Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 8

Ánh trăng bình dị, mộc mạc đã gợi ra sự thật day dứt: Cuộc sống mới nơi ánh điện, cửa gương dễ khiến người ta quên đi những giá trị quí báu một thời, quên đi những điều tưởng như mộc mạc, giản dị nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống con người. Bài thơ ánh trăng làm theo thể thơ tự do có giọng điệu gần gũi lời nói hàng ngày, tuy chưa mượt, chưa êm dịu, dung dị được như giọng điệu thơ lục bát nhưng lại rất thích hợp để diễn tả cảm xúc bâng khuâng, ngổn ngang của một người quê sống giữa cuộc sống hiện đại. Một lần nữa, bài thơ đã thêm phần khẳng định nguồn gốc quê kệch trong bản chất, lối sống nơi chàng thi sĩ Nguyễn Duy:

Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Yêu đồng quê vô hạn, Nguyễn Duy đã ví bầu trời sao với “chiếc bánh đa rắc vừng”, với hoa cỏ ở cánh đồng quê hương:

Nở bung hoa cải hoa cà

Trời sao như chiếc bánh đa rắc vừng

(Sao)

Đồng Đức Bốn cũng yêu bầu trời quê. Những mây, gió, trăng, sao của bầu trời ấy là hiện thân của làng quê yên ả vô ngần. Sống với quê, để rồi nhà thơ phải khắc ghi và khẳng định rằng, không có nơi đâu gắn bó thiết tha với con người hơn quê nhà, làng mạc.

Đã đành ngang dọc sơn hà Cũng nên về chốn quê nhà ngắm trăng

Quê nhà chẳng có đâu bằng Anh đi đất nhớ sao giăng trắng trời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

(Đã đành ngang dọc sơn hà) Đồng quê với những cơn gió thoảng nhẹ gợi nhớ tới câu hát ru ngọt ngào một thuở của mẹ trong cuộc sống hàng ngày nơi luỹ tre, đồng lúa là những gì mà một người con xứ đồng khó có thể quên. Những hình ảnh ấy, nay lại được

tiếp nối mượt mà trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Nó thổi vào thơ hơi thở êm ái, thuần phác.

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 8

Gió mùa thu đẹp đêm rằm

Mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời Ru con, mẹ hát à ơi

Ru trăng, gió hát bằng lời cỏ cây

(Mùa thu- Nguyễn Duy)

Vẫn là gió lọt qua song

Hoa thơm để chỗ bướm ong đi về

(Những câu thơ dại- Đồng Đức Bốn) Những cơn gió quê mùa có lúc lại mang tới cái giá lạnh, xót xa chạnh lòng người. Nguyễn Duy cảm nhận cái cơ cực, xoay vần của đời người qua hình

ảnh “gió làm cho nón đứt quai”, cho đời người quẩn quanh, quanh quẩn:

Gió làm cho nón đứt quai

Cho xuồng ba lá xoay hoài dưới mưa

(Mùa nước nổi)

Đồng Đức Bốn khi nhớ tới người tình cũ đã sang sông bỗng giá lạnh cả cõi lòng. Cái lạnh của lòng người và của trời đất đã hoà vào làm một.

Cái đêm hôm ấy gió mùa

Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan

(Cái đêm em ở với chồng) Hình ảnh mưa cũng là hình ảnh đặc sắc trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Mùa mưa nơi rừng Trường Sơn tạo nên nỗi buồn lắng đọng trong lòng người lính- nhà thơ Nguyễn Duy. Giọt mưa đã trở thành giọt cảm

xúc, “giọt nhớ”, “giọt mong”.

Mùa mưa gõ trống mái tăng

Lưới trời bủa trắng vây giăng cõi người Giọt nhớ cứ nhỏ nhẻ rơi

Giọt mong rả rích nhão lời tha hương

(Mưa)

Hay những khoảnh khắc đặc biệt của mưa nắng thiên nhiên: Mưa trong nắng, nắng trong mưa. Thời khắc ấy, cảm xúc của nhân vật trữ tình bắt được cái vẻ riêng của trời đất, lại rộn lên những cung bậc đáng nhớ về một kỉ niệm đẹp.

Áo em ướt lẫn vào da Tóc lẫn vào gió, gió là sợi tơ. Mắt em trong đến ngây thơ

Trong như nắng giữa mịt mờ mưa giăng

(Mưa trong nắng, nắng trong mưa) Mưa trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn cũng quê đến lạ. Nó quê mùa, “rù rì” quen thuộc ngay ở giữa nơi phố thị. Con mắt quê, tâm hồn quê của nhà thơ vẫn thấy được thần thái quê mùa của những cơn mưa ấy. Khi đã sống, đã

quen với mưa quê thì dù ở đâu, mưa vẫn mang sắc quê riêng không bao giờ thay đổi.

Chiều trên phố Huế ra đi Mưa mùa đông cứ rù rì bên tôi

(Chiều mưa trên phố Huế) Hết mưa tất đến nắng. Sau cơn mưa quê, nắng quê lại bừng lên trong trẻo,

đẹp tươi. Cái nắng trong thơ lục bát Nguyễn Duy bình dị mượt mà:

Nắng se thành sợi dệt mành

Đười ươi ngửa mặt nắng xanh xuống đầu

(Nắng)

Nhưng đôi khi, trong chiến tranh, đó là cái nắng chói chang lẫn với màu đất đỏ vì lửa đạn, làm cho sự khắc nghiệt của chiến tranh được nhân lên.

Bom đào đất đỏ, đỏ au

Chói chang trưa nắng một màu lửa nung

(Đất đỏ- nước xanh) Cái nắng quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn lại thường được đẩy tới mức tận cùng của sự nghiệt ngã: Nắng gắt, nắng tái nắng tê, nắng bơ phờ

…làm nổi lên tâm trạng đau đáu, quay quắt những nỗi đau đời của con người quê cơ cực, chìm nổi. Nhưng chính nhà thơ cũng phải nhận ra giá trị của chất

quê trong cuộc sống hôm nay. Những câu thơ như những lời triết lí sâu sắc mà mộc mạc, dung dị đến khó tin:

Nhà cao dẫu đến lưng trời Nếu không có cỏ cũng vơi sắc hồng

Huống chi cả một cánh đồng Nếu không mọc nắng thì không có gì

(Tôi từ ngõ nhỏ ra đi) Những hiện tượng tự nhiên trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức

Bốn có khi trong lành, êm ái, hiền dịu mang một tâm sự man mác. Có khi lại là một chút dữ dội, là những phút giận dữ của thiên nhiên được khắc hoạ lại bằng cảm xúc riêng của tác giả. Đó là lũ, là bão, là sấm sét, mưa gió…, những vần thơ như thế thường gợi ra sự chìm nổi, nghiệt ngã của cuộc sống làng quê trong những ngày bom đạn thời chiến hay sự chen lấn, xô đẩy, xót xa của đời người thời hiện đại. Đặc biệt, ở thơ lục bát Đồng Đức Bốn, sự nghiệt ngã, buồn vắng ấy lúc nào cũng như cồn cào, thường trực. Ông thường sử dụng những hình ảnh tự nhiên gợi sự bất thường như chém trăng, rút trăng, sao rơi, nắng rụng ngõ quê, gánh cơn mưa, bới gió chân cầu, vượt bão mưa to... Chúng ta thấy ở đó một cái tôi luôn muốn vượt lên, cồn lên mong chi phối tất cả, cái tôi luôn mang cảm thức đau đớn, cô lẻ, hoang mang trước cuộc sống.

Về cơ bản, thiên nhiên trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là thiên nhiên của đồng quê. Những cảnh sắc thiên nhiên ấy không vô tri vô giác mà luôn mang nặng những nghĩ suy, tâm sự của con người quê mùa. Cảnh vật thiên nhiên ấy cũng làm nổi rõ quan niệm nhân sinh sâu sắc của hai tác giả đồng quê. Họ luôn mong được sống giữa cái đẹp, sự thanh bình của những giá trị nhân văn cao đẹp. Trong bức tranh thiên nhiên bằng thơ lục bát, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không ít lần khắc hoạ những cảnh vật giữa nơi phố thị. Tuy nhiên, những cảnh vật đó đa phần đã được quê mùa hoá, được khắc hoạ dưới cách nhìn, cách cảm của một người quê. Bằng bức tranh thiên nhiên làng quê đặc sắc, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã làm giàu, làm đẹp thêm cho bức tranh thiên nhiên quê Việt trong nền văn học Việt Nam.

Sau bức tranh thiên nhiên làng quê, phải kể tới bức tranh đời sống thôn dã mang sắc thái đặc trưng trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.

Gắn bó với cuộc sống làng quê từ khi còn tấm bé, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã đưa vào thơ mình những gì thuộc về cuộc sống thôn quê mà họ đã từng chứng kiến, từng được trải qua. Quang cảnh đời sống đầu tiên phải kể tới trong thơ lục bát của hai nhà thơ này là cảnh đời sống sinh hoạt của con người lao động chân lấm tay bùn. Cảnh sinh hoạt ấy, chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam sẽ không lạ gì. Trong thơ ca, nó lại càng không phải là điều mới mẻ. Ấy nhưng, khi đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, quang cảnh đó vẫn có sức hút lạ thường đối với độc giả. Quả thực, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều rất biết cách đánh vào thị hiếu của độc giả người Việt. Cái thị hiếu vốn đã có từ lâu nhưng sẽ không bao giờ thay đổi. Sẽ rất khó để con người làng quê từ bỏ lòng yêu mến đối với những gì thuộc về cuộc sống xung quanh họ.

Cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều yêu tha thiết cuộc sống của những con người lao động. Ngoài thành công trong việc khắc hoạ đời sống chiến trận, Nguyễn Duy còn sắc sảo khi khắc hoạ niềm vui lao động, sự hăng say của những con người đang xây dựng cuộc đời mới. Sức mạnh con người hiện lên, được tìm thấy từ trong lao động.

Hòn đất là hòn đất rời

Thành vuông gạch dẻo- tay người nhào nên Hòn đất là hòn đất mềm

Qua nghìn độ lửa chắc bền dài lâu

(Bài hát người làm gạch) Đồng Đức Bốn cũng là người thấu hiểu cảnh sống con người quê mùa. Ông gọi đó là cảnh nhà quê, luôn phải “chân lấm tay bùn” quanh năm bươn trải nơi ruộng lúa, vườn rau. Nếu không có những cảnh sống ấy, hẳn nhà quê

sẽ thiếu đi vẻ đặc trưng quan trọng nhất.

Nhà quê chân lấm tay bùn Mẹ đi cấy lúa rét run thân già

(Nhà quê)

Bên cạnh những khung cảnh lao động vất vả, lam lũ, chúng ta khó có thể bỏ qua một mảng đời sống rất đẹp, giàu truyền thống của làng quê, đó là những hoạt động cộng đồng mang tính văn hoá như quang cảnh những buổi họp chợ, những hội hè đình đám, những phong tục tập quán có từ lâu đời…Quang cảnh ấy trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn giản dị, gần gũi nhưng cũng có nhiều nét riêng.

Từ xa xưa, chợ là không gian gặp gỡ, giao lưu trao đổi, mua bán giữa người với người. Ngoài chức năng mang tính kinh tế, thương mại, chợ còn là không gian mang tính văn hoá. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn khi xây dựng những khung cảnh chợ đã rất khéo léo trong việc kết hợp giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại. Đó là phiên chợ Lạng Sơn vốn có từ xưa, nhưng mang dáng vẻ của cuộc sống mới trong lục bát Nguyễn Duy. Mọi hoạt động diễn ra trong cảnh chen lấn, vội vã, có phần xô bồ:

Đồng Đăng…ải Khẩu…Bằng Tường Chợ trời bán bán buôn tít mù

(Lạng Sơn, 1989) Đồng Đức Bốn cũng nhắc nhiều đến chợ. Không gian ấy được nhà thơ khắc hoạ trong sự hài hoà giữa những giá trị cũ và mới. Chợ trong thơ lục bát của ông mang hình hài quen thuộc của những phiên chợ quê. Đồng thời, nó cũng là hình ảnh biểu hiện cho tâm trạng thi sĩ trong cuộc sống mới. Đẹp mà buồn, thơ mộng mà ngổn ngang những tâm sự về cuộc đời. Có thể mang danh, cũng có thể không, những phiên chợ kia mỗi khi được nhà thơ nhắc tới

đều khiến người ta mến thương. Đôi khi ngay từ cách gọi của thi sĩ.

Cái tên nghe đã thương rồi Chợ Thương có tự một thời rất xa


Chợ Lăng Cha Cả bây giờ

Có ai còn gánh cơn mưa thay trời

(Chợ Thương)


(Gửi Hoàng Hưng)

Một không gian văn hoá nữa mang đậm đặc trưng cuộc sống con người miền quê đó là những hội hè đình đám. Những mảng sống này cũng đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Trong thơ lục bát của những tác giả đồng quê này, những ngày hội quê thường được khắc hoạ trực tiếp. Nó giống như những ghi chép, kí sự khi chính nhà thơ tới thăm hội. Đến với ngày hội chùa Hương, Nguyễn Duy có chùm bài Ghi chép chùa Hương ghi lại khá đầy đủ những gì đã diễn ra trong dịp đi lễ. Cảnh lễ chùa vẫn tấp nập như xưa, nhưng trong thời đại mới, phương tiện đi lễ của người đời cũng khác. Bên cạnh những người “Nón mê chân đất” là từng “bầy xe cúp lùa nhau”.

Từng đôi anh trước chị sau Từng bầy xe cúp lùa nhau trên đường

Cũng là đi hội chùa Hương

Nón mê chân đất thập phương gập ghềnh

(Đi chùa)

Ở lục bát Đồng Đức Bốn, những ngày hội quê mang rõ khí sắc quen thuộc của những ngày hội truyền thống. Lễ hội chùa Hương, hội Lim hay ngày hội mùa hiện lên có phần thiêng liêng, mượt mà, êm ái như ngày hội làng thuở xưa.

Bến Đục là bến Đục ơi

Yêu nhau chớ để đò trôi ngập ngừng Người đi đi chẳng muốn dừng Người về về đến nửa chừng lại thôi

(Vu vơ chùa Hương) Không chỉ có cảnh đời sống sinh hoạt của những con người các làng quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn khắc hoạ trong thơ mình những bức tranh đời sống nơi đô thị. Những tên phố, tên đường, những cảnh sống nhộn nhịp của con người cũng được họ đưa vào thơ thật ngọt, thật êm. Đó cũng là những gì tạo nên những sắc thái rất riêng trong chất đồng quê của những nhà thơ

đồng quê hiện đại.

Cực kỳ gốc sấu bóng me

Cực ngon cực nhẹ cực nhoè em ơi Đừng chê anh khoái bụi đời

Bụi dân sinh ấy bụi người đấy em

(Cơm bụi ca- Nguyễn Duy) Thuỵ Khuê trong nắng thuỷ tinh

Con sông Tô Lịch hết tình chảy qua

(Nhớ Thuỵ Khuê- Đồng Đức Bốn) Bức tranh đời sống thôn quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn khá phong phú, đa dạng. Chất đồng quê luôn là nền tảng để tạo nên vẻ đẹp cho những bức hoạ quê mùa ấy. Có thể nói, bức tranh quê ở đây vừa gợi lại cho mỗi chúng ta những nét hiện thực của cuộc sống thôn dã lại vừa thể hiện được lòng yêu quê, yêu đời, những cảm xúc rất đặc trưng của người quê

và những quan niệm sống mang tính nhân văn đẹp đẽ.

1.2.2. Âm thanh đồng quê

Bức tranh làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn sẽ trở nên thiếu sinh động, sẽ đơn điệu, vắng lặng nếu như thiếu đi thế giới âm thanh. Những âm thanh vang lên từ những bức tranh quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là khá đa dạng và phong phú. Đó là những gì ngân lên và lắng đọng trong tâm hồn thi sĩ. Dù là một thế giới đa dạng, nhưng thế giới âm thanh trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn vẫn nghiêng hơn về những tiếng quê thô mộc, quen thuộc.

Thế giới âm thanh trong thơ của một tác giả bất kì, có thể được chia làm hai mảng khá rõ rệt là những âm thanh của cuộc sống tự nhiên và những âm thanh của cuộc sống con người. Dĩ nhiên, sự phân chia như thế chỉ mang tính chất tương đối và chỉ trên một tiêu chí nhất định. Thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn tất yếu cũng nằm trong những qui luật ấy. Gần gũi với thiên nhiên làng quê, những âm thanh của cảnh vật ấy đã đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn thật tự nhiên, giản dị. Giữa rừng Trường Sơn, Nguyễn Duy

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí