Phương Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Hải Dương Trong Thời Gian Tới.

và 93% vào năm 2020, tương ứng với các mốc thời gian là 309.444 và 468.900 người.

Tóm lại, với quá trình phát triển KT - XH chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trong thời gian tới, nhu cầu về NNL có chất lượng, phù hợp với sự phát triển của ngành là rất lớn. Hàng năm theo dự án phát triển các ngành công nghiệp, tỉnh phải đào tạo, dạy nghề cho 8.800 người. Ước các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo, dạy nghề cho 1.800 người (khoảng 20%), còn lại 7000 người (khoảng 80%) do các cơ sở đào tạo, dạy nghề thực hiện… Như vậy, vấn đề phát triển NNL, đặc biệt là nâng cao chất lượng NNL của tỉnh, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt các việc này đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp cần có những phương hướng, giải pháp cụ thể.

3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực ở Hải Dương trong thời gian tới.

3.1.2.1. Phương hướng chung nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực.

Thứ nhất, nguồn nhân lực được coi là nhân tố có ý nghĩa quan trọng

hàng đầu, quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Quan điểm của Đảng ta luôn thể hiện việc nâng cao chất lượng NNL vừa là mục tiêu mang tính chiến lược, vừa là động lực, giải pháp để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Đại hội Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ lần thứ 7 khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng” [13,

tr.44]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng đã nêu phương châm lãnh đạo phát triển đất nước: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [16, tr.85]. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng nêu rò nhiệm vụ phát triển NNL là: “Tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực con người thông qua phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17, tr.32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Thấm nhuần các quan điểm chỉ đạo trên, Đảng bộ tỉnh Hải Dương cũng đã xác định: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực” là một nhiệm vụ và giải pháp quan trọng của vấn đề “tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển” [19, tr.56].

Nguồn nhân lực, đặc biệt chất lượng NNL giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KT - XH.

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 12

Cùng với khoa học- công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng NNL đóng vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện KT - XH. Nền kinh tế có khả năng cạnh tranh hay không, có thu hút được đầu tư nước ngoài hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng NNL mà chúng ta có. Nâng cao chất lượng NNL là nhiệm vụ trọng yếu của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH. Nó đòi hỏi phải tập trung vào giải quyết việc làm; tổ chức lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại, chính sách KH - CN, quản lý vĩ mô NNL. Muốn có NNL phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải có định hướng chiến lược phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ; giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của giáo dục, khoa học, công nghệ.

Thứ hai, trong việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo giữ vị trí quyết định.

Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong đó, giáo dục đại học và kỹ thuật nghề nghiệp là các phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chủ yếu đào tạo NNL. Giáo dục đại học và kỹ thuật nghề nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra NNL trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Để hoàn thành sứ mạng này, giáo dục đại học và kỹ thuật nghề nghiệp cần tập trung trước hết vào phat triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, xây dựng, củng cố và mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trường học, hoàn thiện hệ thống quản lý, tạo điều kiện cho các trường tăng quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo. Ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục- đào tạo có chất lượng cao, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo khác không ngừng cải thiện môi trường giáo dục và khả năng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao của nền kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Trong giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo, đào tạo nhân lực cần tiếp tục được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ khoa học- công nghệ.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đảng ta xác định: cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu., là nền tảng, động lực của CNH, HĐH. Trong quá trình CNH, HĐH, một mặt phải tập trung vào phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn tạo ra tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, phải kết hợp với lựa chọn công nghệ thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, xây dựng và phát triển NNl phải chú ý đến việc tạo ra một lực lượng lao động ở tầng cao, đủ sức cạnh

tranh trên thị trường quốc tế. đồng thời phát triển NNl ở tầng thấp phù hợp với công nghệ sử dụng nhiều lao động. Tóm lại, nâng cao chất lượng NNL cũng như phát triển NNL nói chung phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, trong từng giai đoạn gắn với CNH, HĐH, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, giữa các vùng kinh tế và các địa phương, gắn với khoa học và công nghệ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành.

Phát triển NNL nói chung cũng như nâng cao chất lượng NNL không là sự nghiệp của riêng cấp nào, ngành nào. Để đảm bảo các điều kiện cho CNH, HĐH nhà nước cần chăm lo xây dựng kế hoạch phát triển NNL trên các phương diện thể lực, trí tuệ. Các ngành đặc biệt là các ngành liên quan trực tiếp đến việc phát triển NNL như y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện chương trình “ Nâng cao chất lượng NNL của tỉnh”. Các doanh nghiệp trong toàn tỉnh, người sử dụng lao động, người học và mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tham gia góp ý, đóng góp trí thức và vật lực cho phát triển giáo dục- đào tạo, tạo ra tiềm thế về trí tuệ, xây dựng đội ngũ lao động khoa học- công nghệ trình độ cao và tạo ra động lực cho phát triển kinh tế.

3.1.2.2. Các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dân số, hạ tỷ lệ gia tăng dân số dưới 0,8

%, hạn chế mức thấp nhất các trường hợp sinh con thứ 3. Thực hiện tốt chương trình bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Hạ tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng dưới 20%, tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp trong các cơ quan, xí nghiệp.

Thứ hai, phát triển mạng lưới dự phòng từ tỉnh đến cơ sở, chủ động, nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Tiếp tục thực

hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thanh toán một số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi. Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ thay đổi lối sống, môI trường và điều kiện lao động. Chủ động phòng chống các bệnh có xu hướng tăng ở các nước CNH.

Thứ ba, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Quy hoạch hệ thống bệnh viện theo hướng ưu tiên cho bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, khu vực vùng sâu, vùng xa. Nâng cấp các bệnh viện, các trung tâm y tế. Đầu tư và khai thác có hiệu quả các trung tâm y tế chuyên sâu. Đảm bảo việc khám chữa bệnh kịp thời cho các tầng lớp nhân dân cũng như người lao động.

Thứ tư, tiếp tục giữ ổn định hệ thống, quy mô trường phổ thông hiện có. Tích cực thu hút các nguồn lực để đa dạng hoá trường lớp. Nâng cấp các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, các trung tâm thực hiện được nhiệm vụ dạy nghề và các dịch vụ việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà; tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học đạt trên 95%. Thứ năm, phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh,

phấn đấu đến năm 2010 tất cả các huyện, thành phố đều có các trung tâm dạy nghề hoặc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 36%. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hàng năm có 20.000- 25.000 lao động được đào tạo nghề. Thực hiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo động lực phát triển đào tạo nghề và NNL. Tăng dần quy mô và mở rộng các ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh. Tích cực thu hút các nguồn lực để thực hiện mục tiêu mở thêm ít nhất một trường dân lập để hàng

năm có 5% học sinh THCS và 20% học sinh tốt nghiệp THPT vào học; thu hút học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp về tỉnh công tác để nâng cao tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật đạt 2,7% dân số vào năm 2010.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục- thể thao rộng khắp ở mọi đối tượng, trên mọi địa bàn, trong các nhà máy, xí nghiệp; khôi phục các môn thể thao dân tộc, phát triển một số môn mới phù hợp với đặc điểm, điều kiện và con người Hải Dương nhằm nâng cao đời sống tinh thần và sức khoẻ của nhân dân, của người lao động.

Thứ bảy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ các ngành trực tiếp thực hiện nâng cao chất lượng NNL như giáo dục- đào tạo, y tế, cán bộ kiêm nhiệm làm công tác văn hoá, thể dục- thể thao. Đảm bảo đủ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng. Không còn giáo viên dưới chuẩn; 20% giáo viên mầm non đạt trình độ cao đẳng, đại học; 100% cán bộ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên, trong đó 30% có trình độ đại học. 100% giáo viên THCS có trình độ cao đẳng ở cả hai môn được đào tạo, trong đó 50% có trình độ đại học; 15% giáo viên THPT có trình độ bồi dưỡng sau đại học và 15% đạt trình độ thạc sĩ; 10% giáo viên THCN và DN có trình độ sau đại học; 40% giáo viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; 50% cán bộ quản lý mầm non, 100% cán bộ quản lý tiểu học, THCS có trình độ đại học, 30% cán bộ quản lý THPT, TTGDTX, TT KTTH - HN có trình độ thạc sĩ và bồi dưỡng sau đại học; 100% cán bộ quản lý các trường cao đẳng, THCN đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Thứ tám, đào tạo NNL giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Do đó phải đẩy mạnh công tác đào tạo NNL cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp nguồn lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Trước mắt ưu tiên đào tạo lao

động cho các ngành cơ khí lắp ráp, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc và chế biến thực phẩm…Song song với việc đẩy mạnh đào tạo lao động công nghiệp và dịch vụ cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp và lao động có nghề của các làng nghề truyền thống. Cần có sự đầu tư để phát triển NNL cho ngành công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 có 90% lao động công nghiệp được đào tạo, trong đó 20- 25% lao động có tay nghề cao, phục vụ tốt nhu cầu lao động của các khu công nghiệp.

Như vậy, phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng NNL nói chung và NNL cho ngành công nghiệp nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải có các giải pháp cụ thể. Việc đưa các giải pháp cần được tập trung vào những lĩnh vực cơ bản, có tính quyết định đối với việc nâng cao chất lượng NNL.‌

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Hải Dương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.1. Khai thác tốt tiềm năng, phát triển kinh tế nhanh tạo tiền đề vật chất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong phần lý luận đã cho chúng ta thấy: Sự phát triển KT - XH có tác động rất lớn đến chất lượng NNL. Trình độ phát triển kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế hay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với việc nâng cao chất lượng NNL. Song vấn đề cơ bản, dễ thấy đó là khi nền kinh tế phát triển sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tạo ra những tiền đề đảm bảo cho việc tăng đầu tư vào các chương trình mục tiêu về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ y tế, phát triển hoạt động văn hoá, thể thao…để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

Thực tế, mức sống và các điều kiện thực hiện nâng cao thể lực và trí lực của NNL ở Hải Dương trong những năm qua còn có những hạn chế nhất định, bởi vậy khai thác các tiềm năng, phát triển kinh tế tạo tiền đề vật chất để nâng cao chất lượng NNL là một giải pháp quan trọng.Thời gian tới, để phát triển kinh tế Hải Dương cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, đạt chất lượng hiệu quả cao

Để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững của ngành nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, trước hết là phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và đời sống nông dân. Trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi hợp lý. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là tiến bộ về giống vào sản xuất để tăng nhanh giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Quản lý tốt dịch vụ cung ứng vật tư, giống cây con phục vụ cho nông nghiệp. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch khu chăn nuôi, khu thuỷ sản tập trung, khẩn trương thực hiện các dự án nuôi thuỷ sản tập trung đã được phê duyệt. Tăng cường các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Tăng cường đàu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triếnản xuất, tạo thêm ngành nghề ở nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động. Kết hợp chặt chẽ phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Thứ hai, phát triển sản xuất công nghiệp

Tập trung làm tốt việc quy hoạch và tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Thu hút các tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư kinh doanh, nhất là hàng hoá và dịch vụ công nghệ cao. Tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp được tiếp cận bình đẳng về nhu cầu sử dụng đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022