1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Để xây dựng một chương trình bồi dưỡng, trước tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu bồi dưỡng. Xác định mục tiêu bồi dưỡng là xác định cái đích đến, tiêu chuẩn cần đạt, những kết quả cần đạt được của người tham gia bồi dưỡng khi kết thúc chương trình bồi dưỡng.
- Mục tiêu chung:
Xây dựng đội ngũ công chức nhằm tạo ra một đội ngũ công chức đồng bộ, có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống tốt; có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong từng giai đoạn cách mạng.
- Mục tiêu cụ thể:
Một là, BDCC các CQCM thuộc UBND huyện nhằm xây dựng đội ngũ công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ; có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. BDCC các CQCM thuộc UBND huyện làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.
Hai là, BDCC các CQCM thuộc UBND huyện theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, vị trí việc làm và chức danh đã được nhà nước ban hành nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của ngạch, vị trí việc làm.
Có thể bạn quan tâm!
- Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Uỷ Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Vị Trí, Vai Trò Và Chức Trách Nhiệm Vụ Của Công Chức, Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Chức, Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Chất Lượng Bồi Dưỡng Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Về Cơ Cấu Tổ Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Krông Ana
- Kết Quả Bồi Dưỡng Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Ba là, tạo ra được đội ngũ công chức có trình độ, năng lực tư duy lý luận và năng lực tổ chức thực tiễn; phát triển năng lực công chức các CQCM thuộc UBND huyện và nâng cao khả năng làm việc thực tế của họ. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Bốn là, tạo ra một đội ngũ công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có lòng yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thách thức và những biến động của tình hình thế giới và trong nước.
Năm là, giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của công chức các CQCM thuộc UBND huyện do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả năng làm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm.
1.3.3. Nguyên tắc bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc bảo đảm bồi dưỡng đáp ứng theo đúng yêu cầu bồi dưỡng, phải thực hiện trên cơ sở nhu cầu BDCC của cơ quan và tổ chức. Nội dung chương trình, giáo trình bồi dưỡng phải được xác định theo nhu cầu công tác thực tế để nâng cao năng lực thực hiện của công chức. Hình thức, thời gian bồi dưỡng cần được nghiên cứu thực hiện theo chức danh, vị trí công tác khác nhau.
Bồi dưỡng bảo đảm theo sát đối tượng, lựa chọn đối tượng cẩn thận, tránh việc bồi dưỡng không đúng đối tượng. Nguyên tắc bồi dưỡng gắn liền với thực hành, học đi đôi với hành. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải hữu ích và thiết thực, phải đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế gắn liền với công việc của họ, phù hợp với nhiệm vụ họ đang làm. Nội dung bồi dưỡng phải gắn liền với thực tế, phải liên quan đến kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ mà công chức đảm nhận. Thông qua bồi dưỡng giúp cho kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu quả công tác của công chức được nâng lên rõ rệt.
- Nguyên tắc cụ thể:
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ghi rõ nguyên tắc:
+ Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
+ Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
+ Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả [13].
1.3.4. Chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
* Chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức cần tuân thủ các căn cứ pháp lý như sau: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật cán bộ, công chức 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BNV ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...
Trong đó, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP mới nhất của Chính phủ quy định các chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ công chức hiện nay gồm:
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã;
- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
* Nội dung bồi dưỡng
Cũng theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung bồi dưỡng gồm: 1. Lý luận chính trị; 2. Kiến thức quốc phòng và an ninh; 3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; 4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
* Hình thức và loại hình BDCC
Tại Điều 15 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP quy định:
- Hình thức BDCC:
1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;
3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã;
4. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Loại hình BDCC:
1. Bồi dưỡng tập trung: thông thường là các lớp ngắn ngày, có thời gian từ 1 đến 5 ngày. Đó là các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng; các lớp cập nhật kiến thức, các lớp học tập triển khai nghị quyết, dự án, chương trình… Ngoài ra còn có các lớp bồi dưỡng tập trung dài ngày (5 đến 10 ngày). Đây là những lớp bồi dưỡng bổ sung, cập nhật các kiến thức mới, chương trình mới như: các lớp bồi dưỡng theo chức danh
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đảng, chính quyền, đoàn thể…
2. Bồi dưỡng bán tập trung: thời gian trên 10 ngày cho đến 3 tháng. Đó là những lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước; bồi dưỡng chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; kiến thức quốc phòng và an ninh dành cho đối tượng 3... để chuẩn hóa cán bộ.
* Về phương pháp BDCC
Phương pháp BDCC cũng mang tính đặc thù, mang tính tích cực. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy truyền thống với giảng dạy tích cực. Phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên. Đối với công chức cấp huyện, phương pháp bồi dưỡng phải gắn chặt lý thuyết với thực tiễn. Phương pháp giảng dạy, kết hợp giảng dạy trên lớp với khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm từ cơ sở. Đây cũng chính là quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn.
1.3.5. Chủ thể thực hiện công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phòng Nội vụ huyện là đơn vị tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản liên quan đến công tác bồi dưỡng gửi cho các CQCM thuộc UBND huyện để khảo sát nhu cầu và đăng ký danh sách cần bồi dưỡng. Phòng Nội vụ sẽ tổng hợp, đối chiếu kiểm tra tình hình thực tế để lập danh sách công chức tham gia bồi dưỡng, sau đó trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, phòng Nội vụ sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bồi dưỡng cho đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện theo đúng quy định.
- Chủ thể trực tiếp thực hiện công tác bồi dưỡng chính là đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, cộng tác viên có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Đội ngũ này thuộc các cơ sở được phân công tổ chức bồi dưỡng theo quy định như: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện hành chính quốc gia, Trường
chính trị tỉnh, thành phố và Trung tâm chính trị cấp huyện chịu trách nhiệm chính trong công tác BDCC. Vì vậy, đội ngũ này phải không ngừng tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, phải là những nhà giáo, nhà khoa học, am hiểu đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn của địa phương, đất nước, nắm bắt được những vấn đề đang đặt ra trong thực thi chính sách, pháp luật; tích cực tổng kết thực tiễn, có khả năng luận giải được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
1.3.6. Chế độ, chính sách đối với công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng nền hành chính tiên tiến, phát triển.
Đối với người học, chế độ, chính sách bồi dưỡng đã tạo động lực để công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác. Làm tốt chính sách của Nhà nước đối với công chức tham gia bồi dưỡng như được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; tính thời gian bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian bồi dưỡng; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong bồi dưỡng.
Đối với giảng viên thì chế độ, chính sách đối với đội ngũ này tạo ra cơ chế thu hút những người có trình độ, năng lực, nhiệt tình bổ sung cho đội ngũ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên, báo cáo viên ở các cơ sở nhằm nâng cao năng lực giảng dạy theo hướng ưu tiên nhất định về kiến thức QLNN, được tham gia khoá tập huấn về phương pháp đào tạo cho đội ngũ giảng viên kiêm chức nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ này.
Ngoài ra, chính sách bồi dưỡng cũng được nhà nước quan tâm, có các ưu đãi riêng nhằm thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực và tạo điều kiện cho các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng được hoạt động có hiệu quả, phục vụ công tác BDCC. Cụ thể như:
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác (công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn) do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.7. Đội ngũ giảng viên, cơ sở, trang thiết bị cho công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chất lượng BDCC phụ thuộc rất lớn vào năng lực của giảng viên, không chỉ đánh giá qua trình độ học vấn, mà còn bởi tư cách đạo đức, tư duy lý luận, phương pháp sư phạm, kiến thức về thế giới và các phương thức hoạt động để thu được kiến thức ấy, cộng với kinh nghiệm trong giảng dạy, kết hợp với nghiên cứu, trải nghiệm thực tế và kỹ năng tổ chức giải quyết các tình huống, kinh nghiệm biểu cảm về hành vi, thái độ, cảm xúc và tư duy sáng tạo. Ngoài các yếu tố “cốt lõi” trên, năng lực của giảng viên còn phụ thuộc vào thái độ (sự đam mê, mẫn cảm, phẩm chất ý chí, khả năng hiểu biết, giá trị cốt lõi...), đây là những đặc điểm riêng để hình thành, phát triển năng lực cho mỗi giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo. Vì vậy, có thể nói, năng lực của đội ngũ giảng viên là tổng hòa bởi các tiêu chí trong các lĩnh vực hoạt động: chuyên
môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học - công nghệ và tư vấn thực hiện các dịch vụ ứng dụng quản lý. Đây chính là những định hướng cho các nhà quản lý, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng có những giải pháp phát triển năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo nhằm góp phần phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Môi trường BDCC có những đặc thù riêng, khác cơ bản so với môi trường đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đại học, cao đẳng. Học viên tham gia bồi dưỡng là những công chức đang làm việc và công tác ở một vị trí công việc nhất định tại một cơ quan HCNN, họ là những người đã được đào tạo, có trình độ, kinh nghiệm trong công tác và thực tiễn. Có thể những công chức này đã tạm ngừng việc học tập trong một thời gian, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của đơn vị đào tạo bồi dưỡng, giảng viên là đưa học viên trở lại không khí học tập, tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ giải pháp xử lý tình huống nảy sinh từ thực tiễn; đồng thời, truyền đạt, tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ… những điều học viên cần được bổ sung, nâng cao. Để đạt được điều đó, yêu cầu đặt ra đối với mỗi giảng viên là phải tự ý thức vai trò của mình, không ngừng học tập, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy, biên soạn và cập nhật thông tin, vận dụng sáng tạo trong từng bài giảng, nhằm truyền tải một cách tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức mới, kỹ năng chuyên ngành và tình huống gắn với thực tiễn cho học viên tham gia bồi dưỡng.
Cơ sở vật chất như hội trường, trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy... cũng là các yếu tố cần thiết có tác động tích cực hoặc hạn chế tới công tác BDCC. Cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra và ngược lại nếu cơ sở vật chất không tốt hoặc thiếu thốn sẽ hạn chế rất lớn đến các hoạt động bồi dưỡng, thậm chí có thể không thực hiện được các hoạt động đào tạo.