Chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội - 2

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 của Chính phủ đã chỉ ra kinh tế - xã hội nước ta chịu nhiều thiệt hại sâu sắc bởi ảnh hưởng nặng nề của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona gây ra (Covid-19). Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Cộng đồng chung Châu Âu… cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế sâu, rộng và tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế, thất nghiệp tăng cao. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank-WB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái ở mức 5,2% trong năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước OPEC và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến Việt Nam, đặc biệt tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

Lao động và việc làm là vấn đề được các cấp, các ngành hết sức quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đói nghèo, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong số các trung gian tài chính góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến từng hộ vay để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm mới. Song bên cạnh đó, rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay giải quyết việc làm (GQVL). Do vậy, nâng cao chất lượng cho vay GQVL là một công việc cấp thiết được đặt ra hiện nay đối với NHCSXH.

Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội (NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội) là một trong những Chi nhánh trực thuộc NHCSXH chú trọng đầu tư vào chương trình cho vay GQVL đối với người lao động trong địa bàn thành phố. Trong những năm qua, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã giúp các các đối tượng chính sách được tiếp cận thuận lợi và vay vốn kịp thời để phát triển sản xuất, thực hiện GQVL, đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong cho


vay GQVL trên địa bàn Thành phố tại NHCSXH vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhất là về chất lượng tín dụng như quy mô cấp tín dụng còn tăng chậm, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu GQVL, nợ quá hạn chương trình cho vay GQVL còn cao so với dư nợ quá hạn chung tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, mặc dù đối tượng vay không phải là hộ nghèo, tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trên tổng dư nợ còn thấp,…. Điều này khiến cho chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội còn chưa cao.

Nhận thức được tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng cho vay GQVL, mặt khác, với chuyên ngành được đào tạo là Tài chính Ngân hàng, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn tìm ra những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng tín dụng nói chung và hoạt động cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội - 2

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Thanh Lý (2015), Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay GQVL. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵng thông qua hệ thống các chỉ tiêu về doanh số, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn,… Từ đó, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân trong hoạt động cho vay GQVL của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng như hạn chế về thời hạn cho vay, đối tượng khách hàng, quy mô khoản vay, quy trình cho vay…Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng.


Hồ Hữu Tiến (2015), Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống được các vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng cho vay GQVL bao gồm khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay GQVL tại NHCSXH chi nhánh Đà Nẵng. Phân tích, đánh giá được thực trạng, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Qua đó xem xét tới những nguyên nhân và đề ra 07 giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Đà Nẵng.

Phan Đình Long (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH Tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tin dụng cho vay GQVL của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Quảng Trị, những rủi ro và các biện pháp đã và đang được áp dụng trong thực tiễn. Luận văn hướng tới xây dựng một tổng luận về những vấn đề cơ bản liên quan tới chất lượng tín dụng, trong đó trọng tâm là: Làm rõ cơ sở khoa học vấn đề chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, các lý luận về tình trạng thất nghiệp, hoạt động tín dụng cho vay GQVL. Nêu ra được thực trạng, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay GQVL tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu trên, nghiên cứu này chủ yếu phản ánh hiệu quả cho vay GQVL tại NHCSXH Tỉnh Quảng Trị dưới góc độ Ngân hàng cho vay mà chưa xem xét đến góc độ khách hàng vay vốn. Điều này khiến cho việc đề xuất các giải pháp của nghiên cứu chưa thực sự hoàn thiện.

Hoàng Văn Lạc (2017), Cho vay giải quyết việc làm ở Quảng Bình – Một số đề xuất để phát triển bền vững, Tạp chí ngân hàng ngày 29/12/2017, số 10 (13). Nghiên cứu đã đưa ra thực trạng cho vay giải quyết việc làm ở Quảng Bình, từ đó, tìm ra những hạn chế, tồn tại trong cho vay giải quyết việc làm ở Quảng Bình và đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu vay giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Đỗ Minh Đức (2018), Phát triển cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc một số lý thuyết cơ bản phát triển hoạt động cho vay GQVL tại NHCSXH như khái niệm, đặc điểm cho vay GQVL tại NHCSXH; khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay GQVL. Từ đó, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cho vay GQVL tại NHCSXH - Chi nhánh Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017. Rút ra kết luận về những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng cho vay GQVL tại NHCSXH - chi nhánh Thành phố Hà Nội. Dựa trên những cơ sở định hướng triển khai hoạt động tín dụng cho vay GQVL đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2025 tại NHCSXH Việt Nam, kết hợp cùng với những thu thập từ khảo sát thực tế, để đưa ra đề xuất, giải pháp để phát triển hoạt động cho vay GQVL hơn nữa tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá hoạt động cho vayGQVL dưới góc độ khách hàng.

2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Nguyen, C., Bigman, D., Van den Berg, M., & Vu, T. (2007). Impact of micro-credit on poverty and inequality: The case of the Vietnam Bank for Social Policies. (Tạm dịch: Tác động của tín dụng vi mô đối với nghèo đói và bất bình đẳng: Trường hợp của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam). Mặc dù việc cung cấp các khoản vay được trợ cấp thông qua NHCSXH Việt Nam tạo thành nền tảng của chính sách chống đói nghèo của Việt Nam, nhưng ít ai biết được tác động của các khoản vay ưu đãi này. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hồi quy cố định để ước tính hiệu quả trung bình của chương trình đối với thu nhập và chi tiêu của các hộ tham gia và sau đó đánh giá tác động của chương trình đối với nghèo đói và bất bình đẳng. Nghiên cứu cho thấy việc cho vay ưu đãi thông qua NHCSXH Việt Nam khá hiệu quả. Việc sử dụng các khoản vay ưu đã giúp tăng thu nhập hộ gia đình và chi tiêu khoảng ba mươi phần trăm giá trị của khoản vay, và sự gia tăng quy mô cho vay sẽ có tác động tương tự. Chương trình này sẽ giúp giảm tỷ


lệ người nghèo tại Việt Nam xuống khoảng 4%. Tương tự, chương trình giảm chỉ số khoảng cách nghèo và chỉ số nghèo đói nghiêm trọng gần 20%. Đồng thời, nó cũng giúp kéo ngắn khoảng cách bất bình đẳng tại Việt Nam.

Jain, P. S. (1996). Managing credit for the rural poor: lessons from the Grameen Bank. World development, 24(1), 79-89. (Tạm dịch: Quản lý tín dụng cho người nghèo ở nông thôn: bài học từ Ngân hàng Grameen). Bài viết này dựa trên một nghiên cứu chi tiết về Ngân hàng Grameen ở Bangladesh, cho thấy các chính sách tín dụng của Ngân hàng không tạo thành một lời giải thích đầy đủ cho sự thành công của Ngân hàng và chính sách được tuyên bố là thay thế tài sản thế chấp cá nhân bằng các hình thức bảo lãnh. Bài viết giải thích cách Ngân hàng Grameen có thể khắc phục các vấn đề điển hình của việc thực hiện các chương trình phát triển bằng cách duy trì hiệu suất tốt từ lực lượng lao động lớn của mình và giữ tối thiểu xu hướng của một số người thụ hưởng mục tiêu đối với các lợi ích của chương trình và bỏ qua các chỉ tiêu của tổ chức vì lợi ích cá nhân của họ.

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Luận văn đã kế kế thừa được khung lý thuyết xây dựng về chất lượng cho vay GQVL, cụ thể là khái niệm, đặc điểm cho vay GQVL tại NHCSXH,…Đồng thời, luận văn cũng đã tham khảo phương pháp nghiên cứu dựa trên mô hình/lý thuyết về chất lượng dịch vụ cho vay tại NHCSXH. Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu lại hướng đến những đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu khác nhau. Thêm vào đó, chưa có công trình nào trước đây nghiên cứu trực tiếp về chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội có kế thừa nhưng không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. Mặt khác, trong phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung tìm ra các vấn đề còn tồn tại của chương trình cho vay GQVL để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vayGQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài thực hiện tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

+ Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu trong giai đoạn 2017-2019 để giải quyết các vấn đề đặt ra; Các giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2025.

+ Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng cho vay GQVL dưới góc độ Ngân hàng cho vay và khách hàng.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các mục tiêu nghiên cứu cơ bản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chất lượng cho vay GQVL của Ngân hàng chính sách xã hội.

Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019.

Thứ ba, Trên cơ sở định hướng phát triển chương trình cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2020-2025, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu phục vụ luận văn được thu thập từ hai nguồn chính gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng, thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019; Tài liệu báo cáo thường niên năm các năm từ năm 2017 đến năm 2019 và các văn bản liên


quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội. Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiên cứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang website,… cũng được sử dụng trong luận văn.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp tra cứu và tổng hợp tài liệu trên thư viện, nguồn tra cứu internet. Ngoài ra, các số liệu tài chính trong giai đoạn 2017 – 2019 tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội được cung cấp bởi Phòng Hành chính – Tổ chức, Phòng Kế toán và Phòng Kế hoạch nghiệp vụ của Chi nhánh TP Hà Nội.

5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài bao gồm các thông tin liên quan đến chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, được thu thập thông qua hình thức phát phiếu khảo sát trong tháng 8/2020

- Đối tượng khảo sát: Các khách hàng đang được thụ hưởng chương trình cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

- Phương thức chọn mẫu: thuận tiện.

- Hình thức khảo sát: Gửi trực tiếp phiếu khảo sát tới đối tượng khảo sát.

- Số lượng phiếu phát ra: 220 phiếu.

- Số lượng phiếu thu về: 218 phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: 210 phiếu.

- Xử lý dữ liệu thu về: Các thông tin thu thập từ phiếu khảo sát được tổng hợp thành dạng bảng, biểu đồ và sử dụng trong nội dung của Chương 2 và Chương 3 của luận văn.

Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn với các thông tin gắn với nội dung chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội (Phụ lục 1).

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh đảm bảo đạt được các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và logic.


Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: máy tính, phần mềm Excel.

Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

Phương pháp mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình “quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay GQVL. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các năm

Phương pháp sử dụng excel tính tỷ lệ %: Phương pháp này được sử dụng để thống kê câu trả lời của các đối tượng điều tra khác nhau trong phiếu điều tra, từ đó đưa ra một số kết luận về thực trạng chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương :

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay GQVL tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

CHƯƠNG 2: Thực trạng chất lượng cho vay GQVL tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí