Lục Bát Từ Cuối Thế Kỉ Xv Đến Trước Truyện Kiều.

Có loại biến thể cách gieo vần: Cách gieo vần thông thường của thơ lục bát là tiếng thứ sáu dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát. Tiếng thứ tám dòng bát lại hiệp vần với tiếng thứ sáu dòng lục tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết bài thơ. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, tiếng thứ sáu dòng lục lại hiệp vần với tiếng thứ tư dòng bát:

Có con đỡ gánh đỡ gồng

Con đi lấy chồng vai gánh tay mang

(Ca dao)

Chú ý: Khi gieo vần, tiếng thứ sáu, thứ tám (ở hệ thống phổ biến) và tiếng thứ tư, thứ tám ở hệ thống đặc biệt, tuy đều là thanh bằng nhưng phải đối nhau về âm vực trầm bổng.

Trong thơ lục bát có cả vần chân và vần lưng. Cách gieo vần này góp phần vào việc mở rộng dung lượng cho bài lục bát.

Về nhịp

Cả cặp lục bát mười bốn tiếng được coi là một đơn vị nhịp điệu, trong đơn vị đó lại có thể ngắt ra từng tiết tấu theo cách diễn đạt nội dung câu thơ. Trong thơ lục bát, cách ngắt nhịp rất uyển chuyển nhưng thường là nhịp hai. Ví dụ:

Đi mau! Trốn hết! Trốn mau

Trốn hơi! trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

(Xuân Diệu)

Đôi khi lại là nhịp ba:

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 3

Ơi thôn Vân/ hỡi thôn Vân

Phương nào kết dải mây Tần cho ta

(Nguyễn Bính)

Nhiều khi lại có sự phối hợp nhiều nhịp cho phù hợp với nội dung nào đó hoặc tạo ra ngữ điệu đặc biệt.

Cái gì như thể nhớ mong

Nhớ nàng?không! quyết là không nhớ nàng

(Nguyễn Bính)

Đối

Thơ lục bát không quy định nhất thiết phải có đối. Tuy vậy, đặc trưng phổ biến của lục bát lại là tiểu đối. Khi thì đối ý, đối thanh, có khi lại đối cả ý và thanh. Câu lục bát có đối thường theo nhịp 3/3, 4/4. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nhiều lần sử dụng đối khá thành công.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

(Nguyễn Du) Trong ca dao, tiểu đối cũng không thiếu phần đặc sắc:

Chồng đánh bạc, vợ đánh bài Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng

(Ca dao)

Một số biến thể trong cấu trúc của thể lục bát

Ở mỗi một phương diện, thể lục bát luôn có những biến thể rất linh hoạt, sinh động để đáp ứng nhu cầu truyền tải nội dung hoặc tự làm mới mình. Về cấu trúc, thể lục bát cũng có nhiều biến đổi đặc sắc, tạo được hiệu quả nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao.

Cấu trúc thường thấy của thể lục bát là 6/8. Bên cạnh đó, còn có một số dạng khác mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Cơ bản có các dạng sau đây:

Ở phạm vi câu thơ: Có biến thể dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên.

Số chữ ở dòng lục có thể tăng hoặc giảm. Ví dụ:

- Buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà

- Tưởng giếng sâu, nối sợi dây dài Hay đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây

(Ca dao) Có trường hợp, dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi:

- Lời nguyền trước cũng như sau

Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta

(Ca dao)

Có khi cả dòng lục và dòng bát đều thay đổi.


Ở phạm vi bài thơ:

Em thương anh thầy mẹ ngăm nghe Cậu, cô, chú, bác đòi đậu bè thả trôi


(Ca dao)

Có trường hợp, bài thơ lục bát bắt đầu bằng câu tám:

Buồn rầu buồn rĩ, nghĩ lại buồn riêng Hai tay bưng quả đào tiên

Miệng cười hớn hở dạ phiền tương tư

(Ca dao)

Có khi tác phẩm bắt đầu bằng hai dòng lục:

Chợ Giăng rồi lại chợ Chùa Chợ rạng thì phải qua đò

Chợ Lường lắm bánh, ăn dò mà đi

(Ca dao)

Dạng này thường không phổ biến. Chủ yếu là phần lời của bài hát giao duyên, hay gặp trong dân ca xứ Nghệ và dân ca Nam Bộ.

Có tác phẩm lục bát lại kết thúc theo lối bỏ lửng ở vần lục:

Anh về xẻ ván cho dày

Đánh thuyền đợi bến rước thầy mẹ sang Thuyền lớn quan bắt chở lương

Còn chiếc thuyền nhỏ cùng nường qua sông Chờ nàng anh đứng chờ trông…

` (Ca dao)

Cách bỏ lửng này giúp chúng ta suy nghĩ không ít về hồi kết của tác phẩm.

Dạng này có thể tìm thấy cả trong ca dao và trong văn học viết.

Như vậy, thể lục bát là một thể thơ linh hoạt, sinh động chứ không hề khô khan và cứng nhắc. Trong tiến trình thể loại, cả thơ ca dân gian và thơ ca văn học viết đều có những sáng tạo, đổi mới cho phù hợp. Đó đều là những đổi mới góp phần khẳng định thêm giá trị thể loại.

Nguồn gốc sinh thành

Trên cơ sở những tài liệu hiện có, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàn nhận định: “Thể lục bát, sớm nhất cũng chỉ xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XV” (21). Từ đó cho đến Truyện Kiều, thể lục bát đã tương đối hoàn chỉnh.

Vậy thể lục bát có phải là sở hữu riêng biệt của người Việt ta hay không? Đây là câu hỏi nhạy cảm và không dễ gì trả lời được. Đã có nhiều học giả đi sâu nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi đó. Nhà nho Phạm Đình Toái ở thế kỉ XIX gọi lục bát là “lối văn tuyệt diệu của ta”(20). Sang đầu thế kỉ XX, cụ Bùi Kỉ thêm một lần nữa khẳng định đây là “lối văn riêng của ta mà Tàu không có” (39). Sách Lí luận văn học (G.s Phương Lựu chủ biên) cũng nhấn mạnh: “Đó là thể thơ quen thuộc của dân tộc mang cốt cách thuần tuý Việt Nam” (61). Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính lại nhận định “Ở văn học người Hán của Trung Quốc không có thể lục bát. Trong lịch sử văn học người Việt, thể lục bát có vai trò đặc biệt và có sức sống mạnh mẽ” (27).

Các công trình nghiên cứu về thơ lục bát và nguồn gốc sinh thành của nó xuất phát từ nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, cuối cùng đều đi đến điểm chung khẳng định lục bát là thể thơ thuần tuý dân tộc Việt, thuần tuý biểu hiện lối sống Việt. Vì lẽ đó, nó được coi là mang nặng cảm xúc, suy tư, tâm hồn con người Việt Nam.

Tiến trình thể loại

Có thể nói, lục bát khởi đầu từ ca dao và xuất hiện trong văn học thành văn vào khoảng cuối thế kỉ XV. Từ đó đến nay, thể thơ này ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, đạt được nhiều thành tựu đặc sắc.

1.3.1. Lục bát từ cuối thế kỉ XV đến trước Truyện Kiều.

Là thời kỳ sơ khai của thể loại, cho nên thơ lục bát ở giai đoạn này còn trong tình trạng chưa hoàn chỉnh, hình hài chưa cụ thể, còn xô bồ, tự do và có đôi chút lỏng lẻo. Chẳng hạn, có thể gieo vần ở cả tiếng thứ 4 và thứ 6 dòng bát, vừa là vần bằng, vừa là vần trắc hoặc chưa định vị được vần.

Đất vua ai chẳng là tôi

Non cao hang thẳm cùng trời tôn thân

(Đào Nguyên Hành)

Hoặc:


Trước bày đời Hán Linh Đế Phật sinh xuất thế thiên hạ phong lưu

(Cổ Châu Phật bản hạnh)

Có khi lại rất thoải mái trong thanh điệu:

Thứ này ai là kẻ hay

Dẫu nghìn vàng đổi trao tay chẳng thà

(Đào Nguyên Hành)

Trong quá trình tồn tại và phát triển, thể lục bát dần trở nên hoàn thiện hơn về cả lượng và chất. Ví dụ như, trong các bài lục bát đã dần bỏ bớt lối gieo vần ở tiếng thứ 4, hướng tới cách gieo vần ở tiếng thứ 6 câu bát. Về phối điệu, dần ổn định thanh điệu ở các tiếng thứ 2, thứ 4 và thứ 6.

Chức năng biểu đạt: các tác phẩm khởi đầu của thể lục bát thường hướng vào nội dung trữ tình tụng ca. Đến thế kỉ XVIII, với các truyện thơ Nôm, thể lục bát nhận thêm chức năng tự sự như Truyện Phan Trần, Truyện Phạm Công Cúc Hoa, Hoa tiên…

Tuy có nhiều biến đổi, song ở giai đoạn này, thể lục bát vẫn chưa đạt độ hài hoà hoặc trôi chảy thực sự. Việc gieo vần ở tiếng thứ 6 câu thơ chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng kí sinh ở tiếng thứ 6 dòng bát.

Cha tôi trưởng giả nhà quê Giàu sang sớm đã sinh thì ba tôi

(Tống Trân Cúc Hoa)

Nằm lăn em mới ngủ đi

Vừa hết canh một, sang thì canh năm

(Phạm Công Cúc Hoa) Để đạt tới độ thẩm mĩ cao và tiến gần hơn tới tính chuẩn mực, thể lục bát cần có sự đổi mới và hoàn thiện hơn nữa. Trên thực tế, thể thơ này đã dần trở nên hài hoà, hoàn thiện hơn. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm

được coi là tiêu biểu cho chuẩn mực thể loại: Truyện Kiều của Nguyễn Du.

1.3.2. Lục bát trong Truyện Kiều

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đánh dấu son cho sự mẫu mực, cổ điển của thể loại lục bát. Kể từ đây, lục bát chính thức khẳng định được đặc trưng thể loại của mình, để rồi theo thời gian, mỗi lúc một khởi sắc hơn.

Hai yếu tố gieo vần và phối điệu đã đạt tới sự thống nhất, ổn định. Việc gieo vần ở tiếng thứ tư đã được hạn chế nhiều. Trong Truyện Kiều, toàn bộ các câu thơ đều gieo vần ở tiếng thứ 6. Hiện tượng từ kí sinh ở câu bát đã được loại bỏ triệt để do sự xuất hiện của hình thức đối. Đặc biệt là hình thức “tiểu đối, về mặt cấu trúc đã tạo điều kiện vật chất giúp loại trừ hiện tượng kí sinh ở vần lưng âm tiết 6 câu bát” (8).

Cũng do có hình thức tiểu đối nên sự diễn ý của thơ lục bát có thêm khả năng mới. Dòng thơ 6 (hoặc 8) âm tiết được nhận thức như một tổ hợp hai đơn vị mới. Mỗi đơn vị gồm ba (hoặc bốn) âm tiết. Do đó, dòng thơ như nén lại, ý thơ trở nên xúc tích, cô đọng hơn. Nhịp điệu câu thơ cũng không còn đơn điệu mà nó dồn nén hơn, góp phần bộc lộ các cung bậc tình cảm khác nhau.

Khi sương sớm/khi trà trưa

Bàn vây điểm nước/đường tơ hoạ đàn

Tiểu đối xuất hiện trong thơ lục bát có thể được coi là một cuộc cách mạng đổi mới của thể loại này. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao sự xuất hiện của nó. Phan Ngọc cho rằng: “sự xuất hiện của hình thức tiểu đối không phải là hiện tượng bình thường trong lục bát mà là kết quả của một quá trình phát triển” và “hình thức đối xứng làm cho nhịp thơ chậm lại, trang trọng, đem lại cái đẹp cân đối, nhịp nhàng” (34). Nguyễn Phan Cảnh lại coi sự xuất hiện của đối là “sự kiện đánh dấu một bước tiến hoá mới quan trọng và có tính chất quyết định của thể lục bát Đưa lục bát tới sự toàn thắng” (8).

Thể lục bát đến Truyện Kiều được coi là một mô hình chuẩn mực. Tác phẩm này vẫn thể hiện chức năng kể là chính.Tuy nhiên, nội dung trữ tình cũng đã chiếm một phân lượng không nhỏ. Cùng với Truyện Kiều, thơ lục bát dần đi sâu hơn vào tâm thức của con người Việt Nam ta.

1.3.3. Lục bát trong phong trào thơ mới (1932-1945)

Cũng như các hiện tượng văn học khác, thơ lục bát luôn vận động, biến đổi theo những qui luật nhất định dưới sự tác động của thời đại. Bước vào thế kỉ XX, nhiều thể loại mới từ văn học phương Tây thâm nhập và tạo ra sự thay đổi của bộ mặt văn học nước nhà. Nhiều thể loại văn học mới xuất hiện. Các loại hình văn xuôi tự sự với thế mạnh riêng dần đóng một vai trò quan trọng. Trong tình hình đó, thơ lục bát dần chuyển sang tập trung vào khả năng chính của một thể thơ ca: chức năng trữ tình. Chức năng tự sự của nó ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.

Đầu thế kỉ XX, một số tác giả như Tản Đà, Trần Tuấn Khải… đã “dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa” (47). Thơ lục bát thời gian này vẫn còn đậm dấu ấn của thơ lục bát cổ truyền, trang nhã, chuẩn mực hoặc dễ lẫn vào truyền thống. Bên cạnh đó, bắt đầu có sự cách tân, đổi mới để ngày càng đa dạng, linh hoạt hơn.

Lục bát trong Thơ Mới(1932-1945) đã có nhiều cách tân đa dạng. Trước hết là sự đổi mới về hình thức thể hiện:

Gieo vần: Hầu hết các nhà thơ mới đều hướng tới sự chuẩn mực của lục bát cổ điển. Hoàn toàn sử dụng vần bằng, cố gắng đạt độ hoà âm cao, đảm bảo cho các dòng thơ liên kết với nhau tự nhiên, không gò ép:

Trưa hè nắng dội vàng hoe

Nhà tranh khói bám, cổng tre gió lùa Tàu cau xanh dưới trời

Ngọn rơm vàng ánh gương hồ long lanh

(Hè- Đoàn Văn Cừ)

Thơ Mới linh hoạt hơn trong việc sắp xếp vị trí gieo vần. Không nhất thiết gieo vần ở tiếng thứ sáu dòng bát, mà gieo vần cả ở tiếng thứ tư dòng bát:

Bây giờ đã trải ba năm

Chiếc nón em chằm đã ngả màu sơn

(Chiếc nón-Nguyễn Bính) Phối điệu: Thường phối điệu theo khuôn mẫu chuẩn mực nên bài thơ có âm hưởng trôi chảy, hài hoà. Bên cạnh đó, một số nhà thơ đã biết tự do lựa

chọn thanh điệu của những tiếng ở vị trí lẻ trong mô hình phối điệu để phù hợp hơn với hình ảnh, cảm xúc toàn bài.

Trong thơ mới, có nhiều trường hợp mới lạ, chưa hề gặp trong lục bát cổ điển và lục bát dân gian. Đó là trường hợp ba dòng lục đi với một dòng bát:

Bẽ bàng, lá vẫn theo bên, Si tình, lá vẫn theo bên,

Thuyền trôi vẫn quyến sao đêm, Hào quang vẫn ngủ êm đềm trong mơ.

(Tình si- Vũ Hoàng Chương)

Hoặc những biến đổi về mặt cú pháp diễn ra trên các dòng thơ như hiện tượng vắt dòng:

Trời cao xanh ngắt- ô kìa Hai con hạc trắng bay về bồng lai.

(Tiếng sáo thiên thai-Thế Lữ)

Hiện tượng chấm câu giữa dòng:

Lòng ta dù vỡ tan tành

Cũng còn thổn thức. Buộc lành cho nhau.

(Lời tuyệt vọng-Thế Lữ)


Lối xếp câu theo bậc thang:


Đường xa ư cụ?

Quản chi

Đi gần hạnh phúc là đi xa đường (Uống rượu với Tản Đà-Trần Huyền Trân)

Những đổi mới đó đã đem lại cho thơ lục bát những giá trị mỹ cảm mới. Câu thơ lục bát trở nên không chỉ đều đều như lời mộc mạc trong ca dao hoặc lối cân xứng đều đặn lục bát cổ điển, mà diễn ra theo lối nói gần gũi với câu thơ tự do.Tuy nhiên, trên bình diện tổng quát, nó vẫn tuân theo khá nghiêm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023