Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 2


MỞ ĐẦU


1. Giới thiệu luận án

Theo cách tiếp cận hệ thống của chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận án Tiến sĩ kinh tế“Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịchcó tính cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

Luận án có 168 trang, trong đó nội dung chính có 151 trang, 13 bảng, 8 biểu đồ, 2 sơ đồ và 3 phụ lục. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương sau:

Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và phương pháp nghiên cứu của Luận án (25 trang). Trong chương này, tác giả tập trung khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án ở các khía cạnh:

(i) Những công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa và quản lý văn hóa; những công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng công chức quản lý văn hoá; (ii) Những kết quả đạt được; những “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu; (iii) Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu của luận án; câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích của luận án; phương pháp nghiên cứu.

Chương 2. Cơ sở lý luận về chất lượng công chức quản lý văn hóa và kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức quản lý văn hóa cấp Bộ (43 trang). Trong chương này, tác giả nghiên cứu các vấn đề:

(i) Một số vấn đề cơ bản về văn hóa và QLNN về văn hóa trong nền KTTT, gồm: Văn hóa và vai trò của văn hóa; Quan niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ QLNN về văn hóa trong nền KTTT; khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức QLVH. (ii) Những vấn đề lý luận chung về chất lượng công chức QLVH. Trong phần này, tác giả phân tích đến các vấn đề: Quan niệm và các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức QLVH và sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức QLVH trong nền KTTT và HNQT. (iii) Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao chất lượng công chức QLVH và bài học rút ra cho Bộ VHTTDL. Trong đó, luận án trình bày tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao chất lượng công chức QLVH và rút ra những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng cho việc nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.


Chương 3. Thực trạng chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (47 trang). Trong chương này, tác giả trình bày khái quát về Bộ VHTTDL (quá trình hình thành và phát triển, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức). Tiếp đó phân tích thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL về cơ cấu giới tính, dân tộc; sức khỏe, thể lực; trình độ, năng lực; phẩm chất đạo đức... của công chức QLVH; qua đó đánh giá, rút ra những mặt mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL.

Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 2

Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (35 trang). Trong chương này, tác giả phân tích: 03 căn cứ để xác định quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL; đề xuất 05 quan điểm cùng với mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề xuất, phân tích 07 giải pháp và kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL trong những năm tới.

Các kết quả chính luận án đã đạt được:

- Tổng quan những công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến QLVH và công chức QLVH; nhận xét các công trình nghiên cứu và tìm ra “khoảng trống” để luận án đi sâu nghiên cứu.

- Góp phần luận giải rõ một số vấn đề cơ bản về văn hóa; QLNN về văn hóa; chỉ rõ đặc điểm và vai trò của công chức QLVH.

- Phân tích và làm rõ hơn quan niệm, các yếu tố cấu thành và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức QLVH; các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức QLVH và sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức QLVH trong nền KTTT và HNQT.

- Khảo sát kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức QLVH của một số quốc gia và rút ra những bài học có thể vận dụng cho nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL.

- Phân tích thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL; đánh giá, rút ra những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016.

- Đề xuất những quan điểm cơ bản, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


2. Lý do lựa chọn đề tài

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, văn hóa XHCN nhằm đưa nhân dân lao động thực sự vừa là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời là người hưởng thụ văn hóa; coi vấn đề con người và giải phóng con người là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của mình. Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, suy cho đến cùng, nguồn lực con người là yếu tố quyết định đối với quá trình phát triển KT-XH.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Muốn có CNXH, trước hết phải có con người XHCN. Như vậy, văn hóa có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Đảng ta xác định, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH. Do đó, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới XHCN là nhiệm vụ to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình phát triển KTTT định hướng XHCN. Nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao đối với ngành văn hóa là hết sức cao cả và nặng nề. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc (lần thứ X) của Đảng ta đã xác định nhiệm vụ cho ngành văn hóa: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006) [213].

Để xây dựng và phát triển nền văn hóa mới XHCN thì không thể thiếu vai trò của đội ngũ công chức QLVH. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, cán bộ là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” (Hồ Chí Minh, toàn tập, 2005, tr.296). Chất lượng của đội ngũ cán bộ là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự thành bại của công việc nước nhà. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.269, tr.240). Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thành công hay thất bại đều do cán bộ văn hóa tốt hay kém. Vì vậy, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới trong điều kiện KTTT và HNQT phải đổi mới QLVH theo hướng từ việc quản lý hành chính trước đây sang quản lý kiến tạo, phục vụ, phải tạo môi trường thuận lợi, sử dụng, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển nền văn hóa. Do đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công chức QLVH của đất nước.


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú ý nâng cao chất lượng công chức QLNN, trong đó có công chức QLVH của Bộ VHTTDL. Kết quả là chất lượng của công chức QLVH được nâng lên đáng kể. Cụ thể, công chức QLVH đã phát huy kiến thức được đào tạo, năng lực và kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình công tác vào việc tham mưu xây dựng, ban hành pháp luật, cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, đường lối, chủ trương phát triển nền văn hóa của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đánh giá và phát hiện những văn bản, chính sách bất cập, lỗi thời, không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới cần được sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế; phát hiện và đề xuất khá kịp thời các biện pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước ta đạt được những kết quả đáng kể, góp phần phát triển KT-XH của đất nước trong điều kiện HNQT ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh, chất lượng công chức QLVH của Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, như: còn một bộ phận công chức chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ về tin học, ngoại ngữ; kỹ năng nghề nghiệp; phẩm chất đạo đức, phong cách, tác phong nghề nghiệp...; tức là chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới QLVH trong điều kiện hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. Do đó, những kết quả phát triển văn hóa nước ta thu được chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nhìn chung, chất lượng công chức QLVH chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và HNQT hiện nay.

Vấn đề đặt ra cần phải có những nghiên cứu khoa học, nghiêm túc, toàn diện cả lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức QLVH; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH nói chung, trong đó đặc biệt là chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL trong thời gian tới.

Do vậy, nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL là vấn đề đặt ra cấp thiết phải được giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc lựa chọn đề tài luận án nghiên cứu Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchcó tính cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu:

Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức QLVH trong quá trình phát triển KTTT và HNQT; phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL; đề xuất quan điểm và những giải pháp


đồng bộ, để nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là:

- Tổng quan những công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài đã được công bố cả ở trong và ngoài nước, tìm ra những khoảng trống” mà các công trình còn bỏ ngỏ để luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ.

- Kế thừa và luận giải rõ hơn một số vấn đề lý luận về văn hóa, QLNN về văn hóa và chất lượng công chức QLVH.

- Khảo sát kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng công chức QLVH của một số quốc gia; rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phân tích thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL; đánh giá và rút ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL.

- Phân tích, đề xuất các quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án: Chất lượng công chức QLVH cấp Bộ.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian:

Công chức QLVH bao gồm: công chức QLVH cấp trung ương (cấp Bộ) và công chức QLVH cấp địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã). Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức QLVH cấp Bộ (công chức QLVH của Bộ VHTTDL); luận án không nghiên cứu chất lượng công chức QLVH cấp địa phương.

Đội ngũ công chức QLVH của Bộ VHTTDL bao gồm hai khối: khối QLNN và khối sự nghiệp, trong đó phần lớn công chức QLVH của Bộ VHTTDL tập trung ở khối QLNN.

- Phạm vi về thời gian:

Luận án tập trung phân tích thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL trong khoảng thời gian từ năm 2011-2016; đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa và quản lý văn hóa

Liên quan đến vấn đề văn hóa, văn hóa Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Trong đó, có một số công trình tiêu biểu sau:

* Tác giả Nguyễn Xuân Thu (1997) trong bài viết: Một vài suy nghĩ về văn hóa.

Theo tác giả, hầu hết các nhà văn hóa học đều cho rằng, văn hóa là một cái gì đó mênh mông, vô tận. Mỗi nhà văn hóa học đều đưa ra định nghĩa riêng về văn hóa theo quan điểm cá nhân. Trong số hàng trăm hàng nghìn định nghĩa về văn hóa, tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng đa số các nhà văn hóa học đồng quan điểm với nhau rằng văn hóa là một hệ thống của những giá trị được chấp nhận bởi một nhóm người, một cộng đồng, hoặc một đất nước; có thể học hỏi và lưu truyền từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác.

Những hệ thống giá trị văn hóa được thể hiện qua: Tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin, chủ thuyết, đạo đức, triết học, văn học, giáo dục, luật pháp, nghệ thuật, những thành tựu về khoa học, công nghệ, những sản phẩm của công nghiệp, thủ công, v.v…

Đa số các nhà văn hóa học đã phân chia văn hóa thành hai loại văn hóa: văn hóa vật chất (material culture hay tangible culture) và văn hóa phi vật chất (non- material culture hay intangible culture).

Văn hóa vật chất được hiểu như ngôi nhà, cây cối, rạp hát,.. còn văn hóa phi vật chất được hiểu như trí tuệ, kỹ thuật xây nên ngôi nhà, rạp hát... Văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất luôn gắn bó, song hành và hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, văn hóa phi vật chất quan trọng hơn văn hóa vật chất.

- Các nhà văn hóa học cho rằng, để cấu thành văn hóa cần có bốn yếu tố sau:

(1) Các thông tục hay tục lệ (folk traits):

Đây là những nét văn hóa giản đơn thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày trong một cộng đồng hay một tập thể.


(2) Các phong tục tập quán (customs

(3) Các định chế xã hội (social structures)

Bao gồm như: Gia đình, học đường, cơ sở tôn giáo, công sở, cơ sở kinh doanh, thể chế chính trị.

(4) Pháp luật (laws):

Pháp luật là phương tiện, hành lang pháp lý để bảo vệ các định chế xã hội và một phần trong các phong tục tập quán của đất nước.

* Đề tài nghiên cứu khoa cấp bộ của Bộ VHTTDL (Đỗ Thị Minh Thúy, chủ nhiệm, 2008) “Nghiên cứu một số luận điểm quan trọng trong Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5, khóa VIII trong bối cảnh hội nhập”.

Đề tài được trình bày trong 243 trang và được kết cấu gồm 4 chương. Đề tài đã tập trung phân tích các nội dung cơ bản sau:

Một là, cơ sở hình thành các quan điểm cơ bản về văn hóa trong Nghị quyết TW lần thứ 5, khóa VIII, đó là: Các quan điểm cơ bản về văn hóa của C.Mác và Ph.Ăngghen, các quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của UNECO về văn hóa.

Hai là, đề tài tập trung phân tích quan điểm: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập của hội nghị TW 5, khóa VIII. Trong quan điểm này có 3 ý chính.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

- Văn hóa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hóa và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (tr27).

Ba là, đề tài phân tích quan điểm: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập. Đề tài phân tích khá rõ các quan điểm: “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến” và “Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập”.

Bốn là, phân tích bốn mục tiêu phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, là:

- Văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần cho toàn xã hội.


- Văn hóa phải thực sự tạo ra được những con người vừa có đức, vừa có tài, thực sự phục vụ cho cho toàn sự phát triển của xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển văn hóa vừa hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, khuyến khích làm giàu, vừa tránh phân hóa giàu nghèo.

- Phát triển văn hóa trong điều kiện toàn cầu hóa phải vừa xây dựng cái mới cải tiến bộ, vừa chống cái cũ, bất công, lạc hậu.

* Đề tài do GS. TS Dương Phú Hiệp (chủ nhiệm, 2010): “Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”.

Đề tài gồm 213 trang và kết cấu trong 4 chương với chủ đề nghiên cứu là cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến văn hóa và con người. Đề tài đã lựa chọn và tập trung làm rõ các khái niệm về văn hóa, phát triển văn hóa, bản sắc văn hóa, khuôn mẫu văn hóa, văn minh, giá trị, truyền thống, con người, phát triển con người... Đồng thời, đề tài đặt ra hàng loạt vấn đề như cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa và con người Việt Nam có từ bao giờ hay chỉ có chủ nghĩa Mác - Lê nin mới là cơ sở lý luận duy nhất của việc nghiên cứu, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.

Điểm mới của đề tài trong phương pháp luận so với các đề tài trước đấy là sự bổ sung của Max Webr về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa là rất quan trọng, bởi lẽ văn hóa được nghiên cứu chủ yếu theo thế giới quan và phương pháp luận macxit mà lý luận macxit trước đây hầu như không bàn đến văn hóa. Cũng với phương pháp tương tự như vậy, đề tài đã trình bày cơ sở lý luận về con người so với các luận điểm trước đấy chỉ là con người xã hội, cá thể, nòi giống...

Đề tài cũng giới thiệu một số phương pháp tiếp cận mà các nhà văn hóa và con người ở Việt Nam và trên thế giới đang sử dụng; đồng thời lựa chọn một số phương pháp tiếp cận như: tiếp cận lịch sử, tiếp cận không gian văn hóa, tiếp cận thành tố văn hóa, tiếp cận giao thoa văn hóa, tiếp cận khu vực... và khẳng định văn hóa và con người là những đối tượng rất rộng và phức tạp.

* Đề tài của PGS. TS Nguyễn Văn Dân (chủ nhiệm, 2010) “Những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”.

Đề tài gồm 4 chương và 273 trang, nội dung đề tài nghiên cứu về nhân tố tác

động tới con người và văn hóa Việt Nam. Bằng việc đề xuất các nguyên tắc về lối

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023