

Bảng 3.22. Thay đổi của HDI Hà Nội giai đoạn 1999 – 2008


Thứ hạng


Tỉnh

HDI 2008

HDI 2004

HDI 1999

Thay đổi 1999 –

2004 (%)

Thay đổi 2004 –

2008 (%)

Thay đổi 1999 –

2008 (%)


Cả nước

0,728

0,701

0,651

7,66

3,82

11,77

1

Bà Rịa -

Vũng Tàu

0,805

0,795

0,759

4,68

1,30

6,04

2

TP. Hồ Chí Minh

0,773

0,781

0,755

3,45

-1,03

2,38

3

Hà Nội

0,770

0,730

0,700

4,18

5,53

9,94

4

Đà Nẵng

0,761

0,759

0,724

4,79

0,25

5,06

5

Quảng Ninh

0,755

0,722

0,684

5,58

4,58

10,42

6

Cần Thơ

0,751

0,699

0,633

10,54

7,40

18,72

Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2011)

Như vậy, đứng trên góc độ xã hội, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đã hướng theo mô hình tăng trưởng vì con người. Tuy nhiên, bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá (tiến bộ vượt bậc) về mặt xã hội cho con người. Quá trình chạy theo chất lượng tăng trưởng nhất là sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để kéo thu nhập của bộ phận dân cư mới sáp nhập, đã dẫn tới chi phí của quá trình tăng trưởng cao, phân hóa xã hội gia tăng.


3.3. Khía cạnh môi trường của chất lượng trưởng kinh tế

Chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh trong suốt nhiều năm, Hà Nội đã và đang phải đánh đổi với các vấn đề về tài nguyên và môi trường, cụ thể là: môi trường đang bị xuống cấp, đặc biệt là sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do bụi và khí thải, rác thải ở đô thị và khu công nghiệp.

3.3.1. Tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng tài nguyên và năng lượng

- Đối với việc sử dụng tài nguyên làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất sử dụng các nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên có nguồn gốc từ khắp nơi trên cả nước. Theo thống kê, năm 2010, chỉ tính riêng 7/23 loại hình sản xuất công nghiệp chế biến, trực tiếp sử dụng các nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên như: chế biến gỗ, giấy, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, kim loại... Đó là chưa kể đến các ngành công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm... cũng sử dụng nguồn nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, có thế thấy ngành công nghiệp Hà Nội vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ, có dây chuyền công nghệ lạc hậu khoảng 30-40 năm. Với hiện trạng thiết bị sản xuất như vậy, gây tiêu hao nhiều về nguyên liệu đầu vào và làm lãng phí tài nguyên rất lớn.

- Đối với việc sử dụng đất, trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất đô thị. Nhưng trên thực tế diện tích đất bỏ hoang rất nhiều đối với các khu đất đã được khoanh làm dự án mà chưa thực hiện, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Mặt khác, tài nguyên đất cho phát triển đô thị và xây dựng các KĐT mới bị khai thác quá mạnh, thu hẹp diện tích cây xanh, mặt nước, thay đổi cân bằng nhiệt ẩm, làm mất cân bằng sinh thái.

- Đối với tiêu thụ năng lượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi sự tiêu thụ năng lượng trên địa bàn ngày càng nhiều. Các nguồn năng lượng được hiểu bao gồm than, điện, nước, gas... đều xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên. Theo những số liệu khảo sát của Đề tài “Triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm, thực hiện kiểm toán năng lượng” tại 10 doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành chủ lực như: dệt –may-da giầy; cơ-kim khí; điện-điện tử… đã cho thấy, do dây chuyền vận hành khá

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí