chế về chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL Việt Nam.
Thứ năm, đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Khung phân tích của luận án được khái quát qua sơ đồ 1.1 dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích nâng cao chất lượng công chức QLVH
Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chất Lượng Công Chức Quản Lý Văn Hóa
- Về Công Chức Và Chất Lượng Công Chức Quản Lý Văn Hóa
- Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Và Hội Nhập Quốc Tế
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Chất Lượng Công Chức Quản Lý Văn Hóa
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Công Chức Quản Lý Văn Hóa
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Là một luận án thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị học, do đó luận án lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu, như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể; kết hợp phương pháp lịch sử và lô gíc; kết hợp phân tích và tổng hợp; phương pháp
nghiên cứu hệ thống; suy luận; phương pháp thống kê, so sánh, thu thập và xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp. Đặc biệt, luận án đã sử dụng phương pháp khảo sát điều tra thực tế và xử lý các số liệu đó một cách khoa học để làm rõ nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL Việt Nam.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục đích của một luận án kinh tế, vấn đề đặt ra là phải có phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu đúng, khoa học, tức là bắt đầu nghiên cứu cái gì, từ đâu và bằng cách nào? Nếu tìm ra được cách tiếp cận đúng, hợp lý, khoa học thì luận án sẽ thực hiện tốt được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và ngược lại. Cần hiểu rằng, cùng là khoa học kinh tế, nhưng đối tượng nghiên cứu khác nhau thì cách tiếp cận cũng khác nhau và cùng một đối tượng nghiên cứu nhưng cũng có những cách tiếp cận khác nhau tùy theo quan điểm của tác giả.
1.3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ đặt ra, phương pháp tiếp cận của luận án như sau:
Một là, phương pháp tiếp cận logic:
Với phương pháp tiếp cận này, luận án nghiên cứu bắt đầu từ văn hóa, QLNN về văn hóa, đặc điểm và vai trò của công chức QLVH; quan niệm, các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức QLVH và sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức QLVH trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT; khảo sát kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức QLVH của một số quốc gia trên thế giới, rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam. Luận án phân tích thực trạng, nhận xét, đánh giá rút ra những mặt mạnh, những tồn tại hạn chế cùng với nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL Việt Nam. Trên cơ sở phân tích khung lý luận, kinh nghiệm thực tiễn các quốc gia và đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL thời gian tới.
Hai là, phương pháp tiếp cận hệ thống:
Vấn đề nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL Việt Nam không phải là vấn đề nội bộ riêng của Bộ VHTTDL, mà đây là vấn đề liên quan đến các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các tổ chức xã hội..., như: các ngành Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học, Công nghệ và Môi trường; cơ cấu và sự phát triển của KT-XH… Do đó nghiên cứu, giải quyết vấn đề chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL phải được nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, nhiều mặt trong mối quan hệ tổng thể, hữu cơ, thống nhất của toàn bộ nền
KT-XH. Vì vậy, nghiên cứu chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL không thể không vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống.
1.3.2.2. Phương pháp điều tra
Nhằm thu được kết quả một số những ý kiến chung của công chức QLVH theo các nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng chất lượng công chức QLVH đã được xây dựng, tác giả sử dụng phương pháp điều tra để khảo sát các nhóm đối tượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển và những đặc điểm về mặt định tính, định lượng của đối tượng cần nghiên cứu. Những dữ liệu điều tra là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp khoa học, giải pháp thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng công chức QLVH.
Sau khi xây dựng kế hoạch điều tra gồm mục đích, phạm vi, đối tượng, kinh phí điều tra, tác giả xây dựng các mẫu phiếu điều tra với các thông số, các chỉ tiêu để làm sáng tỏ chất lượng công chức QLVH. Việc chọn phương pháp điều tra bằng phiếu để thu thập sự kiện trên cơ sở trả lời bằng văn bản (viết) của công chức QLVH được nghiên cứu để xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễn đạt rõ ràng bằng các câu hỏi để công chức QLVH đều hiểu được như nhau. Vì khi điều tra, tác giả không thể có sự tiếp xúc trực tiếp được hết với đối tượng điều tra, tuy nhiên trên phiếu điều tra đã thiết kế các hướng dẫn tỉ mỉ, trình tự, cách thức điều dấu vào phiếu điều tra. Một số câu hỏi trong phiếu điều tra được sử dụng bằng hình thức trắc nhiệm, đây được coi là một công cụ đo lượng đã được chuẩn hóa, được sử dụng để đo lường sự khách quan các khía cạnh của chất lượng công chức QLVH một cách hoàn chỉnh thông qua những câu trả lời bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (ký hiệu).
Phương pháp điều tra được tiến hành thông qua các bước cơ bản sau:
* Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra
Giới hạn phạm vi của luận án chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức QLVH của Bộ VHTTDL. Vì vậy, luận án thiết kế ba mẫu phiếu điều tra dành cho ba nhóm đối tượng khác nhau:
- Phiếu điều tra số I: dành cho nhóm công chức QLVH có chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) của 13 đơn vị cấp Vụ và tương đương, cùng với 09 Cục và tương đương thuộc khối QLNN của Bộ VHTTDL.
- Phiếu điều tra số II: dành cho nhóm công chức QLVH không có chức vụ lãnh đạo của 13 đơn vị cấp Vụ và tương đương, cùng với 9 Cục và tương đương thuộc khối QLNN của Bộ VHTTDL.
Hai mẫu phiếu điều tra số I và số II là các công chức tự đánh giá chất lượng của chính đội ngũ mình.
- Phiếu điều tra số III: dành cho nhóm công chức QLVH thuộc khối sự nghiệp. Vì đây là đối tượng phục vụ của công chức QLVH thuộc khối QLNN, do đó kết quả khảo sát đánh giá của nhóm này mang tính khách quan hơn. Các đơn vị thuộc khối sự nghiệp gồm: 03 đơn vị thuộc khối Viện; 16 đơn vị thuộc khối Trường; 05 đơn vị thuộc khối Bảo tàng; 13 đơn vị thuộc khối Nghệ thuật biểu diễn; 02 đơn vị thuộc khối Báo, Tạp chí; 06 đơn vị thuộc khối Trung tâm và 03 đơn vị thuộc khối các đơn vị khác.
- Nội dung phiếu điều tra đựợc thiết kế gồm hai phần:
(1) Phần nội dung về các thông tin chung của nhóm đối tượng đựợc điều tra:
Nội dung này mục đích là để tác giả nắm được nhóm đối tượng điều tra là tổ chức, đơn vị chức năng, cá nhân, vị trí chức vụ, chuyên môn, thâm niên công tác ...
(2) Phần nội dung các câu hỏi liên quan đến thực trạng và đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL:
Các câu hỏi loại này tác giả đã thiết kế để tạo điều kiện tốt nhất cho đối tượng điều tra nói lên được thực trạng và đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL theo cảm nhận lý tính của họ, tức là họ phải đắn do, suy nghĩ khá kỹ trước khi điền vào phiếu điều tra. Vì vậy, tác giả thiết kế bảng hỏi với việc sử dụng năm phương án trả lời theo mức độ từ thấp đến cao. Năm phương án trả lời này cũng có thể coi như cho phép đối tượng khảo sát đánh giá về chất lượng công chức QLVH theo nội dung từng câu hỏi tương ứng với năm mức điểm từ 1 đến 5 điểm.
* Bước 2: Thực hiện điều tra
Công chức QLVH bao gồm hai khối: khối công chức QLNN và khối công chức sự nghiệp. Trong khối công chức QLNN lại gồm hai nhóm: nhóm công chức đang giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhóm công chức không có chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do đó, để nắm bắt được tình hình chất lượng công chức QLVH, tác giả đã thiết kế ba loại phiếu điều tra.
Tác giả đã trao đổi trực tiếp các đối tượng công chức cần lấy ý kiến, giải thích lý do, yêu cầu và hướng dẫn cách điền trả lời trong nội dung các câu hỏi; để cho họ thời gian suy nghĩ và điền vào phiếu hỏi với thời gian là 30 ngày. Sau đó, tác giả mới thu hồi các phiếu hỏi. Tác giả cho rằng, 30 ngày là thời gian thoải mái để các đối tượng suy nghĩ kỹ trước khi điền vào phiếu điều tra. Vì vậy chất lượng các phiếu điều tra thu về là có độ tin cậy.
Kết quả thực hiện điều tra như sau:
+ Phiếu điều tra số I: dành cho nhóm công chức QLVH có chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) thuộc khối QLNN của Bộ VHTTDL, tác giả phát ra 60 phiếu. Với 60/124 phiếu phát ra chiếm tỷ lệ 48,3 % số công chức QLVH có chức vụ lãnh đạo của Bộ VHTTDL, chứng tỏ tính đại diện cao và đáng tin cậy. Kết quả thu về được 54 phiếu (đạt 90%), 100% phiếu đều hợp lệ.
+ Phiếu điều tra số II: dành cho nhóm công chức QLVH không có chức vụ lãnh đạo thuộc khối QLNN của Bộ VHTTDL, tác giả phát ra 80/441 phiếu chiếm tỷ lệ 18,1% số công chức không có chức vụ lãnh đạo của Bộ VHTTDL, thu về được 76 phiếu trong đó có 74 phiếu hợp lệ (đạt 92,5%), còn có 2 phiếu không hợp lệ.
+ Phiếu điều tra số III: dành cho nhóm công chức QLVH thuộc khối sự nghiệp, tác giả phát ra 60 phiếu. Số phiếu 60/171 (chiếm 35%) công chức QLVH thuộc khối sự nghiệp. Kết quả thu về được 52 phiếu (đạt 86,7%). Tất cả các phiếu thu về đều hợp lệ.
Tổng số phiếu tác giả phát ra 200 phiếu và thu về được 180 phiếu, đạt 90%. Với 200 phiếu điều tra, tác giả theo quan điểm chọn quy mô mẫu phiếu điều tra của Slovin (1960). Slovin đưa ra công thức quy mô chọn mẫu điều tra như sau:
N
n =
(1+ N.e²)
Trên cơ sở công thức này của Slovin, các nhà thống kê xã hội học Pagoso, Garcia và Guerrero de Leon (1978) thiết kế một bảng để tính quy mô mẫu tương ứng với quy mô tổng thể chung và tỷ lệ sai số mong muốn (theo Giáo trình điều tra xã hội học, Đại học Kinh tế quốc dân - 2013). Theo bảng quy mô mẫu của các tác giả này thì việc phát 200 phiếu điều tra ứng tổng số công chức của Bộ VHTTDL năm 2016 là 736 người thì độ tin cậy đạt 95% và như vậy mức độ sai lệch chỉ là 0,05.
* Bước 3: xử lý số liệu điều tra
Sau khi thu phiếu về, tác giả đã phân loại phiếu và sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, mô tả để minh chứng cho thực trạng và đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL thông qua vận dụng công cụ exell. Từ đó, thu được khối lượng tài liệu, độ tin cậy được xác định nhưng về sự tương đương giữa câu trả lời và hành vi thực của đối tượng công chức QLVH không cao do tính chất, tính cách của người làm văn hóa, nghệ thuật chưa thực sự nghiêm túc, gắn kết với công tác nghiên cứu khoa học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tổng quan các công trình nghiên cứu cả ở ngoài nước và trong nước đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, qua chương 1 của luận án tác giả rút ra 04 kết luận sau:
1. Đã có một số công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước nghiên cứu tương đối sâu và toàn diện về văn hóa, nền văn hóa, nền văn hóa XHCN; nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng công chức QLNN nói chung.
2. Có rất ít công trình nghiên cứu về công chức QLVH và chất lượng công chức QLVH trong điều kiện KTTT và HNQT.
3. Chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng công chức QLVH trong điều kiện KTTT và HNQT của Bộ VHTTDL một cách toàn diện dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây chính là “khoảng trống”, là vấn đề còn để ngỏ, đặt nhiệm vụ để luận án tập trung đi sâu nghiên cứu.
4. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp chủ yếu của khoa học kinh tế chính trị, sử dụng phương pháp tiếp cận logic, hệ thống; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu điều tra, khảo sát thực tế và có phương pháp xử lý số liệu điều tra khoa học.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC QUẢN LÝ VĂN HOÁ CẤP BỘ
2.1. Khái quát về quản lý nhà nước đối với văn hóa và công chức quản lý văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
2.1.1. Văn hóa và vai trò của văn hóa
2.1.1.1. Quan niệm về văn hóa
Trong lịch sử, thuật ngữ văn hóa hay văn minh đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây. Do cách tiếp cận khác nhau, nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa.
Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832-1917) quan niệm, văn hóa hay văn minh là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, tập quán của con người trong xã hội.
Ralph Linton (1893-1953) - nhà nhân loại học người Mỹ quan niệm, văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Theo Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889-1968) (trích dẫn trong Viện Chiến lược phát triển, 2003), cho rằng, với nghĩa rộng nhất văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra hay được cải biến bởi các hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Theo quan niệm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thì,
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. (Ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, 1992, Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, tr.23).
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý, 1998), thì văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Viện Ngôn ngữ học, 2004,
Từ điển tiếng Việt) đã đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa, như:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội;...
Theo giáo trình Xã hội học của Trường Đại học kinh tế quốc dân (Lương Văn Úc, 2009, tr.133): “Văn hóa là các yếu tố bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành nền tảng xã hội cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng”.
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, tr.432) khái niệm: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định”.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát hoạt động xã hội thành hai hoạt động cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần. Do đó văn hóa bao gồm: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Như vậy, văn hóa được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, khái quát chung nhất và theo quan niệm của tác giả, có thể hiểu:
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra thông qua hoạt động thực tiễn của con người, là quan hệ xã hội biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định.
2.1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, văn hóa giữ vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội
Khi đề cập đến vai trò của văn hóa, quan trọng nhất đó là sự chỉ đạo, điều hành văn hóa phải hướng đến giá trị nền tảng tinh thần. Vì văn hóa có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội và chi phối tất cả hành vi của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, văn hóa với các giá trị, chuẩn mực được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc, kế thừa và phát triển, đã trở thành hệ thống các giá