Đánh Giá Chung Về Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội


lâu, nên gia tăng mức độ sử dụng năng lượng, kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người.

3.3.2. Tăng trưởng kinh tế và chất thải

- Đối với chất thải rắn: Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội phát sinh trung bình khoảng 7.300 tấn/ngày, trong đó đáng kể là chất thải sinh hoạt đô thị chiếm 48%, chất thải công nghiệp chiếm 10%, chất thải khu vực nông thôn chiếm 27%, chất thải xây dựng chiếm 14%. Ngoài chất thải rắn nguy hại được xử lí riêng bằng phương pháp thiêu đốt, hiện nay, phương pháp xử lí chất thải rắn của Thành phố chủ yếu là chôn lấp (chiếm 91,6%), chỉ 8,4% được xử lí chế biến thành phân hữu cơ vi sinh [61, tr. 22].

- Đối với nước thải. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường, tổng lượng nước thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội khoảng 670.000 m3/ngày đêm. Lượng nước thải liên tục gia tăng hàng năm, nhưng cho đến cuối năm 2010 mới chỉ có gần 47.000 m3 nước thải được xử lí (chiếm xấp xỉ 7% tổng lượng nước thải phát sinh hàng ngày) [61, tr.24].

Ngoài nước thải y tế được chú trọng xử lí còn tới hơn 620.000 m3 nước thải hàng ngày, chủ yếu là nước thải sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp không được xử lí mà đổ thải trực tiếp xuống các hệ thống thoát nước, sông, mương, hồ của Thành phố. Chính vì lượng nước thải không được xử lí lớn như vậy đổ thải trực tiếp xuống các thủy vực đã làm gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt đối với những con sông và khu vực làng nghề.

Kết quả quan trắc chất lượng nước của 4 sông thoát nước khu vực nội thành từ năm 2006 đến 2009 của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy các con sông vẫn đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng bởi các chất hữu cơ, vi sinh vật, dầu mỡ tại một số vị trí sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch còn xuất hiện kim loại nặng (chì, thủy ngân, crom).

- Đối với khí thải, tổng lượng khí thải phát sinh trong 1 năm (năm 2009) trên địa bàn Thành phố là 547.811 tấn chất khí gây ô nhiễm. Trong đó, hoạt động giao thông chiếm 78,7%, công nghiệp 18,8% và sinh hoạt 2,5%. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu, thứ nhất là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, thứ hai là các hoạt động giao thông vận tải và xây dựng của khoảng 2,4 triệu xe máy và

250.000 ôtô chưa được kiểm soát chặt chẽ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nguồn gốc của các tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề môi trường trên đây là do sự thiếu vắng các chính sách phù hợp nhằm gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Chính sách đô thị hoá nhanh nhưng thiếu vắng các chính sách, biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến một số hậu quả về môi trường. Các chính sách quy hoạch và kế hoạch phát triển các KCN nói riêng và phát triển công nghiệp nói chung còn thiếu và chưa gắn kết với mục tiêu phát triển xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Chưa có chính sách hợp lí trong đầu tư khoa học công nghệ đối với xử lí và chống ô nhiễm…

Tóm lại: Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang thực sự phải trả giá cho vấn đề ô nhiễm môi trường. Trình độ công nghệ chế biến thấp, kết hợp với các chính sách thiếu đồng bộ giữa tăng trưởng nhanh và bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội hiện nay đang có ảnh hưởng đến tính chất bền vững trong tăng trưởng kinh tế.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 16

3.4. Đánh giá chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội

3.4.1. Những thành tựu đã đạt được

3.4.1.1. Về khía cạnh kinh tế

Hà Nội đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và trong một thời gian tương đối dài. Trong suốt thời kì 2001 đến 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt trung bình trên 10%/năm, cao gấp hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước.

Khả năng thu hút vốn đầu tư cao, tỉ lệ vốn đầu tư xã hội của Hà Nội so với cả nước khoảng 16-21%, trong suốt cả giai đoạn 2006- 2010. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội của nước ta tuy có giảm nhưng Hà Nội vẫn có mức thu hút tăng 10,6 % so với năm 2010 và chiếm 22,05% so với vốn đầu tư xã hội của cả nước (năm 2011 cả nước huy động được 877850 tỉ đồng vốn đầu tư xã hội tăng 5,7 % so với năm trước đó)[53,tr 87]. Cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển ngày càng được cải thiện theo hướng tăng dần tỉ trọng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Hà Nội là một trong những địa phương luôn đi đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả về số lượng dự án lẫn quy mô vốn đăng kí.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực chất lượng cao và sản phẩm mũi nhọn, để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH và hội nhập


kinh tế quốc tế. Trong lĩnh vực dịch vụ, ưu tiên các ngành có trình độ chất lượng cao như: thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch, v.v. Hệ thống lưu thông phân phối hàng hóa và các dịch vụ sau bán hàng được củng cố, phát triển. Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và có đóng góp tích cực vào thành tựu chung của kinh tế thủ đô. Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao, các nhóm sản phẩm có thương hiệu và ưu thế về khả năng cạnh tranh. Ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân 10,3%/ năm, góp phần tăng cường thu hút đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuất và dịch vụ. Ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế ven đô bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu nội bộ nhóm ngành đã chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng các ngành chăn nuôi, thủy sản trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Đã chú trọng việc áp dụng kĩ thuật mới và công nghệ tiên tiến vào sản xuất đối với một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông sản với năng suất và chất lượng cao.

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lí có nhiều tiến bộ. Doanh nghiệp Nhà nước đã được sắp xếp lại, đã hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các DNNN theo kế hoạch đã được chính phủ phê duyệt. Kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển về số lượng, quy mô và chất lượng ngày càng được nâng cao. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh và có mức tăng trưởng cao.

Việc chuyển dịch các thành phần kinh tế đã và đang được tiến hành theo hướng giảm dần tỉ trọng của kinh tế nhà nước, tăng dần tỉ trọng của kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế Nhà nước hiện tại chỉ chiếm tỉ trọng cao trong các ngành quan trọng như: điện, nước, viễn thông, phát triển cơ sở hạ tầng…Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh về số lượng và năng động trong hoạt động kinh doanh, đã tham gia vào các lĩnh vực mà trước đây vốn là độc quyền của DNNN. Kinh tế FDI đã phát huy tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ và khả năng quản lí… nên có tốc độ phát triển cao.

Môi trường kinh doanh đã được cải thiện, công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng đạt được kết quả bước đầu. Hoàn thành việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí nhà nước. Nhiều chương trình, giải pháp đảm bảo ổn định và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế


được triển khai. Thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tổ chức các hội nghị của lãnh đạo Thành phố tiếp xúc doanh nghiệp.

3.4.1.2. Về gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội

Tăng trưởng kinh tế đã góp phần tích cực cho việc nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô, thu nhập bình quân đầu người tăng khá nhanh. Năm 2010, đạt 37,3 triệu đồng, cao hơn nhiều so với bình quân cả nước và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Hà Nội đề ra (năm 2010, mức thu nhập bình quân đạt 30 - 31 triệu đồng). Năm 2011, GDP/đầu người của Hà Nội đạt 41,3 triệu đồng cao gấp 2.65 lần năm 2005 và 3.28 lần năm 2001. Bình quân trong giai đoạn 2001-2010, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội cao gấp 1,6 lần so với cả nước.

Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn kinh phí thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ hộ nghèo của Hà Nội năm 2011 là 3,14% thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 11,76% của Việt Nam. Nhìn chung, Hà Nội là thành phố có tốc độ giảm nghèo nhanh so với mức bình quân của cả nước. Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất và nhóm hộ thu nhập thấp nhất ở Hà Nội năm 2010 là 8,9 lần, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Thành phố đã có nhiều biện pháp quyết liệt thể hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực gặp nhiều khó khăn, tập trung hỗ trợ cho người nghèo.

Chỉ số phát triển con người (HDI) của Hà Nội tăng qua các năm, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, những tiến bộ xã hội nhất là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo của Thành phố thời gian qua. Chỉ số HDI của Hà Nội là 0,86, cao nhất trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ và nằm trong khoảng giá trị phát triển con người cao trên toàn quốc.

Tăng trưởng kinh tế đã góp phần phát triển lĩnh vực giáo dục - đào tạo cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập của nhân dân. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được tăng cường.

3.4.1.3. Về gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn kinh phí cho các dự án môi trường. Trong thời gian qua, Hà Nội đã dành một khoản kinh phí hàng trăm tỉ đồng cho các dự án xây


dựng, cải tạo công viên, cải thiện môi trường như dự án xây kè các sông trong nội thành, cải tạo môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Quy hoạch hệ thống quan trắc chất lượng không khí cố định; Điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về môi trường trên địa bàn…Các công trình chỉnh trang đô thị được triển khai tích cực, rộng khắp. Đã hoàn thành 27 dự án hạ ngầm, 16 dự án cải tạo, chỉnh trang công viên, vườn hoa, quảng trường, 22 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng. Thực hiện có hiệu quả việc xóa quảng cáo, rao vặt, góp phần làm đẹp Thành phố.

Đã đầu tư cho thoát nước và xử lí nước thải của Thành phố với nguồn kinh phí đáng kể như: Dự án thoát nước sông Tô Lịch giai đoạn 1 và 2 với kinh phí đầu tư gần 600 triệu USD; Dự án xây dựng nhà máy xử lí nước thải Yên Sở theo hình thức BT đầu tư khoảng 233 triệu USD (sắp hoàn thành, dự kiến xử lí được khoảng 200.000 m3/ngày đêm, tương đương 30% nước thải của Thành phố).

Thành phố cũng đã thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, đã hỗ trợ cho nhiều dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với sự giúp đỡ của Quỹ nhiều doanh nghiệp đã có thêm nguồn lực đầu tư đồng bộ xử lí nước thải, thu gom nước sinh hoạt, chất thải rắn…Nhờ vốn vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, nhiều doanh nghiệp có thêm sự hỗ trợ quan trọng để bảo vệ môi trường theo chủ trương chung của thành phố.

3.4.2. Một số hạn chế và tồn tại

3.4.2.1. Về phương thức đạt được tăng trưởng kinh tế

Một trong những hạn chế lớn nhất của Hà Nội về khía cạnh kinh tế trong thời gian qua là hiệu quả đầu tư còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR cao hơn cả nước và tình trạng này chậm được cải thiện. Hệ số ICOR của Hà Nội đã vượt xa mức khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín đối với các nước đang phát triển muốn đạt được tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Tình trạng hiệu quả đầu tư thấp chậm được cải thiện, năm 2006, hệ số ICOR của Hà Nội còn thấp hơn của cả nước, tuy nhiên, vào những năm gần đây, hệ số ICOR của Hà Nội lại cao hơn của cả nước, điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của Hà Nội rất thấp.

Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội hiện nay vẫn chủ yếu nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu, tỉ trọng tác động của 2 nhân tố vốn và lao động rất lớn. Tác động của những nhân tố khoa học và công nghệ đóng góp vào tăng trưởng là chưa nhiều, vì thế, để duy trì


tốc độ tăng trưởng Hà Nội cần chú trọng tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ thấp chỉ số ICOR, để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Chưa phát huy được các lợi thế sẵn có về nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. So với cả nước, hiện nay tỉ lệ đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là chưa hợp lí. Do tốc độ tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp còn thấp nên dẫn tới tình trạng phần lớn lao động vẫn nằm trong khu vực nông nghiệp vốn có năng suất lao động bình quân thấp.

Sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành theo chiều hướng chưa hợp lí theo cơ cấu kinh tế là dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp do tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không đáp ứng kịp thời so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động qua đào tạo của thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ cấu này cũng cho thấy Hà Nội cũng như cả nước đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đã qua đào tạo bài bản. Trình độ đào tạo có nhiều khiếm khuyết, lí thuyết nhiều hơn tay nghề, các doanh nghiệp khi sử dụng thường phải đào tạo lại.

Năng suất lao động có sự khác biệt giữa 3 khu vực. Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp hầu như không biến động trong khi khu vực công nghiệp có sự thay đổi không ổn định. Năng suất lao động trong khu vực dịch vụ tuy cao hơn khu vực nông nghiệp, nhưng tốc độ tăng năng suất của khu vực này trong những năm qua rất thấp.

Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp TFP thấp. Mặc dù có cùng xu hướng với cả nước về xu hướng giảm sút trong tỉ lệ đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế, song có thể thấy vấn đề đóng góp hạn chế của yếu tố TFP trong tăng trưởng kinh tế của Hà Nội nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2007, tỉ lệ đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế Hà Nội đã ở mức khá cao và phù hợp với vị thế của một thủ đô, tuy nhiên sau đó giảm vào các năm 2008, 2009. Điều đó đã phản ánh tăng trưởng của Hà Nội thời gian qua được thực hiện theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên sự mở rộng nguồn vốn đầu tư, chưa chú trọng đến tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên việc cải thiện năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh….

Chuyển dịch cơ cấu giữa các nhóm ngành trong nền kinh tế và đặc biệt là các ngành trong nội bộ các nhóm ngành còn chậm. Việc xác định các lĩnh vực ưu tiên và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn là đúng song triển khai thực hiện còn bất cập. Cơ cấu lao


động chuyển dịch chậm tạo ra “sự lệch pha” rõ nét giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Hiện tượng thừa lao động phổ thông nhưng thiếu lao động lành nghề, thừa thầy thiếu thợ diễn ra khá phổ biến… Hậu quả là, một mặt lãng phí nguồn nhân lực, một lượng lao động không sử dụng nhằm góp phần cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội… làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Đối với nền kinh tế của Thành phố, mặc dù, ngành dịch vụ được xác định là ưu tiên và ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, nhưng quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp hiện nay vẫn ở mức cao. Kinh tế thủ đô trong tương lai, ít nhất là trong trung hạn sẽ vẫn phụ thuộc vào công nghiệp là chủ yếu. Ngành nông nghiệp vẫn còn chi phối một bộ phận lớn dân cư của thành phố.

Đối với nội bộ các nhóm ngành, chưa tập trung thỏa đáng cho các ngành ưu tiên, vai trò của các ngành công nghiệp lựa chọn, các sản phẩm mũi nhọn chưa thật rõ nét. Một số loại hình dịch vụ trình độ cao phát triển chậm. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm.

Kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn mặc dù kém hiệu quả, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy đông về số lượng nhưng yếu về năng lực, khu vực kinh tế tập thể nhất là HTX nông nghiệp, đạt hiệu quả thấp. Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lúng túng và bất cập. Liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp các thành phần kinh tế chưa đồng bộ, kết quả còn ở mức khiêm tốn.

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố thấp, năm 2010 xếp vị trí thứ 43, năm 2011 xếp hạng thứ 36 và năm 2012 xuống thứ 51 trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Hiệu quả quản lí nhà nước các cấp còn nhiều bất cập. Việc tách bạch giữa chức năng quản lí và kinh doanh chưa rõ nét. Tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, tư duy lãnh đạo gắn với cơ chế xin - cho vẫn còn đè nặng. Vẫn còn sự bất công giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân nhất là trong lĩnh vực tín dụng và đất đai.

Môi trường kinh doanh chưa thông thoáng, sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế còn tồn tại trong cả nhận thức, chính sách, tâm lí và hành động thực tế. Ý thức chấp hành pháp luật, kỉ cương trong lĩnh vực quản lí đô thị, quản lí đất đai, quản lí


trật tự xây dựng của một số bộ phận cán bộ chưa nghiêm, còn nhiều biểu hiện tiêu cực. Năng lực chỉ đạo điều hành của cơ quan chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở còn nhiều mặt hạn chế. Việc ban hành các văn bản quy hoạch còn chậm và thiếu, chất lượng các văn bản còn thấp, công tác triển khai thực hiện và giám sát quy hoạch còn nhiều bất cập.

3.4.2.2. Về gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội

Chưa thực sự gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật ổn định và chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xóa đói giảm nghèo thiếu bền vững chưa bảo đảm hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Việc gắn kết mục tiêu giảm nghèo với các chương trình, chiến lược phát triển chung cũng như chương trình, chiến lược, chính sách tăng trưởng kinh tế của Thủ đô là chưa rõ ràng, thiếu tính bền vững, đặc biệt là trong việc lồng ghép giảm nghèo với các chương trình phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn mới, dạy nghề và tạo việc làm,... Hệ thống tổ chức làm công tác giảm nghèo chưa được đầu tư, kiện toàn hợp lí, đặc biệt ở cấp huyện và xã. Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình giảm nghèo thiếu tính hệ thống và hiệu quả thấp. Năng lực người nghèo thực sự còn nhiều hạn chế, nên thu nhập thấp và không ổn định, dễ bị ảnh hưởng từ các cú sốc. Tình trạng tái nghèo vẫn khá phổ biến, đặc biệt tập trung ở các huyện nông thôn.

Khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 1990, sự cách biệt về thu nhập của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2004 là 6,8 lần thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 8,9 lần.

Khoảng cách giàu nghèo giữa các quận và huyện khá xa và khó san lấp. Người nghèo, hộ nghèo đang tập trung chính ở khu vực nông thôn, nông nghiệp nhưng khả năng tạo việc làm mới ở khu vực này đang và sẽ rất khó khăn, gây trở ngại không nhỏ cho công tác giảm nghèo. Độ bao phủ đối tượng bảo trợ xã hội còn thấp. Mức độ tác động của các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội tới cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội không đáng kể. Chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển các vấn đề xã hội, còn coi trọng việc tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ các yếu tố xã hội trong quá trình tăng trưởng. Các chính sách quy định còn thiếu kịp thời, việc triển

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí