Khái Quát Về Công Chức Nữ Và Vị Trí, Vai Trò Công Chức Nữ Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện.

- Các phương pháp khác: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phát phiếu điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp tổng hợp…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1.Về lý luận

- Luận văn hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực công chức nói chung và năng lực công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng.

- Luận văn xây dựng được khung lý thuyết để nghiên cứu về năng lực của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện. Cụ thể, luận văn làm rõ những đặc điểm, nhiệm vụ của đội ngũ công chức HCNN và điều kiện khách quan của việc xây dựng đội ngũ công chức HCNN cấp huyện. Trên cơ sở đó, đã hệ thống hoá và xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực công chức nữ trong các CQCM thuộc UBND huyện.

6.2. Về thực tiễn

- Luận văn đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp có giá trị tham khảo trong xây dựng kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao năng lực của công chức nói chung, công chức nữ trong các CQCM thuộc UBND huyện Cư M’gar nói riêng, từ đó xây dựng đội ngũ công chức bảo đảm đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng thực thi công vụ.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập cho học sinh, sinh viên và công chức trong các cơ quan HCNN.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar.

Năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar - 3

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar.

Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC NỮ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1. Khái quát về công chức nữ và vị trí, vai trò công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.1.1. Khái niệm:

Để làm rõ khái niệm công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện, cần phải hiểu rõ khái niệm công chức:

1.1.1.1. Khái niệm công chức

Theo Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12, công chức được định nghĩa như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [19].

Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển), bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức. Công chức nữ là những người phụ nữ được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công (hoặc quyền hạn hành chính nhất định) được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

1.1.1.2. Khái niệm Công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện:

Theo quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên” [20].

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng

dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tại điều 3 của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2020/NĐ –CP, quy định về chức năng của Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.

Như vậy, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có các chức năng chính:

- Thực hiện một hoặc một số chức năng: tham mưu, quản lí, hành chính, kĩ thuật, hậu cần… để giúp các cơ quan có thẩm quyền về lãnh đạo và quản lí đất nước về những lĩnh vực chuyên sâu như tư tưởng, tổ chức, cán bộ, kinh tế, đối ngoại, kế hoạch, tài chính, thanh tra, kiểm tra….

-Thực hiện chức năng sự nghiệp hoặc dịch vụ, làm những công việc chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội như y tế, lao động và việc làm, thiết kế xây dựng, công chứng, báo chí,…

Theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bao gồm:

- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân

- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

Như vậy, công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

1.1.1.3. Khái niệm công chức nữ các CQCM thuộc UBND cấp huyện

Từ những nhận định trên, có thể hiểu công chức nữ các CQCM thuộc UBND cấp huyện là những công chức làm việc ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện, có đặc trưng về giới tính là nữ.

1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức nữ các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp huyện

Công chức nói chung và công chức nữ các cơ quan chuyên môn cấp huyện là bộ phận quan trọng trong nền HCNN của một quốc gia. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì càng cần một đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chuyên môn cao bấy nhiêu để đảm bảo quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển. Công chức nữ các cơ

quan chuyên môn cấp huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị cấp huyện; là những người thừa hành các quyền lực nhà nước giao; chấp hành các công vụ của nhà nước và thực h iện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; là những người quyết định tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện.

Thực tiễn cho thấy, công chức nữ các cơ quan chuyên môn cấp huyện có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Một huyện có đội ngũ công chức nữ các cơ quan chuyên môn đầy đủ phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn và năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao là một huyện mạnh. Là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị của huyện, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QP-AN của huyện; là những người đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn; tiếp thu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong huyện, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ảnh kịp thời với Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra được những chủ trương, chính sách sát với thực tiễn. Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy HCNN cấp huyện, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước trên địa bàn huyện; tổ chức QLNN và kiểm tra ở tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

- Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, vai trò của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện càng trở nên quan trọng, bởi vì:

+ Sự tác động của quá trình quản lý đối với thực tiễn trong tình hình mới ngày càng quan trọng. Các quyết định quản lý có thể đem lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể dẫn tới hậu quả không lường trước được trong tương lai. Do đó, đối với công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện cần phải có ý thức, trách nhiệm về chất lượng, về tính chính xác trong việc tham mưu và đưa ra các quyết định quản lý.

+ Sự phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh thị trường đòi hỏi các quyết định quản lý và sự lựa chọn các phương án tối ưu càng khó khăn và phức tạp hơn.

+ Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có thông tin nhanh nhạy về kinh tế và quản lý không chỉ ở trong nước mà cả khu vực và quốc tế, vì vậy đòi hỏi công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện phải có khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và tinh thần, trách nhiệm cao để nắm bắt kịp thời, xử lý tốt công việc của mình.

Chính vì vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện do vậy việc nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện là hết sức cần thiết. Muốn nâng cao năng lực tầm quan trọng Nâng cao năng lực của từng cá nhân trong tính chất là quan trọng bởi một tổ chức bao gồm tập hợp các cá nhân. Do đó muốn nâng cao năng lực tập thể của cơ quan hành chính chính nhà nước thì cần nâng cao năng lực của mỗi cán bộ, công chức, cũng cần hiểu rằng để nâng cao năng lực tập thể cần có sự đồng lòng, phối hợp, hỗ trợ cộng đồng trách

nhiệm của mỗi thành viên. Năng lực cán bộ, công chức cao thì hiệu quả làm việc trong cơ quan sẽ đạt kết quả cao.

Tóm lại với tính chất của một cơ quan hành chính cấp trung gian giữa cấp xã và tỉnh trực thuộc Trung ương, cơ quan hành chính cấp huyện có vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính. Năng lực công chức cấp huyện nói chung, công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện không những ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý hành chính trên địa bàn huyện mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, đặc biệt là cấp xã, cấp chịu sự lãnh đạo của cấp huyện.

1.1.3. Đặc điểm công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.1.3.1. Đặc điểm chung của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện:

- Xuất phát từ đặc thù riêng hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện là một bộ phận của công chức - nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Theo quy định hiện hành ở nước ta, công chức nữ có thể làm việc trong các cơ quan khác nhau thuộc hệ thống chính trị và có sự luân chuyển, bố trí giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện có những đặc điểm chung giống như công chức các cơ quan HCNN khác, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt gắn liền với vai trò vị trí công việc ở một CQCM cấp huyện.

Những đặc điểm của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện nói chung và công chức HCNN nói riêng, bao gồm:

Thứ nhất, là những người trực tiếp thực thi công vụ nhằm thực hiện chức năng quản lý HCNN, thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của cơ quan HCNN. Hoạt động của công chức hành chính là nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước, phát triển và ổn định kinh tế - xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ hai, hoạt động nhân danh Nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước, hoạt động của họ được bảo đảm bằng Nhà nước. Hoạt động của công chức trong các cơ quan này diễn ra thường xuyên, liên tục và mang tính phức tạp. Được trao quyền để thực thi công vụ, đồng thời, họ có bổn phận phục vụ xã hội, công dân và các tổ chức, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.

Thứ ba, được trả lương từ ngân sách nhà nước, tùy theo ngạch, bậc và vị trí việc làm, công chức được hưởng tiền lương tương ứng khi tham gia hoạt động công vụ, đồng thời được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực thi công vụ.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác với công chức cấp xã đó là: Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã; tham gia thực hiện việc kiểm tra đối với

lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công của lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị...

1.1.3.2. Đặc điểm tâm lý của công chức nữ:

Phẩm chất và năng lực công chức quản lý nói chung là những phẩm chất về chính trị tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.. Đối với công chức nữ, vừa phải tham gia vào quá trình lao động xã hội, vừa phải giữ vai trò chính trong việc tái sản xuất sức lao động, kể cả việc tái tạo nòi giống, do vậy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình công tác của họ. Tuy nhiên, khi xác định các đặc điểm tâm lý của công chức nữ thì ở những đặc điểm tâm lý này, so với nam giới, phụ nữ có phần chiếm ưu thế hơn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cán bộ nữ nói chung có nhiều ưu điểm “Ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách mệnh lệnh như một số cán bộ nam”. Những ưu điểm này xuất phát từ đặc điểm tâm lý, đức tính tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung và công chức nữ quản lý nói riêng là cẩn thận, chu đáo, tiết kiệm trong tiêu dùng, gần gũi và hòa mình với phong trào quần chúng [18 tr. 208]. Các đặc điểm tâm lý của công chức nữ là:

Thứ nhất: Sự khéo léo ứng xử trong quá trình xử lý công việc của công chức nữ, nên thường tạo được không khí thoải mái, dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung.

Thứ hai: Đức tính cẩn thận, kiên trì, chịu thương, chịu khó, bền bỉ, dẻo dai, nhẫn nại, tính trách nhiệm cao. Khi công chức nữ tiến hành một công việc, họ luôn có sự quyết tâm và cố gắng rất cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ, sẵn sàng chia sẻ cùng mọi người, biết cách lắng nghe để thu thập được những thông tin tốt nhất phục vụ cho công việc chung.

Thứ ba: Sự nhạy cảm về tổ chức, đó là sự nhạy cảm về tâm lý, xác định đúng đắn những diễn biến trạng thái tâm lý ở con người trong những tình huống thực tế, hiểu được tâm lý của đồng nghiệp, có khả năng đồng cảm với các đối tượng cụ thể, biết chọn lựa để đưa ra những ý kiến có sức thuyết phục. Trong các trường hợp cụ thể, biết cư xử hợp lý, hợp tình.

Thứ tư: Tính quảng giao giúp cho công chức nữ dễ dàng hòa nhập với quần chúng, tạo bầu không khí gần gũi trong tập thể. Tính quảng giao kết hợp với sự nhạy cảm làm cho công chức nữ thường được các thành viên trong cơ quan và người dân tin cậy và khi cần, họ sẵn sàng thổ lộ tâm tình. Đặc điểm này thể hiện khá rõ qua phong cách giao tiếp của công chức nữ và thường được coi là ưu thế của phụ nữ.

Từ những đặc điểm tâm lý trên đây có thể thấy rằng, công chức nữ thường có tâm lý ổn định, có khả năng thích ứng trong quá trình thực thi công việc để đạt được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tuy vậy, thực tế hiện nay vẫn còn định kiến về giới nữ, cho rằng phụ nữ nói chung và công chức nữ nói riêng có đặc điểm tâm lý là yếu đuối, tự ti, thụ động, thứ yếu, phụ thuộc và là người không có tính ra quyết định.

1.1.4. Nhiệm vụ của công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP, ngày 14/9/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP các CQCM thuộc UBND huyện và công chức các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; tham mưu quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham mưu các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công”.

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật.

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.

Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc

phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhiệm vụ của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện là thực hiện các chức năng QLNN đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách ở cấp huyện theo quy định của pháp luật.

1.2. Năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Khái niệm năng lực

Theo một số thuật ngữ hành chính của Viện Nghiên cứu hành chính thì “năng lực là khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con người, hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước hay chủ thể khác với kết quả tốt nhất” [30, tr. 118].

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học [29], “năng lực được hiểu là khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có; phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Theo Từ điển Tâm lý học, Viện Tâm lý học [31] thì “năng lực là tập hợp các tính chất, hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò làm điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt nội dung hoạt động nhất định. Người có năng lực là người đạt được hiệu suất hoạt động cao trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau”.

Theo Tài liệu bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp sở năm 2017 của Học viện Hành chính Quốc gia, năng lực của một cá nhân trước hết được hiệu là khả năng của người đó thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Có thể nói, năng lực không chỉ là tư chất bẩm sinh vốn có thuần túy của con người, tự động bảo đảm cho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó, mà là kết quả của sự phối hợp những tư chất bẩm sinh vốn có với sự rèn luyện, tu dưỡng, học tập thông qua hoạt động thực tiễn của con người [tr.55].

Mặc dù năng lực còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song vẫn có đặc điểm chung, đó là:

Thứ nhất, năng lực bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định, có thể là một cá nhân hay một tổ chức.

Thứ hai, các yếu tố tạo nên năng lực của một cá nhân là một tập hợp tất cả các yếu tố tâm lý và sinh lý, tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó có kết quả cao. Đó là các yếu tố về thể chất, năng khiếu bẩm sinh, kiến

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí