Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Chức, Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện



cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Người đứng đầu CQCM thuộc UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQCM do mình phụ trách.

Công chức UBND cấp huyện là những người làm việc trong các CQCM này, với những chức trách và thẩm quyền cụ thể để giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, căn cứ vào nhiệm vụ của từng CQCM mà mình đang làm việc, công chức UBND cấp huyện có những nhiệm vụ sau:

- Công chức thuộc phòng Nội vụ tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) các lĩnh vực: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

- Công chức thuộc phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

- Công chức thuộc phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

- Công chức thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường, biển và hải đảo (đối với những địa phương có biển, đảo).

- Công chức thuộc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: lao động; việc làm; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


- Công chức thuộc phòng Văn hoá và Thông tin tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - 5

- Công chức thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Công chức thuộc phòng Y tế tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

- Công chức thuộc phòng Thanh tra huyện tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi QLNN của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Công chức thuộc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn.

- Công chức thuộc phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị;



công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.

- Công chức thuộc phòng Dân tộc tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc.

- Công chức Văn phòng HĐND và UBND tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.

Như vậy, tất cả các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện đều do các công chức thuộc các cơ quan đó tham mưu hoặc trực tiếp thực hiện. Có thể khẳng định không có đội ngũ công chức thì UBND cấp huyện không thể hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, đội ngũ công chức của UBND cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến kết quả công việc của UBND. Hiệu quả công việc của UBND cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào chất lượng công chức. Do đó, nghiên cứu và làm rõ chất lượng BDCC các CQCM thuộc UBND cấp huyện là việc làm rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc của UBND cấp huyện.

1.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của công chức, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ở Việt Nam hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Do đặc thù về thể chế chính trị nên hoạt động công vụ còn bao gồm cả hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội. Nói đến hoạt động công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội.



Theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì quyền và nghĩa vụ của CC được quy định cụ thể như sau:

* Quyền của công chức


- Quyền của công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ


+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.


+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.


+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.


+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.


- Quyền của công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương


+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Quyền của công chức về nghỉ ngơi


Công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

- Các quyền khác của công chức



Công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của công chức


- Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân


+ Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.


+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân

dân.


+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp

luật của Nhà nước.


- Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ


+ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

+ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.


+ Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường



hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


- Nghĩa vụ của công chức là người đứng đầu


Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của công chức;


+ Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

+ Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


Như vậy, nói đến quyền và nghĩa vụ của người làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và công chức các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng là nói đến những quy định nhà nước mang tính đơn phương, tính pháp lý, bắt buộc người làm việc phải tuân thủ, cam kết thực hiện, đồng thời cũng bao gồm quyền lực pháp lý được nhà nước trao cho để công chức thực thi công vụ và quyền lợi của công chức



được hưởng khi làm việc cho nhà nước. Theo đó công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao với tinh thần tận tuỵ, mẫn cán và làm tròn bổn phận của người công chức.

1.3. Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.3.1. Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

BDCC là một trong những nội dung quan trọng trong giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung, công chức các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách HCNN. Đối chiếu theo tiêu chuẩn công chức ở trên, có thể thấy công tác BDCC không chỉ nhằm đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn, ngạch bậc công chức, mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc theo chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm của cán bộ, công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng càng cần thiết đối với những người hoạt động không chuyên trách cần được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Trong nhiều văn bản quy định của Đảng, Nhà nước đã khẳng định tầm quan trọng của công tác BDCC là một trong những biện pháp quan trọng giúp xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Đảng ta rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị; đồng thời, không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối về công tác cán bộ và kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước vững mạnh, một đội ngũ công chức có đủ bản lĩnh và năng lực, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Nhằm cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán



bộ, công chức, viên chức; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 xác định : Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước [11].

Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 xác định mục tiêu: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế” [34].

Đội ngũ công chức là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền HCNN, là chủ thể xây dựng và triển khai thực hiện các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực. Do đó, có thể khẳng định công cuộc cải cách hành chính thành công hay thất bại có vai trò quan trọng bởi chất lượng đội ngũ công chức quyết định. Vì vậy, công tác bồi dưỡng (không chỉ chú trọng kiến thức lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước… mà còn kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành) là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cả về kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng… trong thực thi công vụ đạt hiệu quả. Bởi thực tế hiện nay, tổng thể năng lực đội ngũ công chức chưa tương xứng ngang tầm, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, bồi dưỡng có vai trò cốt lõi giúp công chức đảm nhận ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao do thường xuyên được bổ sung, cập nhật các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực thi nhiệm vụ thông qua bồi dưỡng. BDCC còn góp phần xây dựng đội ngũ bồi dưỡng chuyên nghiệp có đủ kỹ năng xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Đây là giải pháp có tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí