Những Phương Hướng Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá , Hiện Đại Hoá.

Với những vấn đề đặt ra như vậy đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh cần phải có những định hướng, giải pháp phù hợp, mang tính chiến lược, giải quyết cả những vấn đề trước mắt và lâu dài mới có thể nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.


Chương 3‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

Ở HẢI DƯƠNG

3.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.1.1. Những dự báo về xu hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phát triển nguồn nhân lực ở Hải Dương trong thời gian tới

3.1.1.1. Dự báo về xu hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian tới.

Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Quyết định số 145/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển KT - XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020), bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải D- ương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm một cách có hiệu quả và bền vững.

Những mục tiêu phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là : Tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khoảng 23 - 24% vào năm 2010 và khoảng 28 - 29% vào năm 2020. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 USD năm 2005 lên 1.200 USD năm 2010 và 9.200 USD năm 2020. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% vào năm 2020. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20- 25%/năm. Những phương hướng mới có tính đột phá để phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: Phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như công nghệ phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hoá, rôbốt, sản xuất vật liệu mới. Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ mà vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các linh kiện phụ

tùng cho lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện.

Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm trong đó có Hải Dương nói riêng sẽ có nhiều bước phát triển nhanh. Dân số của địa bàn trọng điểm Bắc bộ năm 2010 sẽ vào khoảng 9,4 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 54- 55%. Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân sẽ chuyển mạnh theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm. Theo dự án quy hoạch tổng thể KT - XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2010 cơ cấu lao động của nền kinh tế sẽ thay đổi như sau: Công nghiệp: 36,8%; dịch vụ: 37,7%; nông- lâm nghiệp: 25,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 50% (hiện nay gần 30%).

Trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ hình thành khoảng 22 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, phân bổ chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hải Phòng, dọc tuyến đường 18 và đường 5. Nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động cho các khu công nghiệp này sẽ vào khoảng 1.500.000 người. Hải Dương nằm trên địa bàn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị tác động không nhỏ về mọi mặt, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng NNL.

3.1.1.2. Phát triển kinh tế- xã hội và công nghiệp của Hải Dương đến năm 2020.

Giai đoạn 2006- 2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001- 2010, với nhiều cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển và hội nhập. Tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp. Các thế lực phản động tiếp tục tìm cách chống phá cách mạng. kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục

nhưng giá cả một số mặt hàng chiến lược tiếp tục tăng. Hội nhập, hợp tác vẫn là một xu thế lớn. Các Hiệp định song phương và đa phương vừa tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá, thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý vừa đặt ra cho chúng ta những khó khăn, thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển và đối mặt với các tác động khó lường khác.

Cùng với những bối cảnh bên ngoài nêu trên, Hải Dương còn có những thuận lợi và khó khăn, thách thức nội tại. Những thuận lợi cơ bản là: Môi trường chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất, trình độ, kinh nghiệm quản lý trên các lĩnh vực bước đầu được tích luỹ, là tiền đề quan trọng cho bước phát triển trong thời gian tới; công cuộc đổi mới tiếp tục triển khai thực hiện, cơ chế quản lý từng bước được hoàn thiện, hệ thống quản lý nhà nước và pháp luật đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của quản lý, tạo hành lang thuận lợi cho phát triển KT- XH; vị trí địa lý, giao thông tương đối thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện phát triển mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó tỉnh cũng có những khó khăn, thách thức cơ bản là: Quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ và chất lượng phát triển còn thấp; chưa có sản phẩm mũi nhọn với sức cạnh tranh cao khi hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực, quốc tế và ngay trên thị trường nội địa; cùng với các phát triển kinh tế thị trường thì các vấn đề về xã hội, nhất là việc làm, chất lượng NNL, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên gay gắt.

Với các điều kiện trên tỉnh cũng đã xác định sẽ huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm

(2006- 2010) tỉnh đặt ra là: Tổng sản phẩm GDP tăng 11,5%/năm trở lên; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,5%/năm; Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 20%/năm; Giá trị các ngành dịch vụ tăng 13%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp- Công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ là 19% - 48% - 33%; Cơ cấu lao động tương ứng là 53%- 27%- 20% vào năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng trở lên( theo giá thực tế). Kim ngạch xuất khẩu tăng 25%/năm trở lên. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 5 năm đạt trên 40 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,9%; tỷ lệ giảm sinh bình quân 0,2 - 0,3%/năm. hàng năm giải quyết, tạoviệc làm mới cho 3 vạn lao động trở lên. Đến năm 2010, có trên 40% số lao động qua đào tạo.

Đối với ngành công nghiệp, theo quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2006- 2020 là: “Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh để phát triển công nghiệp nhanh, vững chắc, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [31, tr.50].

Quan điểm phát triển công nghiệp Hải Dương trong giai đoạn tới là : Phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Phát triển công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ; với phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Với mục tiêu chung và quan điểm trên tỉnh đã đưa ra định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp như sau:

Ưu tiên phát triển mạnh công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công

nghiệp phụ trợ. Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006- 2010 tăng bình quân 20%/năm, giai đoạn 2011- 2015 tăng 20%/năm và giai đoạn 2016- 2020 tăng bình quân 17,4%/năm trở lên. Mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất mới; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước hiện đại hoá các cơ sở sản xuất hiện có. Phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác nhau phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương, hình thành các doạnh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất cho các nhà máy lớn. Khuyến khích phát triển rộng khắp công nghiệp nông thôn và làng nghề. Thu hút nhanh các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng (ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch), hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp mới.

Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới Hải Dương cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT- XH, chuyển dịch nhanh nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cụ thể là tạo ra những bước phát triển mới trong ngành công nghiệp. Điều đó đòi hỏi Hải Dương phải cần có các nguồn lực, đặc biệt là NNL thực sự đảm bảo cho quá trình này.

3.1.1.3. Dự báo về nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Dự báo đến năm 2010, dân số Hải Dương đạt 1,78 triệu người trong đó số người trong độ tuổi lao động sẽ là 1.126.740 người (chiếm 63,3%), lao động có nhu cầu làm việc là 1.014.007 người. Trong đó hướng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng là 258.440 người (tăng 123.005 người so với năm 2005); và 143.520 lao động làm việc trong ngành dịch vụ (tăng 17.110 người so với năm 2005); tổng cộng số tăng thêm so với năm

2005 là 140.115 người, số lao động này hầu hết đều cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề (bình quân một năm có 28.023 lao động vào làm việc cho các ngành sản xuất Công nghiệp- Xây dựng và Dịch vụ trên địa bàn tỉnh).

Định hướng phát triển đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 15 khu công nghiệp (tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng 4 khu công nghiệp đã thành lập. Ở giai đoạn từ nay đến năm 2010 tiếp tục qui hoạch thành lập 7 khu công nghiệp tập trung quản lý theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, với tổng diện tích hơn 1.379 ha ở các huyện: Kim Thành, Chí Linh, Nam sách, Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương) và 35 cụm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ, các tuyến giao thông tại các huyện: Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành, Kim Môn, Chí Linh (tập trung hoàn thiện 22 cụm công nghiệp đã được phê duyệt, thành lập mới 13 cụm công nghiệp).

Quy hoạch tổng thể về phát triển KT- XH của tỉnh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất lớn. Để phát triển các tiểu vùng kinh tế nhiều chương trình dự án đầu tư đã, đang và sẽ được thực hiện, trong đó có: Trên 40 dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp. Gần 20 dự án thuộc nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trên 20 dự án thuộc nhóm ngành giao thông vận tải. Dự kiến các dự án nằm trong các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp sẽ thu hút khoảng

44.000 lao động (bình quân 8.800 người/năm). Nhìn chung nhu cầu lao động cho công nghiệp là rất lớn.

* Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp theo các thành phần kinh tế: Giai đoạn 2006- 2010, cùng với việc phát triển các cơ sở sản xuất, tăng trưởng sản xuất công nghiệp, lực lượng lao động công nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 12%/ năm, cao hơn so với tốc độ tăng lao động công nghiệp

giai đoạn 2001- 2005 là 2%, chiếm 18,51% lao động xã hội của tỉnh, hay 12% dân số của tỉnh.

Giai đoạn 2011- 2015, dự kiến số lao động trong ngành công nghiệp ở mức tăng 10%/ năm thì lao động công nghiệp sẽ là 342.864 người, chiếm 28,34% tổng lao động trong độ tuổi của tỉnh, hay 18,74% dân số( dân số năm 2015 của Hải Dương dự kiến là 1.830 ngàn người, lao động trong độ tuổi là

1.210 ngàn người).

Giai đoạn 2016- 2020, dự kiến lao động trong ngành công nghiệp có tốc độ tăng 8%/năm thì đến năm 2020, lao động trong ngành công nghiệp sẽ là 503.779 người, chiếm 40% lao động trong độ tuổi, hoặc 26,61% dân số.

Cơ cấu lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2010 là: kinh tế nhà nước trung ương 18.734 người ( 8,8%), nhà nước địa phương

3.193 người (1,5), công nghiệp dân doanh 155.838 người ( 73,2%), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 35.127 người( 16,5%). Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được đào tạo tốt về trình độ kỹ thuật tay nghề.

* Theo các ngành công nghiệp lao động ở các ngành công nghiệp dự kiến như sau:

STT

Chỉ tiêu

Năm

2005

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020


Tổng số

120.000

212.892

342.864

503.779

I.

CN khai thác

3.360

8.440

11.860

12.079

II.

CN chế biến

113.586

191.172

309.444

468.900

III.

CNSX và PP điện nước

3.855

13.300

21.560

22.800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 11

Lao động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm 89,8% lao động ngành công nghiệp, đạt 191.172 người vào năm 2010; 90,25% vào năm 2015

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí