Phát Triển Giáo Dục Đào Tạo - Giải Pháp Cơ Bản Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực .

và các nguồn vốn. Hoàn thiện cơ chế quản lý cụm công nghiệp, thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thu hút các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.

Triển khai thực hiện tốt các nội dung trong đề án: “Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao”; Đề án: “Phát triển TTCN và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường”; Đề án: “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2010”. kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án đầu tư, nhất là những dự án từ những năm trước sớm đi vào sản xuất; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng thuê đất, các dịch vụ khác như: điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức triển khai thực hiện tốt quy hoạch ngành điện. Khẩn trương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển cho từng nhóm sản phẩm cụ thể, tập trung ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của tỉnh như: vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, cơ khí lắp ráp, nông sản thực phẩm chế biến. Chú trọng thu hút các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như: sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử, đồ dùng cao cấp. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiêp đẩy mạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển TTCN và làng nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác truyền dạy nghề, thực hiện rộng khắp chương trình “mỗi làng một nghề”, giúp cho lao động nông thôn “ly nông bất ly hương”. Khuyến khích và hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp và hiệp hội trong làng nghề để làm đầu mối cho việc tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình.

Thứ ba, phát triển các ngành dịch vụ

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là những ngành có khả năng đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và ngân sách nhà nước như: vận tải, du lịch, khách sạn, kinh doanh tài chính…Sớm hoàn thành quy hoạch hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại. Đẩy nhanh tiến độ thi công chợ nông sản đầu mối vùng đồng bằng Sông Hồng và các chợ đầu mối của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại, tạo môi trường bình đẳng trong lưu thông giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Có chính sách hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, kinh doanh và hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp, thương nhân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt đề án “Phát triển dịch vụ thương mại hàng hoá tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2010”.

Khai thác lợi thế tự nhiên mở rộng các lọai hình kinh doanh du lịch. Ngoài việc xây dựng hoàn chỉnh các khu, các tua du lịch, cần trùng tu, tôn tạo lại các khu du lịch. Gắn hoạt động du lịch với tổ chức lễ hội và tham quan làng nghề truyền thống để thu hút du khách. Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ du lịch; phát triển các khu vui chơi, giải trí tại các khu đô thị. Đẩy mạnh hợp tác về du lịch với các địa phương có tiềm năng trong khu vực để khai thác, quảng bá sản phẩm. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch gắn với mạng lưới du lịch của khu vực và toàn quốc.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thông. Nâng cao chất lượng thông tin, góp phần phát triển KT - XH, nâng cao dân trí. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiện đại hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Với các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên, toàn tỉnh sẽ có điều kiện xây dựng thêm cơ sở vật chất, thực hiện các chương trình văn hoá- xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải

thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đến năm 2010 ước tính thu nhập bình quân đầu người một tháng sẽ đạt khoảng trên 900 nghìn đồng. Chất lượng NNL được đảm bảo tăng lên về mặt thể lực và trí lực.

3.2.2. Phát triển giáo dục đào tạo - giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nếu như nguồn lực con người quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Với tính cách là động lực phát triển KT - XH, giáo dục và đào tạo chuẩn bị cho con người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực.. Nhật Bản coi giáo dục là cái gốc để dựng nước. Họ đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng NNL, khai thác và sử dụng triệt để tiềm năng trí tuệ và đã rất thành công.

Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay Hải Dương cũng như các tỉnh thành khác đang ở tình trạng đó là tỷ lệ lao động được đào tạo trong lực lượng lao động còn thấp, cơ cấu lao động nói chung và lao được đào tạo còn bất hợp lý về trình độ, nghề nghiệp và phân bố giữa các ngành, các thành phần kinh tế, chất lượng NNL chưa cao. Để cho giáo dục - đào tạo thực sự là phương tiện đắc lực để nâng cao chất lượng NNL thì phải thay đổi quan niệm về giáo dục - đào tạo, phải thấy được vị trí vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo. Từ đó có sự đầu tư và định hướng phát triển giáo dục- đào tạo đúng đắn, tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu phát triển KT- XH. Giáo dục- đào tạo phải hướng vào lực lượng lao động dự nguồn và lực lượng lao động hiện có.

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 13

Với những dự báo về sự phát triển dân số và lực lượng lao động của Hải Dương trong thời gian tới có thể thấy nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo rất nặng nề. Trong giáo dục- đào tạo phát triển giáo dục phổ thông là cơ sở tạo nguồn cho đào tạo NNL. Để đảm bảo cho mục tiêu phát triển KT - XH giai

đoạn 2006- 2010 nói chung cũng như nâng cao chất lượng NNL nói riêng ngành giáo dục- đào tạo cần làm tốt các công việc sau:

* Đối với giáo dục phổ thông.

Tiếp tục thực hiện tốt đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, phương pháp dạy học, quan tâm đầu tư hơn nữa cho bậc học mầm non. Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn các cấp học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục lối sống, đạo dức cho học sinh. Phát huy tổng hợp các nguồn lực để kiên cố hoá phòng học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao hiệu quả hoạt động hội khuyến học các cấp; các trung tâm học tập cộng dồng. Cơ bản hoàn thành chương trình phổ cập bậc trung học. Ổn định số trường lớp công lập hiện có, tách hết số lớp bán công ra khỏi trường công lập. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát triển các trường ngoài công lập để thu hút thêm học sinh; từng bước chuyển các trường THPT bán công sang dân lập.

Đảm bảo tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ đạt 45%, tỷ lệ huy động số cháu vào mẫu giáo đạt 90%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày; 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; có 95-97% học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường THPT, THCN và học nghề. Tỷ lệ học sinh vào học các trường đại học, cao đẳng đạt 25% trở lên. Khắc phục sự chênh lệch chất lượng giữa các vùng miền và loại hình giáo dục. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đạt trên 95%.

Giải quyết tốt các vấn đề trên phải tập trung nguồn lực phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng thêm các cơ sở trường lớp. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đồng bộ các loại hình giáo viên. Có kế hoạch, chương trình thường xuyên thực hiện bồi dưỡng, đào tạo nâng cao, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo từng ngành học, cấp học. Đảm bảo về diện tích và khuôn viên các trường học theo định mức tối thiểu. Đối với các trường xây mới, chuyển vị trí

phải đảm bảo diện tích theo quy định. Đảm bảo tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95%; 100% trường THCS và THPT có đủ phòng bộ môn, thư viện theo quy định. Tỉnh phải có sự hỗ trợ cho các địa phương có khó khăn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa.

* Đối với đào tạo nghề nghiệp, trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đào tạo nghề nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho NNL giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo cũng như phát triển KT- XH theo hướng CNH, HĐH. Để thực hiện mục tiêu phấn đấu từ năm 2006- 2010 đào tạo 22.500 lao động, bình quân mỗi năm đào tạo 4.500 lao động; 90% lao động công nghiệp được đào tạo, trong đó 20- 25% lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của các khu công nghiệp; thu hút học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp trên cả nước về tỉnh công tác để nâng cao tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật đạt 2,7% dân số; phấn đấu đến năm 2010 dạy nghề cho 104.750 lao động (bình quân 1 năm dạy nghề cho 20.950 lao động) cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho đào tạo, dạy nghề nâng cấp phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc…

- Đối với hệ đào tạo chuyên nghiệp:

Đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở hiện có, tập trung cho các nhóm nghề: cơ khí, Điện, Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin, chế biến nông sản thực phẩm…để đào tạo NNL trình độ cao đáp ứng sự phát triển CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Tích cực thu hút các nguồn lực để thực hiện mục tiêu mở thêm ít nhất 1 trường dân lập để hàng năm có 5% học sinh THCS và 20% học sinh tốt nghiệp THPT vào học. Nâng cấp trường Cao đẳng công nghiệp lên đại học, đào tạo đa cấp, đa ngành tạo NNL chất lượng cao. Củng cố và nâng cấp các trung tâm KTTH- HN và DN hiện có và thành lập

mới trung tâm KTTH- HN và DN ở các huyện, thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.

- Đối với hệ dạy nghề:

Nâng cấp các trường công nhân kỹ thuật thành trường cao đẳng nghề để đào tạo ra lao động kỹ thuật có chuyên môn sau, kỹ năng thực hành tốt; tạo điều kiện cân đối giữa các NNL giữa các ngành để đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng của các khu, cụm công nghiệp hiện nay và trong thời gian tới. Hệ cao đẳng nghề cần tập trung vào các nghề: kỹ thuật điện, cơ khí, điện tử tin học, may công nghiệp và thời trang, giày da. Trên cơ sở từng giai đoạn xây dựng và phát triển các trường nghề mà tăng dần quy mô và cơ cấu đào tạo.

Thành lập thêm các trường dạy nghề trực thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh để đào tạo lao động trình độ trung cấp nghề trở xuống, ưu tiên dạy các nghề mà các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhiều.

Thành lập mới trung tâm dạy nghề thuộc doanh nghiệp, đào tạo lao động trình độ sơ cấp nghề, tập trung vào các nghề may công nghiệp, chế biến nông sản, công nghệ thông tin, cơ khí.

Nâng cấp trung tâm giới thiệu việc làm, kết hợp với trung tâm giới thiệu việc làm vùng trọng điểm khu vực phía Bắc. Phát huy các chức năng và nâng quy mô dạy nghề ở các trung tâm.

Thứ hai, giành kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp, trong các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao về phương pháp, phương tiện dạy học mới cho giáo viên.

Thứ ba, khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề thực hiện đào tạo, dạy nghề theo “đơn đặt hàng”, “đào tạo có địa chỉ đầu ra”. Khuyến khích các

doanh nghiệp có điều kiện tham gia đào tạo nghề và tạo việc làm tại doanh nghiệp cho người lao động.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch đào tạo , dạy nghề, tạo việc làm phù hợp, có kế hoạch liên thông giữa các cấp học, bậc học, ngành học. Xây dựng chương trình liên thông, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh và các cơ sở đào tạo, dạy nghề bên ngoài tỉnh.

Thứ năm, ban hành và thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi khuyến khích dạy và học nhằm kích cầu cho đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động.

Cần ban hành các chính sách thu hút sử dụng nhân tài của tỉnh, chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với giáo viên dạy nghề, nghệ nhân và lao động có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực đào tạo, dạy nghề; ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở dạy nghề, các làng nghề và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp để họ đầu tư mở rộng nâng cao năng lực đào tạo nghề, năng lực sản xuất tạo thêm việc làm cho người lao động.

3.2.3. Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân số, cải thiện môi trường sống cho con người.

Để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, bên cạnh các giải pháp về giáo dục đào tạo, tỉnh cần quan tâm đúng mức vấn đề dân số và chất lượng dân số, vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ cũng như vấn đề cải thiện môi trường sống cho NNL.

* Về vấn đề chăm sóc sức khoẻ

Nói về sức khoẻ thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi con người, vừa là điều kiện cơ bản để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy, vấn đề

chăm sóc sức khoẻ, tăng cường thể chất cho NNL luôn được các cấp có thẩm quyền ở Hải Dương quan tâm.

Trên cơ sở các điều luật nhà nước ban hành như Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Điều lệ Khám bệnh chữa bệnh, phục hồi chức năng (1991), cũng như nhiều văn kiện quan trọng khác về chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp… những năm qua đã đưa lại những kết quả thiết thực trong chăm sóc sức khoẻ, nâng cao một bước chất lượng dân số của tỉnh.

Thời gian qua, mạng lưới y tế mở rộng đến cơ sở, công tác tiêm chủng thực hiện khá tốt. Công tác vệ sinh phòng dịch triển khai thường xuyên. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, người lao động được nâng cao về chất lượng. Nhìn chung công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, NNL được nâng lên về thể chất, tuổi thọ bình quân. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần. Chiều cao và cân nặng bình quân của thế hệ trẻ cũng tăng khá rò. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH việc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, nâng cao thể lực cho người lao động vẫn là vấn đề cấp thiết, vừa cơ bản vừa lâu dài.

Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ NNL đòi hỏi sự quan tâm của nhiều ngành và tất cả mọi người. Trong thời gian tới muốn làm tốt công tác này cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục quy hoạch phát triển mạng lưới y tế theo hướng ưu tiên cho bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và các bệnh viện khu vực vùng núi, vùng sâu; hình thành trung tâm y tế chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, huy động mọi nguồn vốn đầu tư để hoàn thành và đưa vào sử dụng các bệnh viện đa khoa, viện Lao, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022