Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Uỷ Ban Nhân Dân Cấp Huyện



Điều 1 của Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” [14, tr.2].

Ngày 25 tháng 11 năm 2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Theo đó, tại khoản 2, Điều 1 của Luật quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [31, tr.1].

Tóm lại, công chức là những người được tuyển dụng và hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Việc quy định công chức trong phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Đây là điểm đặc thù của Việt Nam so với một số nước trên thế giới nhưng lại hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính trị ở Việt Nam.

1.1.2. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương chưa có khái niệm chính thức về công chức tại các cơ quan chuyên môn



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(CQCM) mà chỉ nói chung như một thành phần chủ yếu trong khái niệm “Cán bộ công chức nhà nước”.

Về CQCM thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện:

Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - 3


Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên [30].

Cũng theo quy định tại Điều 17, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019, CQCM thuộc UBND huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng [30]. Tổ chức các CQCM thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hiện nay được Chính phủ quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2020/NĐ-CP bao gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì tại Điều 8 của Nghị định cũng quy định tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như: Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Dân tộc.

Tóm lại, CQCM thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước (QLNN) về ngành, lĩnh vực ở địa phương, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên ủy quyền, phân cấp. Do đó, vai



trò của các cơ quan này rất quan trọng, điều đó cũng có nghĩa là công chức của các cơ quan này cũng rất quan trọng, năng lực công chức tốt góp phần cho việc tham mưu và thực hiện các chủ trương, chính sách đạt hiệu quả cao.

Về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện:


Theo Điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 của Chính Phủ quy định những người là công chức thì công chức hành chính cấp huyện gồm:

- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân [9].

Ngoài ra, ở những nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện cũng được xem là công chức hành chính cấp huyện.

Như vậy, có thể hiểu công chức các CQCM thuộc UBND huyện là những công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, bậc, chức danh trong biên chế và làm việc tại các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

1.1.3. Bồi dưỡng


Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ta có thể bắt gặp trong công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước hay trong đời sống hàng ngày.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ” [37, tr.107]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm trình độ, năng lực hoặc phẩm chất” [22, tr.98].

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ bồi dưỡng. Có người cho rằng bồi dưỡng là đào tạo tiếp thêm, hiểu ngầm là đã được đào tạo rồi nay bổ sung thêm, hoàn thiện thêm một bước. Hoặc bồi dưỡng là hoạt động giáo dục để nâng cao trình độ



nghề nghiệp, bồi dưỡng có thể coi là một quá trình cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kĩ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ. Trong thực tiễn xã hội, người ta cho rằng: bồi dưỡng là hoạt động trang bị cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm việc. Đây là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó.

Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 9 năm 2017 quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: “BD là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”; “BD theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức”; “BD theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao” [10]. Đây là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó.

Ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là Nghị định số 89/2021/NĐ-CP) với nhiều nội dung mới, tạo điều kiện tối đa cho công chức, viên chức được tham gia học tập, cũng như các quy định nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Như vậy bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, không phải trang bị những tri thức cơ bản, cơ sở hay chuyên ngành mà là cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng hình thành thái độ đúng mực, khả năng vận dụng và giải quyết các tình huống cụ thể. Bồi dưỡng thường chỉ có chứng chỉ chứng nhận đã học qua khoá bồi dưỡng.


1.1.4. Bồi dưỡng công chức và bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Bồi dưỡng công chức (BDCC) là quá trình hoạt động làm tăng thêm những kiến thức mới, tăng thêm năng lực, phẩm chất, bổ sung những kỹ năng hoạt động đối với những công chức đang giữ một chức danh, một ngạch công chức nhất định.

Mục đích chủ yếu của BDCC là bổ sung kiến thức và kỹ năng. Bồi dưỡng phải chuyên sâu, phải cập nhật những nội dung liên quan đến công tác và năng lực quản lý hay chuyên môn của công chức. Đối với công chức, công tác bồi dưỡng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, bảo đảm cho họ có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực để làm tốt công việc được giao.

Quá trình bồi dưỡng thường diễn ra tại chính các cơ quan tổ chức, ở các trung tâm bồi dưỡng của các bộ ngành hoặc các trung tâm bồi dưỡng quốc gia… dưới nhiều hình thức như hội thảo, tọa đàm khoa học, tập huấn nghiệp vụ hoặc các khóa bồi dưỡng theo ngạch bậc, lý luận chính trị...

Như vậy có thể hiểu, BDCC là một quá trình cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố tri thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho công chức có cơ hội để củng cố và nâng cao hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để thực hành nghề nghiệp hiệu quả hơn. Kết quả bồi dưỡng thường được xác nhận bằng một chứng chỉ hay giấy chứng nhận.

Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định 04 hình thức bồi dưỡng hiện nay: (1) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, (2) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý, (3) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, (4) Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm: (1) lý luận chính trị; (2) kiến thức quốc phòng và an ninh; (3) kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; (4) kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.



Ngoài ra, việc BDCC được thực hiện theo những quy định khác biệt so với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác của hệ thống giáo dục quốc dân, tổ chức thực hiện trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của nhà nước; hoạt động theo nguồn kinh phí riêng và theo những chương trình nội dung do hệ thống cơ quan QLNN về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ban hành.

Đối với công tác BDCC trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện phải tuân theo kế hoạch, quy định của trung ương, của tỉnh. Sự phân biệt trong BDCC nói chung và BDCC các CQCM thuộc UBND huyện được thể hiện:

- Công tác BDCC các CQCM thuộc UBND cấp huyện do chính quyền địa phương (Phòng Nội vụ, Trung tâm chính trị) quản lý;

- Nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng chủ yếu từ ngân sách địa phương;

- Về chương trình, nội dung bồi dưỡng thì ngoài các chương trình chung do Nhà nuớc quy định, địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn, xác định nhu cầu và có thể đưa vào các chương trình bồi dưỡng những nội dung đặc thù riêng. Ví dụ: Krông Ana là vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (trên 21 dân tộc) và nhiều đồng bào theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, có thể đưa nội dung tiếng dân tộc vào chương trình bồi dưỡng hoặc tăng thời lượng nội dung quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo cho phù hợp.

Từ những phân tích và luận giải ở trên, BDCC trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện nhằm giúp họ thực thi công việc đạt được những mục tiêu đã đề ra.

1.2. Công chức và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1. Tiêu chuẩn công chức


* Đối với một số quốc gia trên thế giới



Ở các quốc gia có nền hành chính phát triển, công tác tuyển dụng công chức được chú trọng tìm kiếm và lựa chọn những người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ công tác phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cụ thể của vị trí việc làm đã được xác định từ giai đoạn phân tích công việc. Mỗi quốc gia có những nguyên tắc và tiêu chuẩn năng lực tuyển chọn công chức riêng, phụ thuộc vào đặc điểm của bộ máy nhà nước và thị trường lao động.

- Ở Nhật bản, thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức quốc gia phải làm một bài thi trắc nghiệm, một bài thi luận và một cuộc phỏng vấn. Nếu thí sinh nào qua được 3 bài thi này thì Cơ quan Nhân sự quốc gia sẽ gửi danh sách đến các bộ, ngành cần tuyển để các thí sinh tham gia phỏng vấn của các Bộ. Xu hướng cải cách thi tuyển nhấn mạnh vào việc kiểm tra, đánh giá năng lực ứng dụng, khả năng tư duy logic thay cho kiểm tra kiến thức; quan tâm kiểm tra nhân cách, thái độ công tác; kiểm tra năng lực lập kế hoạch và năng lực trình bày của ứng viên qua phần thảo luận chính sách để kiểm chứng. Đối với ngạch công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện thông qua thi và quá trình sàng lọc cạnh tranh gay gắt. Việc lựa chọn này được quy định cụ thể theo các tiêu chuẩn của Cơ quan nhân sự quốc gia .

- Chất lượng bản mô tả công việc và bài thi tuyển dụng là yếu tố quan trọng đối với công tác tuyển chọn của Hoa kỳ. Bản mô tả công việc cho thấy sứ mệnh và hoạt động chung của cơ quan tuyển dụng, làm rõ yêu cầu của công việc. Một trong những cách thức nâng cao tính hiệu quả, sát thực của bài thi đầu vào là tiến hành phân tích vị trí cần tuyển để xác định các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà ứng viên cần có để hoàn thành chức trách được giao. Quá trình thiết kế bản mô tả công việc và nội dung thi đầu vào có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực cần tuyển. Nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ không thua kém các công ty tư nhân trong việc tự “quảng bá hình ảnh” của mình để tuyển mộ các ứng viên. Đáng kể nhất là nỗ lực của Chính phủ trong việc thu hút sinh viên đại học vào thực tập tại các cơ quan nhà nước. Hoa Kỳ cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tuyển dụng. Họ có các trang web chuyên đăng tải các cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan



nhà nước, tạo điều kiện toàn diện cho các ứng viên từ khâu nộp hồ sơ và hoàn thành bài thi đầu vào trên môi trường mạng.

- Ở Philippin, Ủy ban công vụ xác định tiêu chuẩn về trình độ, năng lực; tiến hành tuyển dụng dựa trên hồ sơ của ứng viên và sử dụng phương pháp thi tuyển cạnh tranh trên máy tính kết hợp với phần thi viết. Họ tiến hành đánh giá năng lực qua hình thức phỏng vấn sau khi ứng viên đã qua các kỳ thi viết và trắc nghiệm. Đồng thời với năng lực, nhằm giúp cho các cơ quan tuyển được ứng viên đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức công vụ, các yếu tố mẫu được đưa ra: tính ổn định, tự chủ cảm xúc; tính hướng ngoại; cởi mở để chia sẻ kinh nghiệm; ý thức chấp hành; sự tận tâm trong công việc nhằm mục đích xác định tinh thần mẫn cán; kỷ luật; trật tự, kỷ luật hành chính; ý thức chấp hành; tính mềm dẻo, hài hòa; sự khiêm tốn; khả năng đồng cảm và các hành vi đạo đức: tôn trọng người khác; tôn trọng cam kết; tinh thần đồng đội, biết hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích nhóm; ứng xử văn hóa,…

Tóm lại, việc tuyển dụng công chức theo năng lực gắn với hệ thống quản lý nguồn nhân lực theo năng lực đã và đang đem lại hiệu quả cao trong cải cách nền hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của các quốc gia trên thế giới. Quá trình này thường gắn với việc xác định các loại hình năng lực, xây dựng khung năng lực và sử dụng khung năng lực đó làm cơ sở để tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch, đánh giá, tinh giản, đào tạo bồi dưỡng, phát triển, khen thưởng, đãi ngộ công chức. Tuyển chọn theo năng lực tập trung vào việc lựa chọn năng lực đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cụ thể. Cách thức lựa chọn này tập trung vào các phương pháp kiểm tra năng lực thực tế hơn là tìm hiểu các thành tích trong quá khứ của ứng viên dự tuyển để đánh giá năng lực hiện tại. Do vậy, họ xây dựng hệ thống các Bản mô tả công việc, bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và phẩm chất cần thiết đối với từng vị trí và sử dụng thông tin đó làm căn cứ tuyển chọn công chức. Từ đó, các quốc gia thu hút các cá nhân một cách kịp thời, đủ số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp để đăng ký dự tuyển vào các việc làm của một tổ chức. Đồng thời cũng lựa chọn được người phù hợp nhất trong số các ứng viên để bổ

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí