Tỉ Trọng Các Ngành Trong Tổng Doanh Thu Dịch Vụ (Đvt:%)


dịch vụ có đóng góp rất lớn vào GDP của Thủ đô trong những năm gần đây như: hoạt động liên quan tới kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn, dịch vụ môi giới việc làm, môi giới nhà đất, cho thuê nhà ở công nhân… Các sản phẩm dịch vụ này phát triển khá nhanh, đã đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo việc làm mới và thu hút nhiều lao động, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế Thủ đô. Tỉ trọng các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong cơ cấu dịch vụ đang tăng nhanh như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, ngành tài chính tín dụng, tư vấn, kế toán, kiểm toán, môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động… Các ngành dịch vụ là thế mạnh của Hà Nội đều tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này cho thấy xu thế phát triển của lĩnh vực dịch vụ Thủ đô thời gian qua là đúng hướng.

Việc phát triển các ngành dịch vụ là một trong những lựa chọn đúng đắn để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, vì rằng đây là ngành vừa đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần giải quyết được nhiều công ăn việc làm, vừa ít tổn hại đến môi trường. Ngành dịch vụ là lĩnh vực đặc trưng của cơ cấu kinh tế hiện đại. Hà Nội có nhiều ưu thế so với các địa phương trong cả nước, vì vậy, việc ưu tiên phát triển dịch vụ được coi là bước đột phá để Hà Nội đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

Dịch vụ là nhóm ngành được Thành phố ưu tiên phát triển, với chủ trương là: phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao mà Hà Nội có tiềm năng và điều kiện như: tài chính, bảo hiểm, tư vấn, KHCN, GDĐT, y tế chất lượng cao, thương mại hàng hoá, du

lịch, giao thông và dịch vụ đô thị, bưu chính - viễn thông...

Bảng 3.13. Tỉ trọng các ngành trong tổng doanh thu dịch vụ (ĐVT:%)


Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ


20,47


22,01


21,67


21,58


21,38


20,89


22,41


22,07


22,71

Vận tải, kho bãi

12,16

11,17

11,64

11,40

11,19

11,07

11,94

11,75

11,69

Lưu trú và ăn uống

6,33

6,34

6,44

6,32

6,22

6,11

6,36

6,56

6,58

Thông tin, truyền thông

13,24

16,92

17,38

18,65

18,85

18,29

18,47

17,67

17,46

TC, Ng hàng, bảo hiểm

5,42

6,36

6,95

7,70

7,91

8,29

8,94

8,89

8,89

KD bất động sản

9,12

5,94

5,70

5,49

5,25

5,63

5,84

5,66

5,74

Khoa học và công nghệ

4,69

5,62

5,73

5,53

5,62

5,50

5,62

5,31

5,10

Giáo dục - đào tạo

8,59

8,38

8,76

8,52

8,64

8,45

8,50

8,00

7,89

Thuế nhập khẩu

6,18

4,94

3,42

3,26

3,18

2,78

3,08

2,87

2,82

Các dịch vụ khác

13,80

12,31

12,31

11,55

11,75

13,00

8,84

11,22

10,84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 14

Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Hà Nội


Trong cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ, tỉ trọng các ngành dịch vụ là thế mạnh của Hà Nội đều tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, quy mô ngành thông tin và truyền thông tăng từ 1814 tỉ đồng (hay chiếm 13,24%) năm 2000 lên 6746 tỉ đồng (chiếm 18,47%) vào năm 2010 và năm 2012 là 17,46%. Ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng từ 743 tỉ đồng năm 2000 (chiếm 5,42%) lên 3265 tỉ đồng năm 2010 (chiếm 8,94%), tăng 339,43%. Giáo dục đào tạo vốn là ưu thế nổi bật của Thủ đô bởi đây là nơi tập trung của các trường đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở… có chất lượng cao nhất cả nước cũng tăng trưởng nhanh từ 1177 tỉ đồng năm 2000 (chiếm 8,59%) lên 3103 tỉ đồng năm 2010

(chiếm 8,50%).

Bên cạnh thành tựu đã đạt được, việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành dịch vụ của Hà Nội thời gian qua chưa thể hiện rõ nét, quá trình phát triển vẫn diễn ra với nhiều yếu tố tự phát, thiếu tính định hướng và sự can thiệp cần thiết của chính quyền nhất là trong việc phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm trong ngành dịch vụ.

- Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản:

Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Thành phố chủ trương: tập trung hướng vào các khâu giống, thuỷ lợi, chế biến bảo quản sau thu hoạch, điện, đường, trường, trạm nông thôn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở áp dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp sinh thái; hình thành các vùng chuyên canh và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Thủ đô; phát triển thủ công nghiệp và ngành nghề - dịch vụ nông thôn thu hút tạo việc làm tại chỗ.

Trong giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản có sự thay đổi theo hướng: đóng góp của ngành nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) tăng nhẹ. Do tiến bộ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các loại giống mới và trình độ thâm canh ngày càng nâng lên làm cho năng suất tất cả các loại cây trồng đều tăng. Đồng thời cũng do Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư cho việc nghiên cứu, triển khai một số công nghệ cao trong nhân giống như công nghệ cấy mô tế bào (Invitro), công nghệ nhà lưới... Nhờ tích cực duy trì tỉ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp nên bước đầu thành phố đã hình thành một số mô hình sản xuất tập trung, có tỉ trọng hàng hoá lớn.


Bảng 3.14. Tỉ trọng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản (ĐVT:%)


Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1. Nông nghiệp và hoạt

động dịch vụ có liên quan


95,65


94,98


94,95


94,52


95,49


94,80


93,74


93,02


92,48

2. Lâm nghiệp và hoạt

động dịch vụ có liên quan


0,92


0,60


0,56


0,52


0,43


0,43


0,35


0,33


0,32

3. Khai thác nuôi trồng

thủy sản


3,43


4,42


4,49


4,95


4,08


4,77


5,91


6,65


7,21

Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Hà Nội Định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố trong tương lai phải là nền nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển đô thị. Theo đó, ngành đã xây dựng một quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cùng với quy hoạch, thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng quy hoạch như: đường giao thông, cơ sở hạ tầng nội đồng; xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trung tâm xúc tiến thương mại ngành nông nghiệp, thị trường đấu xảo nông sản. Thực hiện theo quy hoạch,

các vùng sản xuất hàng hóa sẽ nằm liền kề các khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm.

Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội vẫn chủ yếu dựa trên quy mô nhỏ, phân tán; vùng sản xuất tập trung chưa nhiều, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn chậm; sản phẩm nông nghiệp chủ yếu chưa qua chế biến cho nên giá trị và sức cạnh tranh còn thấp; hệ thống cơ sở hạ tầng dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Với mức bình quân 4,8 thửa/hộ và chỉ khoảng 400 m2/thửa, thậm chí nhiều nơi diện tích ô, thửa chỉ đạt 200m2 thì đây là rào cản lớn đối với quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Có trang bị máy móc mà không có cánh đồng lớn

để thực hiện thì việc triển khai khâu cơ giới hóa cũng bế tắc. Để dọn đường cho cơ giới hóa thì việc dồn ô đổi thửa phải được giải quyết đầu tiên. Hiện nay, đặc biệt là các huyện ven đô người dân có tâm lí chờ dự án nên ngại không muốn dồn ô, đổi thửa. Ngoài ra, do không có vốn đầu tư mua sắm máy gieo cấy và thu hoạch nên nhiều hộ vẫn chọn phương pháp cấy truyền thống.

3.1.5.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế


Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Thủ đô trong thời gian qua phù hợp với xu thế chung của phát triển kinh tế thị trường là giảm dần tỉ trọng kinh tế nhà nước và tăng tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân cũng như kinh tế có vốn FDI. Giai đoạn 2000 - 2010, tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước đã giảm từ 52,41% xuống còn 44,89%; khu vực kinh tế tư nhân tăng từ: 32,22% lên 38,49%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ: 15,37% lên 16,62%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, tốc độ giảm của tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước và tốc độ tăng tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại diễn ra khá chậm.

Mặc dù có tỉ trọng thấp nhất trong GDP của Thành phố, nhưng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất cao, đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế lớn của nền kinh tế Thủ đô.

Bảng 3.15. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (ĐVT:%)


Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Kinh tế nhà nước

52,41

50,85

47,74

45,36

44,93

45,12

44,89

44,46

44,12

Ngoài nhà nước

32,22

32,62

34,67

37,59

38,17

38,36

38,49

39,01

39,41

Kinh tế FDI

15,37

16,53

17,59

17,04

16,90

16,56

16,62

16,53

16,47

Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Hà Nội

- Khu vực kinh tế nhà nước:

Hiện tại, khu vực kinh tế Nhà nước hiện còn chiếm tỉ trọng lớn, nhất là trong công nghiệp - thương mại, nắm giữ những ngành và lĩnh vực quan trọng, quản lí các tài nguyên trọng yếu của Thủ đô. Năm 2010, các DNNN đóng góp trên 42,3% tổng thu ngân sách trên địa bàn, 40,4% kim ngạch xuất khẩu, tạo ra trên 14% tổng số việc làm. Công việc sắp xếp đổi mới DNNN đã được tiến hành thận trọng, một số DNNN được sáp nhập, giải thể hay CPH; Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong chuyển đổi DNNN sang mô hình tập đoàn (công ti mẹ con). Tuy nhiên, hiện khu vực DNNN vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Mặc dù, được hưởng những lợi thế về mặt bằng kinh doanh và vay vốn, nhận các đơn hàng lớn của Nhà nước… nhưng một số bộ phận DNNN làm ăn kém hiệu quả, giá thành sản phẩm cao, không có khả năng cạnh tranh; kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của DNNN chưa


tương xứng với chi phí và các ưu đãi. Vai trò dẫn dắt của các tổng công ty nhà nước đối với các doanh nghiệp địa phương còn mờ nhạt.

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước:

Khu vực tư nhân của Hà Nội có sự phát triển bứt phá kể từ khi có Luật doanh nghiệp (năm 2000) và từ thời điểm Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Trong 7 năm (2000 - 2006) trên địa bàn có thêm 42.013 doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, gấp 9,44 lần doanh nghiệp tư nhân thành lập trong 9 năm trước đó. Năm 2010, khu vực này chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư, đóng góp 38,49% GDP, 10,4% thu ngân sách, 4,8% kim ngạch xuất khẩu và 81,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ, thu hút trên 70% việc làm trên địa bàn cao hơn so với kinh tế nhà nước và FDI.

Tuy nhiên, DN tư nhân có quy mô nhỏ, ở phạm vi hộ gia đình hay tiểu chủ; vốn không lớn, công nghệ lạc hậu, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường; thiếu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh thấp, không ít DN làm ăn theo kiểu chụp giật, thua lỗ và phá sản (1/3 DNTN mới thành lập phải giải thể)[45,tr.64]. DN tư nhân chỉ chiếm đông về số lượng, nhưng chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; chủ yếu kinh doanh về dịch vụ - thương mại thông thường, chưa tham gia vào cung cấp các dịch vụ cao. Trong khi các DN HTX chuyển đổi chưa đi vào hoạt động hiệu quả, chưa thu hút được người lao động tự nguyện tham gia, nhiều HTX chỉ mang tính hình thức. Hiện nay, khu vực DN tư nhân đang gặp khó khăn khi hội nhập ngày càng sâu, tốc độ tăng trưởng sản xuất chậm lại, tỉ trọng trong GDP suy giảm, cần có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách từ phía nhà nước.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Kinh tế FDI có tiềm lực về vốn, KHCN, kĩ năng quản lí…nên phát triển tốc độ cao (bình quân 30%/năm), tỉ trọng hiện đã đạt 16,62% trong GDP. Năm 2010, khu vực này đã đóng góp 9,6% thu ngân sách, 44,8% kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho trên 12% lao động đang làm việc trên địa bàn [45,tr.87]. Kinh tế có vốn FDI được kì vọng có vai trò quan trọng đặc biệt trong thu hút vốn và công nghệ, kĩ năng quản lí. Tuy nhiên, hiện các dự án FDI trên địa bàn chủ yếu quy mô nhỏ, chưa tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn; chủ yếu vẫn làm gia công, lắp ráp.

Về tính hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn thì bảng 3.16 cho thấy khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở Hà Nội có hệ số ICOR lớn nhất, gấp


2 lần khu vực nhà nước và hơn 2 lần so với khu vực vốn nước ngoài. Điều này dường như trái ngược với xu hướng chung của cả nước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực hiệu quả nhất. Có thể lí giải xu hướng này là do Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước nên lượng vốn đầu tư của khu vực tư nhân đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh và nhà đất trong những năm vừa qua đã tăng lên đáng kể, đặc biệt trong hai năm 2008 và 2009 khi thị trường nhà đất tại Hà Nội phát triển quá nóng.

Bảng 3.16. Hệ số hiệu quả đầu tư (ICOR) của Hà Nội theo thành phần kinh tế



2007

2008

2009

2010

2011

2012

ICOR

4,9943

6,543

9,5533

6,353

6,7277

8,4222

Kinh tế nhà nước

7,0022

3,7397

5,6686

4,6054

4,5021

4,5346

Kinh tế ngoài nhà nước

6,1068

10,162

17,405

8,5228

9,2287

9,1423

KV vốn nước ngoài

1,0322

2,9626

3,8323

3,4017

3,8744

3,6125

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê.

Sự đóng góp ổn định của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với việc khu vực này là khu vực có hiệu quả cao nhất xét theo hệ số ICOR, cho thấy các khu công nghiệp của Hà Nội đang hoạt động có hiệu quả, các dự án đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế như hiện nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng giảm mạnh cũng sẽ là những thách thức không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế của thủ đô trong thời gian tới.

3.1.6. Năng lực cạnh tranh

Trong thời gian qua, mặc dù, lãnh đạo thành phố đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, song nhìn chung đánh giá của doanh nghiệp dân doanh về môi trường đầu tư, kinh doanh ở Hà Nội là chưa có sự cải thiện rõ nét. Điều đó thể hiện trong đánh giá về tính năng động của chính quyền thành phố trong việc giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu như tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, chi phí khởi sự doanh nghiệp, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước, chi phí không chính thức… của doanh nghiệp ở Hà Nội còn khá lớn so với các địa phương khác. Thực trạng chỉ số và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội qua một số năm như sau:


Bảng 3.17. Kết quả đánh giá khả năng cạnh tranh (PCI) của Hà Nội


Năm

Điểm số

Xếp hạng

Loại

2005

60,32

14

Khá

2006

50,34

40

Trung bình

2007

56,73

27

Khá

2008

53,74

31

Trung bình

2009

58,18

33

Khá

2010

55,73

43

Khá

2011

58,28

36

Khá

2012

53,40

51

Trung bình

Nguồn: pcivietnam.org Năm 2010, chỉ số PCI của Hà Nội đạt 55,73 điểm, xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố,

tụt 10 bậc so với năm 2009.

Năm 2011, chỉ số điểm tổng hợp CPI của Hà Nội là 58,28 thuộc hạng khá và được xếp hạng 36 trong số 63 tỉnh thành cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2010, tuy nhiên vẫn kém xa so với thứ 27 năm 2007 và thứ 31 năm 2008.

Năm 2012, Hà Nội tụt 15 bậc xuống thứ 51 so với thứ 36 đạt được trong năm 2011 và từ hạng khá xuống hạng trung bình, Hải Phòng từ 45 xuống 50. Điểm sáng đáng kể của nhóm đầu tàu là Tp.HCM khi tăng được 7 bậc, từ 20 lên 13 trong bảng xếp hạng. Đà Nẵng từng là số 1 từ 2008 - 2010, năm 2012 tụt xuống vị trí thứ 12 trong xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Lần đầu tiên, Đồng Tháp trở thành tỉnh đứng đầu về xếp hạng PCI, trong khi Lào Cai, tỉnh dẫn đầu năm 2011, về thứ ba…

Kết quả điều tra PCI các năm 2009, 2010 cho thấy:

Về công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Hà Nội được các doanh nghiệp đánh giá cao được 6,72 điểm, tăng 7 bậc so với năm 2009, xếp ở vị trí thứ 2/63. Cùng đứng vị trí thứ 2/63 là công tác dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố Hà Nội.

Việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề nan giải của doanh nghiệp tại Hà Nội. Năm 2009, Hà Nội xếp vị trí thứ 55/63 nhưng năm 2010, Hà Nội trở lại vị trí cuối bảng xếp hạng của chỉ số này.

Về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Năm 2009 và 2010, Hà Nội đều xếp thứ 2 cả nước, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh về chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Hà Nội là địa phương tổ chức nhiều hội chợ thương mại và hỗ trợ thông tin của Thành phố cho doanh


nghiệp là khá tốt. Năm 2009, Hà Nội đứng thứ hai và năm 2010 đứng đầu cả nước về số lượng hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức, các hoạt động hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trường, về hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh của Hà Nội bước đầu cũng được doanh nghiệp ghi nhận. Đây là những thành công cần tiếp tục được phát huy để góp phần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh ở Hà Nội.

Về thiết chế pháp lí: Thực tế chỉ số này của thủ đô Hà Nội chưa thực sự cao so với các tỉnh thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng, tuy nhiên cũng ghi nhận những cải thiện chuyển biến rõ rệt trong hai năm 2009 và 2010. Chỉ số về thiết chế pháp luật đã đang dần nâng cao và Hà Nội ngày càng xếp ở vị trí tốt trong bảng xếp hạng. Đây cũng là mặt tích cực cần biểu dương bởi những cố gắng nỗ lực của chính quyền thủ đô trong việc tạo lập và duy trì một khuôn khổ thiết chế pháp lí hiệu quả, phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Một trong những chỉ số được doanh nghiệp đánh giá thấp đối với Hà Nội là việc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp chưa thấy sự thay đổi tích cực của thành phố đối với khu vực tư nhân. Chỉ tiêu này của Hà Nội năm 2010 xếp thứ 63/63. Chỉ có 31,11% doanh nghiệp được khảo sát có cảm nhận về thái độ tích cực của chính quyền đối với khu vực dân doanh. Đánh giá của doanh nghiệp về tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân của Thành phố bị giảm sút nhiều. Năm 2009 có 64,41% doanh nghiệp trả lời đồng ý với nhận định rằng, Thành phố có sáng tạo trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, nhưng đến năm 2010, tỉ lệ này chỉ còn là 37,79%. Hơn nữa, chỉ tiêu cán bộ nắm vững các chính sách, quy định hiện hành để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp vẫn xếp thứ 50/63, mặc dù 2/3 doanh nghiệp đánh giá tốt về chỉ tiêu này (tỉnh có xếp hạng cao nhất ở chỉ tiêu này có 90,14% doanh nghiệp đánh giá như vậy). Với các chỉ tiêu thành phần đều xếp ở vị trí cuối bảng xếp hạng đã làm cho chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền thành phố xếp ở vị trí 60/63 trong bảng xếp hạng. Chi phí gia nhập thị trường là chỉ số mà Hà Nội tụt hạng nhiều nhất trong năm

2010 (giảm 17 bậc so với năm 2009, trong đó, nhiều chỉ số thành phần xếp hạng ở mức thấp so với cả nước. Thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 90 ngày; 8,89% doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để hoàn tất các thủ tục để bắt đầu hoạt động (các thủ tục: đăng kí kinh doanh, thuế, khắc dấu, mua

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí