(Nhớ)
Với Đồng Đức Bốn, khi nhắc tới những dòng sông mang danh cụ thể là lúc ông gửi vào đó những ấn tượng, tình cảm bộc trực, cụ thể về cảnh vật, tình người. Còn khi nhắc tới những dòng sông quê nói chung, ông đã để con sông quê chở cả bầu tâm sự chung nhất, khái quát nhất về cuộc sống. Những tâm sự in rõ dấu vết, cảm quan quê mùa. Tiêu biểu hơn cả là nỗi buồn về sự rạn nứt, đổ vỡ trong hụt hẫng của tâm sự con người quê mùa đang đối mặt với một cuộc sống hiện đại nhiều thay đổi.
Sông mưa tầm tã trong chiều Tôi ngồi tôi đợi người yêu tôi về Tôi ngồi đợi chán đợi chê
Người yêu tôi vẫn chưa về sông mưa
(Viết ở bờ sông) Con sông còn là hình ảnh để nhà thơ thể hiện niềm tin hi vọng, thể hiện bản lĩnh con người mình. Cuộc sống luôn đầy những thử thách, nó có thể khiến người ta vấp ngã, chán chường. Nhưng chính những khó khăn thử thách đó lại là một thứ thuốc thử hữu hiệu, lại là một sức hút mãnh liệt đối với những con người mong khám phá chính bản thân mình. Đồng Đức Bốn là người như thế. Đã ‘sang sông” thì “không ngại đắm đò”. Đã quăng mình ra
cuộc sống, có thể buồn rầu chứ ắt không ngại gian khó ngăn bước.
Sang sông không ngại đắm đò Mặc cho sóng gió giở trò trêu ngươi
(Đời tôi)
Không chỉ hi vọng, Đồng Đức Bốn còn có lòng tin vào cuộc sống. Hình ảnh sông quê một lần nữa là phương tiện để nhà thơ khẳng định sự bền vững của những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Những giá trị quí báu đó, theo Đồng Đức Bốn không gì hơn là những giá trị đồng quê. Dòng sông trong bài thơ Cuối cùng vẫn còn dòng sông là biểu tượng đẹp cho những giá trị cao đẹp đó.
Đã qua nhiều những trông gai
Có thể bạn quan tâm!
- Chất Đồng Quê, Một Đặc Điểm Tạo Nên Bí Quyết Sinh Tồn Của Thể Thơ Lục Bát.
- Cảnh Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy Và Đồng Đức Bốn
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 6
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 8
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 9
- Người Quê, Tình Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Thì sau cái chết ban mai phải hồng Cuối cùng vẫn còn dòng sông…
Cùng nói về sông quê trong thơ lục bát của mình, nhưng Nguyễn Duy thiên hơn về miêu tả cảnh vật. Những tâm sự gửi gắm vào đó có phần nhẹ nhàng kín đáo hơn trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Dòng sông quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn nghiêng về gợi tả tâm trạng, nỗi lòng, mang nặng những buồn phiền ưu tư quay quắt đang vò xé tâm hồn con người.
Cho đến phút cuối của đời mình, Đồng Đức Bốn vẫn còn nặng nợ với dòng sông quê nhà. Nó là giá trị tươi đẹp cứu rỗi cho niềm tin khát sống của nhà thơ.
Tôi không thể chết được đâu Bởi tôi còn khúc sông sâu nợ đò
(Tôi không thể chết được đâu) Cuộc sống của những người quê theo sự đổi thay của thời đại mỗi lúc lại được cải thiện hơn. Mặt khác, sự tiến lên của đời sống cũng có những mặt trái đáng buồn. Con người mải mê lo toan cho cuộc sống nên phần nào lãng quên đi những giá trị đồng quê đơn sơ, mộc mạc, tràn đầy nghĩa tình. Điều đó khiến cho những hồn thơ quê sâu lắng như Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn nhiều băn khoăn, trăn trở, buồn vui lẫn lộn. Mà buồn thường là nhiều hơn vui. Cũng phải thấy rằng, từ trong sâu thẳm, hồn thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn vẫn vững vàng một niềm tin: Những giá trị đồng quê sẽ mãi còn. Trước cái ồn ào của cuộc sống mới, nó chỉ tạm lắng xuống chứ không biến mất. Hơn nữa, những xáo trộn, giông bão cuộc đời lại là nhân tố giúp cho những giá trị quê mùa khẳng định thêm sức sống bền vững. Nhà thơ Đồng Đức Bốn có lần khẳng định khá rõ trong thơ lục bát của mình một cách hình
tượng qua hình ảnh dòng sông quê :
Tôi ngồi khóc một dòng sông Dòng sông không chết bởi giông bão còn
(Khóc một dòng sông)
Trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, còn phải nhắc tới hình ảnh núi non, rừng đồi. Bởi đó cũng là những hình ảnh đặc sắc làm nên chất đồng quê đặc trưng trong thơ lục bát của hai nhà thơ này. Ở một đất nước mà 3/4 địa hình đất đai là rừng núi thì cảnh thiên nhiên quê mùa không chỉ bó gọn trong hình ảnh những mảnh vườn, ao cá, con sông…Những câu thơ nói về rừng núi trong làng thơ Việt có nhiều câu rất giàu chất đồng quê. Bởi chúng đều gợi nhắc tới những gì thân thuộc, mộc mạc, nghĩa tình của cuộc sống thôn quê. Trong ca dao, đồi núi với những con đèo, con suối thường mang ý nghĩa tượng trưng. Nó thường là biểu tượng cho những khó khăn, thử thách hoặc biểu tượng cho tình cảm, tình yêu, tấm lòng của con người quê kệch.
Chừng nào núi Bụt hết cây
Lại Giang hết nước dạ này hết thương
Nhà thơ chân quê Nguyễn Bính đã kế tục và đổi mới từ ca dao bằng những vần thơ lục bát rất hay:
Nhà em cách bốn quả đồi Cách ba ngọn núi cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng thương em
Đôi khi lại là những hình ảnh rất thực:
Chim nào kêu mỏi ngàn cây Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy giong xe
Đồi sim gian díu nương chè Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai
(Vài nét rừng)
(Đường rừng chiều) Tuy đó là những hình ảnh rất thực, nhưng hơn hết, rừng núi trong thơ lục bát Nguyễn Bính vẫn khá thiên về tính tượng trưng, ước lệ quen thuộc ở ca dao. Đến thơ lục bát Tố Hữu, ta bắt gặp cảnh rừng Việt Bắc hoang sơ, giản dị
mà lại mang vẻ đẹp ấm áp tình người đất Việt.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
(Việt Bắc)
Cảnh rừng núi biên cương tổ quốc qua lời tâm sự của một chàng lính trẻ cũng mượt mà, êm ái và đồng quê quá. Cái chất quê in rõ đặc trưng miền núi:
Chiều biên giới em ơi Có nơi nào đẹp hơn Khi mùa đào hoa nở Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây Mùa toả ngát hương bay
(Chiều biên giới- Lò Ngân Sủng) Thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn vẫn tiếp tục tiếp thu những thành tựu của thi pháp văn học truyền thống. Nguyễn Duy đâu thua gì những bậc đàn anh đi trước khi mượn màu xanh của núi rừng để nói tới màu xanh của tuổi trẻ quê hương đang căng tràn nhựa sống trong không khí cuộc chiến
đấu chống ngoại xâm của dân tộc :
Ở đây có những người con Mang theo cái nõn nòn non lên rừng
Nhìn xanh xanh chập xanh trùng Càng xanh càng nhớ quá chừng màu xanh
(Người con trai)
Đồng Đức Bốn gần gũi ca dao hơn khi sử dụng hình ảnh vượt núi băng ngàn thể hiện tấm lòng yêu thương mẹ vô hạn:
Giữa khi cát bụi đầy trời
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than Con vừa vượt núi băng ngàn
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng
(Trở về với mẹ ta thôi) Những ảnh hưởng của thi pháp văn học hiện đại với tính hiện thực hoá ngày càng cao đã tác động không nhỏ tới tính tả thực trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Những cảm xúc riêng tư mà họ trải nghiệm, những cảnh vật dân dã mà họ được quan sát, ngắm nhìn đã đi vào thơ họ thật
nhất, đặc sắc vô cùng.
Nguyễn Duy là một nhà thơ, ông đồng thời cũng là một người lính từng hành quân qua nhiều miền đất của tổ quốc. Đặc biệt là những khu rừng thời chiến tranh. Trong những phút tĩnh lặng, khi tiếng bom, tiếng súng đã tạm ngừng, tâm hồn thi sĩ đồng quê Nguyễn Duy lại hoà ngay vào cái thời khắc yên ả của rừng. Trải lòng mình ra, cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thế giới xung quanh.
Ban ngày chiếc lá màu xanh
Bóng đêm nhuộm chiếc lá thành màu đen Ô kìa đột ngột trăng lên
Trăng, trời, trăng láng bạc trên lá rừng
(Trăng)
Sự yên tĩnh và thơ mộng của khu rừng Việt thời chiến là rất đẹp, nhưng đó chỉ là những giây phút tạm thời, sự tạm thời đầy ý nghĩa. Bom đạn quân thù đã liên tục khuấy đảo, để lại những vết thương khó lành cho rừng. Ấy vậy mà trước sự dữ dội ấy, rừng vẫn giữ được những vẻ đẹp làm say lòng người. Những người lính như Nguyễn Duy biết vượt lên những khắc nghiệt bằng nghị lực vốn có của một người quê, hồn nhiên yêu đời, cảm nhận những nét đẹp bình dị, tự nhiên, nguyên vẹn như rừng chưa từng bị lửa đạn tàn phá.
Khói ngòm suốt dải Trường Sơn Thép tuôn xuống đất đất tuôn lên trời Đất vụn tơi đá vụn tơi
Vực sâu đầy lại ngọn đồi thấp đi Tắc dòng suối đảo lòng khe
Vẫn nguyên vẹn khúc nhạc ve luân hồi.
(Nắng)
Rừng đẹp và êm ái đấy, nhưng rừng trong chiến tranh cũng chứa đựng bao nhiêu là gian khổ. Những gian khổ ấy, lạ thay lại chính là chất xúc tác để người quê thể hiện những phẩm chất, lối sống vốn có của mình: Đề cao tình nghĩa, tình người. Trong những cơn sốt rét thập tử nhất sinh, những anh lính áo vải biết san xẻ những vui buồn chân thật. Đó là cách để quên đi đau đớn và cũng là cách để mỗi người thấy nhẹ nhõm hơn trong tâm sự của mình.
Oái oăm cơn sốt rừng già Trog lòng gió bấc ngoài da gió lào
… … … … … … ….
Bạn tôi kể chuyện quê nhà
Chiều trong câu chuyện thơm ra chín chiều
(Người đang yêu) Khác với Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn ít viết về những khu rừng thời chiến tranh. Ông thường khắc hoạ những khu rừng của thời bình, của cuộc sống hiện đại. Nhà thơ thường gửi vào đó những khắc khoải, băn khoăn, day dứt trước những thay đổi xót xa của núi rừng quê nhà. Cuộc sống ngày hôm nay đã chứng kiến biết bao khu rừng, vạt rừng đã bị biến mất. Màu xanh của rừng đang bị lấn áp mạnh mẽ bởi những cột khói nhà máy công nghiệp. Đó không chỉ là mối lo ngại của riêng tác giả. Trước một, nhà thơ đã tả thực và
thốt lên đau đớn bằng những vần thơ lục bát tràn đầy tâm trạng:
Ở kia có đám cháy rừng
Lửa cao cao đến lưng chừng trời xanh Ở kia trong những tàn tranh
Đám người cứ chạy vòng quanh tít mù
(Đám cháy rừng) Khi khắc họa hình ảnh những khu rừng quê hương, ngoài sự kế thừa bút pháp ước lệ trong thơ ca xưa, những hình ảnh mà Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đưa vào thơ lục bát của mình còn mang tính tả thực. Tả thực nhưng vẫn
giàu chất thi ca văn học. Đây cũng là một xu hướng nổi bật của thơ lục bát hai nhà thơ này nói riêng và thơ ca văn học hiện đại nói chung.
Khung cảnh thiên nhiên trong khu vườn quê của thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn còn được tô điểm, làm đẹp thêm nhiều bởi hình ảnh của các hiện tượng tự nhiên. Đúng như nhà văn M. Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”. Thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng không là ngoại lệ. Sinh sống giữa chốn quê mùa, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn luôn mang những cảm quan thuần hậu, bình dị. Hàng ngày, hàng giờ họ được tiếp xúc với thiên nhiên, ngắm nhìn, trải nghiệm các hiện tượng tự nhiên. Họ thấy ở thiên nhiên, tự nhiên sự gần gũi, có mối liên hệ mật thiết với con người. Khắc hoạ ánh trăng quê, nhà thơ Nguyễn Bính quê mùa ngay từ cách đọc, gọi trăng là giăng. Ánh trăng trong thơ thi sĩ chân quê quả thực mang hơi hướng quê mùa rất rõ:
Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
(Thời trước)
Trong bốn mùa, Nguyễn Bính lại yêu thích hơn cả là mùa xuân, tình xuân. Thời điểm ấy, con người làng quê hiện lên trong thơ với vẻ đẹp chân thật, đáng yêu và giàu sức sống nhất. Rồi nhiều hiện tượng tự nhiên khác như mây, mưa, nắng…tất cả đều thể hiện sắc nét cá tính của thi sĩ chân quê.
Cùng dòng thơ đồng quê, nhưng khác thời đại nên thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn mang một sắc thái khác khi khắc hoạ các hình ảnh thuộc thế giới tự nhiên. Ví dụ như cái cách gọi trăng là giăng cũng không còn xuất hiện trong thơ của hai tác giả này. Có lẽ điều này chịu chi phối bởi sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt. Tiếng Việt ta ngày càng chuẩn hóa về cả âm đọc lẫn chữ viết. Nhiều ngôn từ với cách đọc, cách viết theo lối cũ vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày ở làng quê nhưng không phải là phổ biến, nay đang dần được sử dụng gần với tính chuẩn mực hơn. Thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là hệ quả tất yếu của quá trình biến đổi ấy.
Các hiện tượng tự nhiên thì dù ở bất cứ nơi đâu, nào có gì khác nhau. Trong thơ ca, có khác chăng chính là ở cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà thơ: Trong thơ một nhà thơ phương Đông khác trong thơ một nhà thơ phương Tây, trong thơ một nhà thơ Trung Quốc khác với trong thơ của một nhà thơ Việt Nam, trong thơ của một tác giả sống nhiều ở thành thị khác với trong thơ của một tác giả sống nhiều ở làng quê…
Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã từng sống ở nhiều nơi, cả nông thôn lẫn thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược. Nhưng về cơ bản, hai ông sống và gắn bó nhiều hơn với cuộc sống nông thôn. Tư chất và tâm hồn hai nhà thơ này cũng gần gũi và gắn bó hơn với cảnh vật, lối sống con người nơi quê mùa. Một phần bởi nơi ấy chính là nơi họ đã sinh ra và lớn lên, được sống, được yêu thương bằng những tình cảm chân thành, mộc mạc. Từ căn nguyên sâu xa ấy, dễ hiểu tại đâu mà các hiện tượng tự nhiên trong thơ lục bát của họ giàu chất quê mùa đến vậy. Cũng nên thấy rằng, các hiện tượng tự nhiên ấy cũng có chút ít sự xâm nhập của cái chất đô thị hoá trong cuộc sống hôm nay.
Bầu trời quê với vẻ đẹp thơ mộng của nó đã làm say mê tâm hồn biết bao thi sĩ. Một lần nữa, nó đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, trở nên trong trẻo, lung linh, dịu dàng với vầng trăng quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã yêu trăng bằng tấm lòng, tâm hồn của một con người quê mùa thực sự. Khi còn là một chiến sĩ nơi rừng trường Sơn, ánh trăng lưỡi liềm đã không ít lần làm xao động tâm hồn thi sĩ Nguyễn Duy, khởi hứng cho anh lính nhà quê những giây phút nhớ thương, mơ mộng. Là người bạn tâm tình gắn bó sâu sắc:
Tình cờ đó khéo giống đây Trăng kia cùng cánh võng này soi nhau
Đêm nay em anh ở đâu
Cứ nhìn trăng ấy- nhìn lâu thấy người
(Võng trăng)
Sau này, khi Nguyễn Duy về sống giữa thành phố, tình cờ gặp lại vầng trăng cũ, vầng trăng tri kỉ một thời, nhà thơ chợt bồi hồi xao xuyến cõi lòng.