Chất Đồng Quê, Một Đặc Điểm Tạo Nên Bí Quyết Sinh Tồn Của Thể Thơ Lục Bát.

chỉnh thi luật của thể loại. Đó là những đổi mới để lục bát có thêm sức sống, ngày càng hoà nhập hơn vào nền văn học hiện đại của nước nhà.

Về nội dung biểu đạt:

Hầu hết các bài lục bát trong thơ Mới đều mang nội dung trữ tình lãng mạn. Chủ yếu thể hiện tâm tình, cảm xúc của cái “tôi” cá nhân của tác giả. Đây cũng là sự hoà nhập của nội dung thơ lục bát với xu hướng hiện đại hoá của nền văn học dân tộc. Đó là nỗi buồn thương, nỗi mất mát, cảm xúc bâng khuâng, thương nhớ trong tâm hồn con người. Đặc biệt là tâm hồn của một con người đang yêu:

Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em.

(Hoa cỏ may- Nguyễn Bính) Trong quá trình phát triển của thể loại, trên nền tảng của lục bát ca dao truyền thống và lục bát cổ điển, lục bát thơ Mới đã có một sắc diện mới, được

biến đổi cho phù hợp hơn với xu hướng hiện đại hoá của thời đại.

1.3.4. Lục bát từ sau 1945.

Từ sau 1945, do thừa hưởng những thành tựu nghệ thuật từ các giai đoạn trước, thơ lục bát tiếp tục khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt của mình.. Song song với những đặc trưng nghệ thuật mang giá trị truyền thống của thể loại, thể lục bát tiếp tục phát triển khá phong phú, đa dạng về cả nội dung và hình thức.

Về hình thức thể hiện:

Ngoài việc dùng các vần chính, lục bát sử dụng cả vần thông:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Giá em đừng sống hết lòng

Giá đừng yêu, chẳng mơ mòng làm chi Giá đừng khao khát mỗi khi

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 4

Trăng lên soi bóng rừng khuya sum vầy

(Xem Nguyệt Cô hoá cáo- Nguyễn Thị Hồng Ngát)

Phối điệu cũng trở nên linh hoạt hơn. Giá trị của các tiếng ở vị trí tự do được khai thác triệt để. Hình thức hướng vào cả giá trị biểu đạt nội dung. Chẳng hạn như:

Thừa Thiên đẹp cảnh đẹp người Núi xanh khí phách, biển ngời sức xuân

Núi này Bạch Mã, Hải Vân

Mây đưa anh giải phóng quân qua đèo Biển này Cửa Thuận sóng reo

Thanh thanh vành mũ tai bèo là em Hương Giang ơi, dòng sông êm Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình

(Bài ca quê hương) Tác giả đẫ sử dụng tối đa khả năng biểu đạt nội dung của thanh điệu. Các câu 2, 3, 4, 7 được phối hợp thanh điệu rất đặc biệt. Ở câu 2, các tiếng mang thanh sắc chiếm tỉ lệ cao (4/ 8 tiếng) đã diễn tả sức mạnh vút lên, khoẻ khoắn, trẻ trung của núi non, biển cả Thừa Thiên. Câu thứ 3, thanh điệu nhịp nhàng, khi cao khi thấp diễn tả sự lên xuống, trùng điệp của núi non hùng vĩ. Câu 4 lại nhiều thanh bằng, gợi ra sự thanh thoát, nhẹ nhàng. Đến câu 7, toàn bộ thanh bằng gợi ra âm hưởng êm ái, thiết tha, thư thái, như ngân lên trong lòng người đọc. Tạo ra cảm giác như đang đứng trước vẻ đẹp thơ mộng của con

sông Hương xứ Huế.

Những cách tân trong thơ Mới cũng được tận dụng và phát huy:

Hoa mưa. Hoa mưa. Hoa mưa Buốt lòng ta ngọn gió lùa qua sông

(Hoa mưa- Đàm lan)

Và bao công việc không tên Tôi say như thể có em đến gần

Như là tôi đã một lần

Nói yêu em

dọc mùa xuân

hai người…

(Thơ gửi một người không quen biết- Nguyễn Trọng Tạo)

Ngoài lối chấm giữa dòng, câu thơ bậc thang, vắt dòng…lục bát sau 1945 còn xuất hiện hiện tượng lục bát biến thể của ca dao:

Sợ chi sóng gió tàu bay

Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua

(Mẹ Suốt- Tố Hữu)

Lối thơ gần gũi lối nói đầy tính khẩu ngữ, giống ca dao truyền thống là một đổi mới chưa hề có trong thơ lục bát thuộc văn học viết các giai đoạn trước.

Về nội dung biểu đạt:

Nội dung của thơ lục bát thời kì này khá đa dạng. Nếu như lục bát trong phong trào thơ Mới chủ yếu thể hiện nỗi buồn thương, bâng khuâng, ngậm ngùi thì lục bát sau 1945 ngày càng có khả năng biểu đạt, thể hiện được mọi nội dung hiện thực khác nhau của đời sống. Đó là những nội dung có tính chất suy lí, hiện thực, chất chứa tâm sự trăn trở của cá nhân, niềm tự hào dân tộc hay cảm xúc của một cái tôi chiến sĩ đang trên đường hoà nhập với cái ta chung của quần chúng, của dân tộc.

Theo thời gian, thơ lục bát mỗi lúc càng chứng tỏ được sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của mình. Từ sau 1945, trải qua những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ gian khổ cho tới ngày hôm nay, Thơ lục bát vẫn kế tục được truyền thống, đồng thời có những cách tân, đổi mới để ngày càng phù hợp hơn. Đúng như giáo sư Nguyễn Văn Long đã khẳng định: “Thơ lục bát vẫn chứng tỏ sức sống bền bỉ của một thể thơ thuần tuý dân tộc có khả năng thích ứng với rất nhiều đối tượng và nội dung bởi bí quyết sinh tồn của nó nằm ngay trong những đặc điểm về âm thanh, hình vị của tiếng Việt” (31). Thử hỏi, còn gì hơn khi sử dụng chính sản phẩm do nhân dân tạo ra để thể hiện tiếng nói, tâm hồn họ. Đến nay, thể lục bát vẫn được người say thơ, yêu thơ ưa chuộng. Đằng sau những giây phút ồn ã, sôi động của cuộc sống mới đang hiện đại

hoá, hồn thơ lục bát vẫn là những người bạn tâm tình, san sẻ với con người Việt những tâm sự sâu lắng.

2. CHẤT ĐỒNG QUÊ, MỘT ĐẶC ĐIỂM TẠO NÊN BÍ QUYẾT SINH TỒN CỦA THỂ THƠ LỤC BÁT.

Từ lâu, người ta vẫn nhắc tới chất đồng quêtrong thơ ca như những khái niệm quen thuộc. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ về khái niệm chất đồng quê thì lại là một vấn đề đáng bàn. Chúng tôi quan niệm rằng: Chất đồng quê không chỉ là kết quả của sự mô tả, sự phản ánh, sự thể hiện các cảnh quê, tình quê như là chất liệu của nghệ thuật, của thơ ca mà nó còn đòi hỏi một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ đặc thù, đòi hỏi sự thể hiện và khẳng định đồng quê như cội nguồn của các giá trị nhân văn tích cực như cái đẹp, cái thiện. Có thể thấy như thế này: Chất đồng quê trong thơ ca là kết quả của quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ đặc thù kết tinh từ những giá trị nhân văn tích cực của cuộc sống con người đồng quê, mà sự mô tả, phản ánh, thể hiện các cảnh quê, tình quê chính là những biểu hiện cụ thểt nhất.

Nói như thế, chất đồng quê trong thơ ca phải được nhìn nhận và đề cập đến từ hai khía cạnh: Nhận thức luận và giá trị luận. Một nền nghệ thuật thấm đượm chất đồng quê không chỉ đơn thuần lấy đồng quê làm đối tượng mô tả, phản ánh mà còn bởi nó biết chắt lọc ra từ cuộc sống đồng quê những giá trị nhân sinh và thẩm mĩ tích cực được nâng lên thành một quan niệm sống, một cách nhìn thế giới và con người.

Cũng vì lẽ ấy, người Việt chúng ta đâu có thể nào lại chối bỏ một thể thơ có khả năng chuyên chở cái thần và cái hồn quê sâu sắc như thể thơ lục bát. Một cách tự nhiên nhất, lục bát dường như được sinh ra và dành riêng cho việc biểu hiện lối sống, tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ của người Việt ta. Nó là tiếng nói cất lên từ trong cuộc sống bình dân, đi vào ca dao rồi chiếm lĩnh dần một khoảng quan trọng trong nền văn học nước nhà.

Nếu khẳng định vị thế của thơ lục bát như vậy, có phải quá vì lòng tự tôn dân tộc? Phải chăng chỉ ở thơ lục bát mới có ưu thế thể hiện chất đồng quê? Bằng những cứ liệu văn học cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng chứng minh khả

năng này ở nhiều thể thơ khác nữa. Ở thể thơ 4 chữ, chúng ta bắt gặp những câu thơ gần gũi ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của người dân lao động trong niềm khát khao lao động mưu sinh:

Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp…

(Ca dao)

Thể thơ 5 chữ cũng không thiếu những vần thơ thấm đượm hồn quê. Trong thơ của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ- Nguyễn Khuyến, ta có thể bắt gặp hình ảnh của một đêm hè vùng đồng chiêm trũng qua tâm hồn tinh tế của nhà thơ. Một đêm hè đầy oi ả nhưng lại êm ái, thiết tha đến xao xuyến lòng người:

Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thật oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay oi ả Nỗi ấy biết cùng ai

Cảnh này buồn cả dạ...

(Đêm mùa hè)

Trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, ta lại gặp hình ảnh đồng lúa, nơi người vợ đang tần tảo chăm lo lao động để người chồng yên tâm ra trận. Đồng lúa ấy là kết tinh của tình yêu thương chồng vợ và lòng yêu nước sâu sắc.

Mặt trời lên càng tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh

Chiền chiện cao tiếng hót

(Thăm lúa- Hữu Thung) Ở Thể thơ bảy chữ, hồn quê, tình quê cũng chan chứa, đậm đà đến mượt mà một cách tự nhiên. Ngay trong thơ của thi sĩ chân quê Nguyễn Bính, những bài thơ làm theo thể thơ này tương đối nhiều và đem lại cho tác giả không ít thành công. Một mùa xuân xứ Bắc hiện lên với vẻ đặc trưng, khiến

mỗi người sống nơi làng quê Việt phải bâng khuâng, sao xuyến:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”

(Mưa xuân)

Đặc biệt trong thể thơ Đường luật, bên cạnh sự trang trọng, trang nhã, chặt chẽ mang đặc trưng riêng của nó. Không ít những vần thơ mộc mạc, chân thành bình dị của quang cảnh đồng nội, lối sống làng quê. Đó cũng là niềm say sống bình dị và rất con người của tác giả:

Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

(Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm )

Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải lại yêu cái mộc mạc của cảnh vật đời thường:

Khóm trúc rì rào trận gió đưa Ba gian nhà lá cảnh quê mùa

Đàn gà ổ xuống khua trời sáng Lũ trẻ đồng về rộn lúc trưa

Khúc hát bên chuôm con quốc hoạ Cân cười dưới nguyệt cái ve thưa Cơm ngày ba bữa rau, tôm, cá

Xe ngựa đi về mặc nắng mưa

(ở nhà quê)

Thể thơ song thất lục bát cũng tỏ ra có thế mạnh khi thể hiện khung cảnh làng quê, tâm hồn và cuộc sống sinh hoạt, tâm tình của con người nơi ruộng lúa, vườn rau, ao cá:

Áo xông hương của chàng vắt mắc Đêm em nằm em đắp lấy hơi

Gửi khăn, gửi túi, gửi lời,

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

(Ca dao)

Ngoài ra, các thể thơ như thể 8 chữ, thể hỗn hợp, tự do… cũng đều ít nhiều có ưu thế khi thể hiện cuộc sống, tâm hồn con người nhà quê. Ấy là dòng tâm tình của những người lính trong kháng chiến chống Pháp ra đi từ làng quê, luôn giữ trong lòng hình ảnh của quê hương, xóm làng được thể hiện qua bài thơ theo lối tự do:

Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh

Ba năm rồi gửi lại quê hương Mái lều gianh

Tiếng mõ đêm trường Luống cày đất đỏ…

(Nhớ- Hồng Nguyên)

Vậy đấy, đâu chỉ có thể lục bát là có chất đồng quê! Nhiều thể thơ khác cũng in dấu không ít những tâm sự, cảm quan, lối sống sinh hoạt của con người làng quê Việt Nam. Nhưng vẫn phải thấy rằng, ít có thể loại thơ ca nào

trong nền văn học Việt Nam có khả năng chuyên chở chất đồng quê phổ biến, nổi bật như thể thơ lục bát. Thật khó mà biết được rằng, lục bát đã chọn đồng quê hay đồng quê đã chọn lục bát. Chỉ biết rằng, mỗi câu lục bát khi ngân lên như mang theo cả cuộc sống chìm nổi, mộc mạc của con người thôn dã. Trong các thể thơ khác như thể 4 chữ, 5 chữ, có nhiều bài, chất đồng quê cũng khá đặc sắc. Thế nhưng, những thể thơ này vốn ngắn gọn, cô đúc, khó có khả năng biểu đạt lối sống, tâm hồn người quê Việt một cách linh hoạt, mềm mại, bình dị, cụ thể như thơ lục bát được. Thơ Đường luật, thơ 7 chữ, 8 chữ lại thường nghiêng về âm hưởng, khí vị trang trọng cổ điển, đôi khi còn chưa thật thích hợp để thể hiện lối sống, suy nghĩ của con người dân lao động quê mùa. Riêng thể thơ tự do, thể thơ có thế mạnh biểu đạt cảm xúc, suy tư con người, nhưng đây vốn là một thể thơ được hình thành thông qua quá trình “Tây hoá”, do thế, chất đồng quê trong thể thơ này cũng không đồng đều, mộc mạc như ở thể thơ lục bát.

Ngay từ cấu trúc âm luật sáu- tám nhẹ nhàng, mượt mà, giản dị, hài hoà, dễ phối thanh, thể lục bát vốn dĩ đã rất gần gũi lối nói của người dân quê, dễ nghe, dễ nhớ. Phù hợp với cảm xúc, lối sống của con người Việt Nam ta. Hơn nữa, dung lượng một bài lục bát khá đa dạng. Có thể chỉ là một cặp sáu- tám tả tình, tả cảnh. Rộng hơn có thể kéo dài tới hàng ngàn câu thơ miêu tả một cốt truyện, một bức tranh cuộc sống đa diện.

Cũng bộn bề, biến đổi như cuộc sống, thể lục bát luôn làm mới mình trên nền tảng những giá trị đã có để phù hợp hơn với thời đại và tâm lí con người. Thể lục bát có có khả năng biến hoá khiến người ta ngạc nhiên. Nó có thể duy trì hình thức chuẩn mực cổ điển, có thể trở về với dân gian hoặc tiến lên theo thi pháp hiện đại. Sinh ra từ cuộc sống bình dân nơi làng quê, đi vào ca dao rồi tiến sâu vào những sáng tác văn học viết, thơ lục bát mỗi lúc càng khẳng định rõ hơn sức sống mãnh liệt của mình. Một cách tự nhiên nhất, lục bát đã được nhân dân ta lựa chọn là thể thơ mang điệu tâm hồn Việt. Ngược lại, nhờ tâm hồn Việt, hơi thở Việt mà thơ lục bát mới có được sức mạnh để tồn tại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023