Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Chất Lượng Bồi Dưỡng Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện


1.3.8. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Kiểm tra, đánh giá chất lượng BDCC nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.

- Nội dung kiểm tra, đánh giá: Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm; Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học; Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chất lượng công chức thi hành công vụ sau khi được bồi dưỡng. Các nội dung đánh giá chất lượng BDCC được thực hiện vào buổi học cuối cùng trước khi kết thúc khóa học (đối với học viên) và buổi lên lớp cuối cùng của chuyên đề mà giảng viên đảm nhiệm (đối với giảng viên).

- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: đánh giá thông qua điều tra xã hội học, qua việc tiến hành lấy ý kiến của các nhóm đối tượng khác nhau.

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng sau bồi dưỡng thì công tác đánh giá được thực hiện sau khi công chức tham gia bồi dưỡng ít nhất 03 tháng. Cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có thể đánh giá trực tiếp bằng cách triệu tập học viên để lấy ý kiến; gửi phiếu qua đường bưu điện hoặc thư điện tử đến học viên và cơ quan cử học viên đi đào tạo, bồi dưỡng.


1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức và bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.4.1. Hệ thống bồi dưỡng công chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


* Cơ quan QLNN về BDCC:

Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - 7


Điều 19, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ quản lý chương trình bồi dưỡng gồm:

1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

3. Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

4. Các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, quản lý chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý”.

- Đối với các địa phương, đơn vị thực hiện chức năng quản lý bồi dưỡng công chức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Nội vụ; của huyện là Phòng Nội vụ.

* Các cơ sở BDCC:

- Hiện nay, việc BDCC được thực hiện bởi Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia. Các Bộ, ngành có các học viện, trường hoặc trung tâm bồi dưỡng công chức theo ngành.



- Các địa phương có Trường Chính trị tỉnh, thành phố, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố; Trung tâm chính trị huyện thực hiện BDCC của địa phương mình.

1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức


- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC. Đó là việc chấp hành và áp dụng các quy phạm pháp luật về BDCC của cơ quan HCNN có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính phủ và chính quyền các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức QLNN, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các cơ quan tổ chức sử dụng, quản lý công chức cùng đóng góp vào việc nâng cao chất lượng QLNN về BDCC.

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về BDCC bao gồm các bước: xây dựng quy hoạch, kế hoạch BDCC; xây dựng quy trình hướng dẫn và thực hiện quy hoạch, kế hoạch BDCC.

- Tổ chức bộ máy QLNN về BDCC. Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối tới sự hình thành và phát triển của tổ chức, nhưng các yếu tố được xem là quy luật cơ bản của tổ chức học gồm: quy luật mục tiêu, quy luật chức năng và quy luật vận động. Tổ chức bộ máy QLNN về BDCC là hệ thống hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BDCC, thực hiện chính sách, quản lý về chất lượng BDCC.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.5.1. Quan điểm của cơ quan quản lý đối với công tác bồi dưỡng công chức

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC). Các văn bản quy định chương trình bồi dưỡng CBCC của Trung ương, của tỉnh, của huyện trong thời gian qua đã góp phần nâng



cao trình độ đội ngũ CBCC nói chung, công chức các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng. Các văn bản quy định đó là một trong những biện pháp bắt buộc công chức phải học bổ sung thêm kiến thức theo chuẩn ngạch đối với từng chức danh, nhiệm vụ trong quá trình công tác giúp cho kỹ năng nghề nghiệp, trình độ được nâng cao.

Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức cấp huyện đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng. Trong đó, phải có sự tham gia của các cấp, các ngành là rất cần thiết, nhất là lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện. Phòng Nội vụ phải là đơn vị tham mưu trực tiếp cho UBND huyện; thường xuyên quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC. Đặc biệt cần chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực thi nhiệm vụ, xử lý tình huống đối với từng chức danh, loại hình công việc cụ thể.

1.5.2. Nhận thức của đội ngũ công chức đối với công tác bồi dưỡng


Hiện nay, một bộ phận công chức cấp huyện nhận thức về công tác bồi dưỡng chưa cao. Chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng của công tác này nên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn hạn chế. Một số các đơn vị thuộc UBND cấp huyện chưa đưa công tác bồi dưỡng vào công tác đánh giá chất lượng công chức hàng năm vì vậy chất lượng bồi dưỡng chưa cao.

1.5.3. Đặc điểm của đội ngũ công chức


Qua phân tích thực trạng chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana nhận thấy sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mỗi công chức cấp huyện có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của mỗi cá nhân. Sự thiếu hụt kiến thức của mỗi cá nhân, vị trí việc làm là khác nhau dẫn đến nhu cầu bồi dưỡng kiến thức cũng khác nhau. Vì vậy, trong công tác bồi dưỡng cần phải khảo sát một cách cụ thể để có nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.

1.5.4. Chương trình và nội dung bồi dưỡng công chức



Chất lượng của chương trình, tài liệu, bồi dưỡng là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Không có chương trình tốt, bồi dưỡng sẽ không mang lại hiệu quả cao. Chương trình bồi dưỡng cần phải dựa trên thực tế công việc của công chức. Chương trình, tài liệu phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu của công chức; nội dung phải thực tiễn, mang tính ứng dụng cao trong công việc; thời gian mỗi khóa học hợp lý.

1.5.5. Nguồn nhân lực của cơ sở bồi dưỡng công chức


Đội ngũ giảng viên cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng BDCC. Giảng viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất. Do đó, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, phương pháp sư phạm là yếu tố hàng đầu của người giảng viên cần có, qua đó giúp công tác BDCC đạt hiệu quả cao.

1.5.6. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng công chức


Hình thức và phương pháp bồi dưỡng công chức có tác động trực tiếp chất lượng bồi dưỡng. Khi lựa chọn và tiến hành các hình thức và phương pháp bồi dưỡng phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng về cơ bản muốn đạt được chất lượng phải cân nhắc đầu đủ đến đặc điểm của người học là công chức đang trong nền công vụ.

Khi tham gia các khóa bồi dưỡng công chức vừa mang đặc điểm người học lớn tuổi, đã trưởng thành, vừa mang đặc điểm xuất phát từ những hoạt động nghề nghiệp. Chính vì vậy, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với đặc điểm hoạt động chuyên môn, đặc điểm tâm lý của đối tượng công chức tham gia các khoá bồi dưỡng.

1.5.7. Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng công chức


Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng công chức cần trả lời các câu hỏi chính như: bồi dưỡng có đạt mục tiêu đề ra; nội dung, chưong trình có phù hợp với nhu cầu người học; Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng không... Tùy theo các mức độ khác nhau về kiểm tra, đánh giá mà người ta sử dụng các phương



pháp đánh giá khác nhau để xem xét việc thực hiện quy trình bồi dưỡng đạt kết quả đến đâu, hiệu quả như thế nào để có những bước điều chỉnh thích hợp. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức.

Tiểu kết Chương 1


Đội ngũ công chức hành chính nói chung, công chức hành chính cấp huyện nói riêng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, trong hoạt động công vụ; công chức hành chính cấp huyện là những người trực tiếp tham mưu triển khai chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện, tham mưu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương và hệ thống các văn bản hướng dẫn khác. Việc bồi dưỡng là một trong những khâu quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, BDCC hành chính cấp huyện có những nét riêng, đặc thù so với các công chức hành chính khác.

Tìm hiểu, phân tích các vấn đề lý luận về công chức, BDCC hành chính cấp huyện ở Chương 1 là cơ sở lý luận giúp tác giả có cách hiểu, cách tiếp cận đúng đắn về công tác BDCC các CQCM thuộc UBND cấp huyện và tầm quan trọng của công tác này để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Theo đó, tác giả kết hợp đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện và phân tích thực trạng công tác BDCC tại UBND huyện Krông Ana ở chương 2 để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với đặc thù của huyện nhà nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác BDCC các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian sắp tới.


Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK‌‌

2.1. Những yếu tố đặc thù tác động đến bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện vị trí địa lý và kinh tế - xã hội huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Huyện Krông Ana được thành lập ngày 19/9/1981, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện Krông Ana cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 32km. Có hệ thống đường huyện lộ 2, huyện lộ 10, huyện lộ 10A đi qua địa bàn và là nơi hội tụ của hai con sông lớn Krông Ana và Krông Nô để hình thành dòng sông Sêrêpốk - con sông lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, phù sa màu mỡ, có tiềm năng rất lớn về phát triển nông nghiệp như lúa, cà phê, hồ tiêu, ca cao và số cây trồng có giá trị khác, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Diện tích tự nhiên của huyện là 35.609 ha, dân số trên 95.210 người (theo số liệu thống kê năm 2019), chia làm 8 đơn vị hành chính cấp cơ sở (gồm 07 xã và 01 thị trấn) với 73 thôn, buôn, tổ dân phố.

Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Krông Ana đã phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc xây dựng quê hương giàu mạnh, góp phần thay đổi diện mạo của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm gần đây đều đạt trên 9,6%. Kinh tế của huyện duy trì phát triển khá, một số ngành và lĩnh vực có sự phát triển tương đối nhanh, ổn định.

Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân hằng năm trên 3,8%.

Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng phát triển nhanh, toàn huyện có 35 hợp tác xã, với 217 thành viên tham gia, tổng vốn điều lệ hơn 11,7 tỷ đồng và 3 tổ hợp tác, với 26 thành viên; tổng doanh thu hằng năm đạt gần 9,9 tỷ đồng.



Tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hóa đường huyện, đường nội thị đạt 100%; nhựa hóa và cứng hóa đường xã đạt 100%; 100% gia đình trong khu dân cư được sử dụng điện. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, đến cuối năm 2020, toàn huyện có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Song song với phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện Krông Ana còn chú trọng thực hiện các mục tiêu về văn hóa – xã hội. Tính đến nay, toàn huyện có 84% số hộ được công nhận gia đình văn hóa; hơn 94,8% cơ quan được công nhận cơ quan văn hóa; hơn 82,4% thôn, buôn được công nhận thôn, buôn văn hóa. Công tác giảm nghèo được chú trọng thực hiện, với các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời kết hợp lồng ghép với các chương trình, dự án và huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân thoát nghèo. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của huyện đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm gần 2,8%, riêng trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm gần 4,4%; đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn hơn 5%.


Ngoài ra còn có hệ thống các hồ, thác đẹp và hùng vĩ trên dòng sông Sêrêpốk như Hồ thủy điện buôn Kuốp có diện tích 350ha cung cấp nguồn thủy năng cho nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (286 MW) với sản lượng điện mỗi năm đạt khoảng 1,4 tỷ Kwh phục vụ tưới tiêu cho hơn 100.000 ha đất nông nghiệp của huyện. Đồng thời tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản như: Dray Sáp thượng (Gia Long ) và Thác Dray Nur – Xã Dray Sáp. Ngoài ra còn có địa điểm du lịch khác như Hồ Sen (thị trấn Buôn Trấp) hàng năm được tổ chức Lễ hội đua thuyền vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch và cũng là ngày hội truyền thống của tỉnh Đắk Lắk.

Với những lợi thế, thuận lợi về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như nêu ở trên, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, cùng với sự quản lý của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện luôn nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, quyết tâm phấn đấu đưa huyện trở thành huyện phát triển khá của tỉnh. Để hoàn thành được mục tiêu trên đòi hỏi phải làm tốt công tác đào tạo, bồi

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí