Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 1


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN


CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HẢI

DƯƠNG


LUẬN VĂN THS KINH TẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Kháng


Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN


CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HẢI

DƯƠNG


LUẬN VĂN THS KINH TẾ


Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Kháng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Ngày nay con người được thừa nhận là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển. Quan niệm“ con người vừa là mục đích,vừa là tác nhân của sự phát triển” đã được nhiều nước, nhiều dân tộc thừa nhận và coi đó như một qui luật phát triển của thời đại.

Ở nước ta, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (7/1996) đã quyết định đưa đất nước bước vào một thời kì mới là đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh. Trong sự nghiệp CNH, HĐH chúng ta lấy việc phát huy nguồn lực con ngườilàm yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Nguồn nhân lực không những thể hiện vai trò chủ thể thực hiện quá trình CNH, HĐH, sử dụng các nguồn lực khác để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH mà còn giữ vai trò đối tượng được khai thác triệt để, được hưởng thụ những thành quả của quá trình này. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH. Đại hội Đảng lần IX đã khẳng định: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nước, Hải Dương bước vào thời kì CNH, HĐH. Là tỉnh có có số dân đông (năm 2006 hơn 1,7 triệu người), kinh tế thuần nông là chủ yếu, Hải Dương đang từng bước đẩy mạnh phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Hiện nay Hải Dương phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sự nghiệp phát triển KT- XH. Trong quá trình CNH, HĐH xét trên nhiều phương diện thì càng thấy rò nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực, cụ thể là lực lượng lao động

tuy dồi dào, có tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo... nhưng vẫn còn hạn chế không nhỏ về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Trong khi đó quá trình CNH, HĐH đòi hỏi NNL, nhất là NNL cho ngành công nghiệp phải được nâng cao về chất lượng. Vì vậy, ngoài việc nâng cao các tiền đề vật chất thì việc nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt NNL cho ngành công nghiệp ở Hải Dương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, thực hiện CNH, HĐH có vị trí rất quan trọng.

Xuất phát từ những lí do trên việc nghiên cứu đề tài: Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương” là hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta nhận thức rò ràng hơn về vai trò, thực trạng NNL trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng NNL nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, thực hiện phát triển KT- XH ở Hải Dương hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Vấn đề NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều cuốn sách, nhiều bài báo đề cập đến dưới nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau như:

- Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

- Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phan Xuân Dũng, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/1997.

- Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng của tác giả Vương Quốc Được, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.

- Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của giáo sư, tiến sĩ Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

- Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay của giáo sư Đặng Hữu, Tạp chí Cộng sản, tháng 2/2005.

- Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam của tiến sĩ Đoàn Văn Khái, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

- Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Lê Thị Ngân, Tạp chí Cộng sản, tháng 12/2003.

- Đào tạo gắn với sử dụng- giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở nước ta của Phan Tùng Mậu, Tạp chí Giáo dục, tháng 2/2002.

- Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam của tiến sĩ Vũ Bá Thể, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005.

- Giáo trình Nguồn nhân lực của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiệp, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2005.

Như vậy, tuy đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về NNL, nhưng do đây là một vấn đề có nội hàm rộng nên các công trình trên chỉ mới đề cập tới một khía cạnh nào đó, hoặc mới chỉ đưa ra những giải pháp chung chung, chưa đi sâu vào vấn đề chất lượng và việc nâng cao chất lượng NNL ở một địa bàn cụ thể.

Ở Hải Dương cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề NNL, song các công trình đó cũng mới đi vào nghiên cứu một cách khái quát việc phát triển NNL, chưa đi vào nghiên cứu sâu vấn đề chất lượng NNL và đặc biệt NNL cho một ngành tại địa bàn.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu:

Nguồn nhân lực bao hàm nhiều phương diện, luận văn lấy chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH làm đối tượng nghiên cứu vì đây là vấn đề đang được chú trọng trong giai đoạn hiện nay.

* Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu vấn đề chất lượng NNL trong phạm vi tỉnh Hải Dương thời kỳ CNH, HĐH. Trong đó luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu chất lượng NNL cho ngành công nghiệp ở Hải Dương.

4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.

* Mục đích:

Từ việc làm rò cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.

* Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân tích cơ sở lý luận về chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Làm rò thực trạng chất lượng NNL ở Hải Dương.

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

* Cơ sở lý luận:

Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các lý thuyết kinh tế hiện đại về NNL.


* Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp biện chứng mác xít, đặc biệt sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá để thực hiện đề tài.

6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn.

* Đóng góp của luận văn.

- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của vấn đề chất lượng NNL, đặc biệt chất lượng NNL ngành công nghiệp, luận văn làm rò hơn thực trạng của NNL tỉnh Hải Dương.

- Kiến giải có căn cứ lý luận và thực tiễn những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương.

* Ý nghĩa của luận văn.

- Kết quả của luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra những kế hoạch phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.

- Luận văn có thể dùng tài liệu tham khảo cho các cơ quan hữu trách, cho các trường học, cơ sở đào tạo có liên quan đến xây dựng, phát triển NNL của tỉnh Hải Dương; dùng làm tài liệu tham khảo việc nghiên cứu vấn đề về NNL, giảng dạy môn kinh tế chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 6 tiết.

Chương 1: Chất lượng nguồn nhân lực và những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.

Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Hải Dương hiện nay.‌‌

Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Hải Dương.

Chương 1

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

Ở HẢI DƯƠNG

1.1 Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1.1 Nguồn nhân lực và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Ơ nước ta từ khi công cuộc đổi mới bước vào giai đoạn mới, giai đoạn CNH, HĐH đất nước Đảng và Nhà nước cũng đã nhấn mạnh yếu tố quyết định này. Liên tục trong những năm gần đây, Đảng ta đã ra hàng loạt các nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp tác động vào nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Đảng ta coi NNL là yếu tố quyết định sự thắng lợi của CNH, HĐH đất nước. Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của CNH, HĐH. Chỉ có CNH, HĐH mới có thể tạo ra những tiền đề để con người phát triển toàn diện. Đồng thời quá trình CNH, HĐH cũng đòi hỏi con người phải có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức...

Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng như lí thuyết phát triển, đó là nguồn lực con người của một quốc gia, là một bộ phận của các nguồn lực

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí