Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 15

và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về quản lý NNL; Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án về đào tạo, phát triển NNL trong từng thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương; Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động, xã hội liên quan đến sự tham gia của NNL vào thị trường lao động…

Để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về NNL cần chú ý thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, vai trò của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đối với việc nâng cao chất lượng NNL. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào Đảng và chính quyền quan tâm đến NNL thì ở nơi đó NNL được nâng lên về mặt chất lượng cũng như được phát huy khả năng cao nhất. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể sẽ hỗ trợ một cách thiết thực góp phần nâng cao chất lượng, số lượng NNL ở địa phương cũng như ở các doanh nghiệp.

Thứ hai, đổi mới cơ chế quản lý, có chính sách đãi ngộ theo hướng tạo động lực cho NNL phát huy đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Thu hút NNL trẻ có trình độ.

Đổi mới cơ chế quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chủ động sử dụng NNL một cách hợp lý nhất, bồi dưỡng và đào tạo họ trở thành NNL trình độ cao. Phát triển giáo dục phổ thông hay dạy nghề có đạt hiệu quả hay không cũng là do cơ chế quản lý NNL.

Trong tương lai cũng cần đội ngũ cán bộ quản lý trẻ thay thế. Vì thế cần có chính sách thu hút cán bộ trẻ về công tác tại Hải Dương thông qua việc cấp học bổng cho con em địa phương đang học tại các trường đại học trong nước để sau khi tốt nghiệp các em trở về phục vụ quê hương.

Đối với cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trẻ mới ra trường tốt nghiệp loại khá trở lên mà ở địa phương khác đến làm việc tại Hải Dương cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng như cấp nhà ở, phương tiện theo theo phương thức trả dần. Cán bộ càng có trình độ cao càng được hưởng lương và phụ cấp tương xứng. Tạo môi trường thuận lợi để các cán bộ trẻ được đem hết tài năng trí tuệ sáng tạo trong công việc được giao nhằm hướng tới mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phải được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống và được lớn lên trong thực tiễn để đáp ứng yêu cầu quản lý NNL mà quá trình CNH, HĐH đặt ra. Việc lựa chọn cán bộ gắn với đào tạo, đào tạo lại cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước đối với NNL giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Đối với cán bộ quản lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp, dịch vụ, cần tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh cho họ, đặc biệt là các doanh nhân. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý hiện có cần được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý một cách thường xuyên.

Tóm lại, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về NNL là một trong những giải pháp cần thiết nhất là khi quá trình CNH, HĐH luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cho NNL. Song để nâng cao chất lượng NNL Hải Dương không chỉ thực hiện một giải pháp này mà cần phải có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Mặc dù sự phân chia thành các giải pháp có nghĩa tương đối, chúng có quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng mỗi giải pháp đều có tác động đến từng mặt của chất lượng NNL. Các giải pháp trên đều nhằm mục tiêu của quá trình CNH, HĐH. Điều quan trọng là chúng ta cần phải chú tới giải pháp mang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

tính cơ bản, có như vậy mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, CNH, HĐH ở địa phương.

KẾT LUẬN

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 15

Nguồn nhân lực là nội lực cơ bản thể hiện vai trò chủ thể trong mọi quá trình phát triển KT- XH. Đó cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế lên trình độ cao dựa trên sự kết hợp sử dụng sức lao động với các công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, đưa xã hội đến trình độ văn minh công nghiệp. Đó là quá trình tất yếu mà sớm muộn các nước đang phát triển đều phải trải qua để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới.

Để thực hiện CNH, HĐH phải có các nguồn lực như con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên,... Các nguồn lực này đều cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với quá trình CNH, HĐH không giống nhau, trong đó NNL giữ vai trò quyết định. Các nguồn lực khác chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển KT- XH và thực sự trở thành nguồn lực của CNH, HĐH khi được kết hợp với sức lực, trí tuệ của con người. Nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là chủ thể trực tiếp, quyết định toàn bộ quá trình CNH, HĐH

Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước phải không ngừng được nâng cao về mặt chất lượng. Đó là sự nâng cao cả về thể chất và trí tuệ của con người. Nâng cao chất lượng NNL là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và của các địa phương ở bất cứ giai đoạn nào.

Hải Dương là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH. Quá trình này đặt ra nhiều yêu cầu khách quan về NNL. Nâng cao chất lượng NNL là một đòi hỏi cấp thiết, là

“chìa khoá” của sự thành công đối với Hải Dương trên con đường phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thực tế cho thấy tình hình trong nước và thế giới ngày càng có nhiều sự biến động về KT- XH.

Nghiên cứu thực trạng NNL ở Hải Dương thời gian qua có thể nhận ra rằng: NNL tuy có nhiều ưu điểm song cũng còn không ít hạn chế. Hải Dương đã có cố gắng trong nâng cao chất lượng NNL ở các phương diện, nhưng kết quả mới chỉ đáp ứng phần nào so với yêu cầu CNH, HĐH, nhất là khi tỉnh đang tích cực xây dựng, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tình trạng NNL còn yếu về thể lực, trình độ văn hoá, chuyên môn- kỹ thuật, cơ cấu trình độ chưa phù hợp trong hướng phát triển một số ngành công nghiệp trọng yếu, có lợi thế của tỉnh, các ngành cần lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đã làm cho việc thực hiện quá trình CNH, HĐH gặp khó khăn, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Trước tình hình chất lượng NNL như vậy, để khắc phục một cách có hiệu quả những hạn chế, đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng NNL, Hải Dương cần có những định hướng đúng đắn. Với những dự báo về quá trình CNH, HĐH và sự phát triển NNL trong thời gian tới, trong xu hướng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ luận văn đã đưa ra những phương hướng chung và những định hướng cụ thể để nâng cao chất lượng NNL của Hải Dương.

Để nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương luận văn đã đề xuất một số giải pháp bao gồm: phát triển kinh tế; phát triển giáo dục đào tạo; tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và thực hiện chính sách dân số; giải quyết việc làm, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư; đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Các giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao chất lượng NNL một cách toàn diện. Song thiết nghĩ, kết quả của nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các chủ trương chính sách của Đảng;

vai trò tổ chức quản lý của nhà nước; trình độ phát triển kinh tế, giáo dục của địa phương.

Với những giải pháp đưa ra cả ở tầm vi mô và vĩ mô, tác giả tin rằng, nếu các giải pháp đó được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình CNH, HĐH trong thời gian tới.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu chất lượng NNL trong đó đi sâu nghiên cứu NNL cho ngành công nghiệp đã kế thừa các quan điểm lý luận của những người đi trước, nghiên cứu thực tế qua các số liệu của địa phương để đề ra các giải pháp phù hợp nhất cho thời gian tới. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là những kết quả bước đầu. Vấn đề này cần phải tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp Hải Dương cũng như CNH, HĐH của tỉnh.

Với những nỗ lực và cố gắng, song tác giả không thể tránh khỏi những hạn chế. Luận văn có thể chưa đề cập được hết mọi vấn đề liên quan đến đề tài. Vì vậy , rất mong sự góp bổ sung của các thầy cô trong hội đồng để tác giả luận văn tiếp tục hoàn thiện về sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Thị Anh ( 2005), Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Vân Anh, Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học- Cần đầu tư trang thiết bị có hiệu quả, Báo Khoa học và phát triển, số 52 từ 25-31/12/2003.

3. Mai Quốc Chánh ( 1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996 ), Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguồn nhân lực và phát triển, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4/2005, tr.34-36.

6. Vũ Huy Chương ( 2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Khắc Chương, Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003.

8. Cục thống kê Hải Dương (2006), Kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương sau 10 năm tái lập, NXB Thống kê Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Hữu Dũng,Về nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006- 2010, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4/2004.

11. Phan Xuân Dũng, Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/1997.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Văn kiện Hội nghị TW7- Khoá VII

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII.

20. Đảng Bộ Hải Dương ( 2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV

21. Vương Quốc Được (1999 ), Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

22. Xuân Đức (2006), Giáo dục TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010: Phát triển mô hình giáo dục mới, Báo Giáo dục và Thời đại ra ngày 26/01/2006.

23. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Đình Hoà, Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 1/2004.

25. Đặng Hữu, Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, tháng 2/2005.

26. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam , NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

27. Lê Thị Ngân, Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, tháng 12/2003.

28. Phan Tùng Mậu, Đào tạo gắn với sử dụng- giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở nước ta , Tạp chí Giáo dục, tháng 2/2002.

29. Hồ Chí Minh (1995), toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Trương Thị Minh Sâm ( 2003), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Sở Công nghiệp Hải Dương (2006), Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020.

32. Sở Công nghiệp Hải Dương (2004), Báo cáo tình hình lao động- việc làm, tiền lương- thu nhập và các chính sách xã hội khác của các DNQD địa phương, DNQD trung ương trên địa bàn.

33. Sở Công nghiệp- sở giáo dục- sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Tây (1999), Về đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề, nhân cấy nghề mới và giải quyết việc làm.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí