Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh - 13


NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC, sự ra đời của trung tâm đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung trên toàn hệ thống ngân hàng. Kết quả thu thập, xử lý, cung cấp thông tin tín dụng đã tăng lên vượt bậc; thông tin tín dụng thực sự là nguồn không thể thiếu cho công tác quản lý, điều hành của NHNN, cũng như trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các tổ chức tín dụng. tuy nhiên, việc cung cấp số liệu đôi lúc chưa đảm bảo tính kịp thời, chính xác tin cập. Điều này ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM. NHNN cần yêu cầu các NHTM báo cáo chính xác về tình trạng các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ không cơ cấu và các khỏan nợ cơ cấu nhóm nợ. Đảm bảo các NHTM khi sử dụng CIC có thể đánh giá chính xác tình trạng các khoản nợ của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là vấn đề hết sức cần thiết trong quá trình nền kinh tế đang có nhiều thay đổi như giai đoạn hiện nay. Hoạt động này chính xác, nhanh chóng có hiệu quả không chỉ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà qua đó còn thúc đẩy năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.


KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh có vai trò quan trọng rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung. Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực, đem lại lợi ích về kinh tế lớn cho ngân hàng. Quy mô cấp vốn vay đã có sự tăng tưởng tích cực, tuy nhiên sự tăng trưởng này chỉ theo chiều rộng chứ chưa phát triển mạnh về chiều sâu, nhất là khi ngân hàng đã đánh mất một số khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, chi nhánh đã dần quan tâm tới vấn đề này và đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp vẫn gặp phải nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục của toàn chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo.

Đề tài luận văn đã được nghiên cứu và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu

sau:

Khái quát được cơ sở lý luận về chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp

của Ngân hàng thương mại từ đó đưa ra hệ thống các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong cơ sở lý luận đã làm rõ khái niệm, vai trò, chức năng, đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đã phân tích thực trạng chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bắc Ninh. Trong đó, tập trung phân tích các nội dung chính như: tình hình huy động vốn, kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động cho vay, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại hình, theo thời hạn, vòng quay vốn tín dụng và hiệu suất sử dụng vốn. Đồng thời chỉ ra một số hạn chế, yếu kém trong quy trình xác minh hồ sơ vay vốn, hạn chế ở chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn tới hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.


Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh - 13

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả luận văn đã đề xuất (6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bắc Ninh. Hy vọng những giải pháp mà tác giả đề xuất trên đây sẽ trở thành những giải pháp hữu ích đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Quốc Cường (2016), Quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.

2. Trần Đình Định (2015), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Đương (2005), Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, (Số chuyên đề năm 2005).

4. Ngô Thị Thùy Giang (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ.

5. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng.

7. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Đào Văn Khoa (2013), Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Cửa Lò, Luận văn thạc sĩ.

9. PGS.TS Nguyễn Thi Phương Liên (chủ biên), Quản trị tác nghiệp Ngân hang Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Phương Linh (2015), Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ.

11. Ngô Thị Thu Mai (2014), Nâng cao chất lượng cho vay Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ


12. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh, Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh năm 2018.

13. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh, Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh năm 2019.

14. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh, Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh năm 2020.

15. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 02/2013/TT – NHNN

16. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

17. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ

18. Nguyễn Thùy Trang (2017), Phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ.

19. Vương Thanh Vân (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Láng Hòa Lạc, Luận văn thạc sĩ

20. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. (bản dịch của Nguyễn Văn Ngọc).

21. Nguyễn Phương Linh (2015): “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”

22. Nguyễn Thùy Trang (2017): “Phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh”

23. Ngô Thị Thùy Giang (2018): “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí