Cấu Trúc Bài Thơ, Khổ Thơ, Câu Thơ Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Bính

hướng về sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Và đặc biệt những năm cuối đời, cả hai nhà thơ đều tập trung sáng tác nhiều ở thể lục bát, thể thơ được coi là quốc hồn, quốc túy của dân tộc Việt Nam. Phải chăng khi con người lớn tuổi, khi họ đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, chiêm nghiệm và thấu hiểu lẽ đời, họ muốn quay trở về, trở về với cội nguồn, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Họ chọn lục bát là thể thơ chủ yếu cho những sáng tác của họ giai đoạn sau.

Tuy nhiên, thơ lục bát của mỗi nhà thơ lại có những điểm riêng biệt tạo nên phong cách của mỗi nhà thơ. Nguyễn Bính tập trung phần lớn tác phẩm của mình nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm lứa đôi. Tình cảm cách mạng được nói không nhiều và cái gốc của nó lại xuất phát từ chính tình yêu quê hương đất nước. Có lẽ bởi cảnh quê đẹp, tình quê sâu nên nó in đậm vào hồn thơ vốn dịu dàng, mộc mạc. Và đáng tiếc hơn, giữa lúc ngọn lửa cách mạng ngùn ngụt cháy thì ông ra đi, ông không kịp phát huy bút lực, sức mạnh tâm hồn mình. Tố Hữu thì khác, phần lớn tác phẩm để nói lên tình cảm của ông với cách mạng, tình yêu quê hương đất nước hay tình yêu lứa đôi cũng được quy chiếu bởi tình yêu cách mạng. Đặc biệt ở tình yêu đôi lứa mọi cung bậc cảm xúc của tình cảm không được bộc lộ rò nét, tình yêu lứa đôi bị giấu đi nhường chỗ cho tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước nhân dân. Sự khác biệt trên được lí giải bởi Tố Hữu tham gia cách mạng từ rất sớm, và suốt cuộc đời ông luôn có ánh sáng cách mạng soi đường. Đó là là lý tưởng, là lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời. Từ khi bắt gặp lý tưởng cách mạng và được giác ngộ lý tưởng đó, Tố Hữu say sưa hoạt động cách mạng và viết về cách mạng, theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc từng giai đoạn. Chẳng vậy mà những vần thơ Tố Hữu chan chứa nghĩa tình cách mạng, tình đồng chí, đồng đội. Chính vì thế, số lượng tác phẩm viết về cách mạng chiếm số lượng lớn trong con đường thơ ông .

Nguyễn Bính tiếp thu sâu sắc tinh hoa của văn minh thôn dã, văn hóa xóm làng, vì thế thơ ông bao giờ cũng hướng về làng mạc thôn quê. Khúc nhạc lòng ông cũng chính là khúc nhạc tâm hồn người quê bao đời: nhẹ nhàng mà đằm thắm. Còn quê hương trong thơ Tố Hữu lại đẹp của sức mạnh dân tộc, đẹp của nghĩa tình cách mạng.

Ta bắt gặp một Nguyễn Bính mộc mạc, chân quê, một Tố Hữu đẹp đẽ, sục sôi với nhiệt huyết cách mạng.

Cùng là những nhà thơ theo khuynh hướng trữ tình, nhưng thơ lục bát Nguyễn Bính là thơ trữ tình lãng mạn của phong trào Thơ mới . Lục bát của ông đã đem đến cho thơ Việt Nam những vần thơ đằm thắm, dịu dàng về làng quê, về tình quê. Cũng mang trong mình hồn thơ lãng mạn, nhưng Tố Hữu tham gia và được giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm, được theo sát những bước đi của cách mạng. Tố Hữu tạo cho mình một phong cách riêng - thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc, mới mẻ tính thời đại.

Tôi xin mượn lời GS.TS Mã Giang Lân thay cho kết luận đánh giá về thơ lục bát của hai nhà thơ: “ Sự kết hợp giữa trữ tình và hùng tráng, giữa cảm xúc và suy nghĩ trong thơ có nghĩa là thơ đã từ truyền thống chuyển đến cách tân, sáng tạo, từ dân tộc có thêm hiện đại và nhờ đó thơ có một dáng vẻ mới, vừa quen vừa lạ, vừa tươi trẻ gần gũi, vừa sắc sảo sâu xa”.[24,326]

CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT


Lục bát là thể thơ dân tộc, nó ăn sâu bám rễ vào trong nhân dân, mang theo cốt cách, tâm hồn Việt. Áng văn chương lục bát hay nhất, phổ biến nhất trong các thế hệ độc giả Việt là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong phạm vi nào đó, có thể thoát ra khỏi khuôn khổ này của lục bát nguyên thể người ta gọi là lục bát biến thể hoặc lục bát hợp thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong số những sáng tác của Nguyễn Bính thể lục bát chiếm tới 45 % số lượng tác phẩm. Trong đó đa số là lục bát hoàn toàn, lục bát không hoàn toàn hay lục bát biến thể, lục bát hợp thể chiếm số lượng rất ít. Và qua khảo sát thơ Tố Hữu, ta thấy thơ lục bát chiếm một số lượng khá lớn(100/286 bài) trong những sáng tác của ông, từ đó cho thấy thơ lục bát có vai trò quan trọng trong sự nghiệp làm thơ của ông. Với 100 bài thơ lục bát bao gồm cả lục bát hoàn toàn và không hoàn toàn( lục bát biến thể / lục bát hợp thể). Trong đó lục bát hoàn toàn gồm 75 bài, lục bát không hoàn toàn gồm 25 bài.

So với lục bát của Tố Hữu, lục bát Nguyễn Bính có quy mô nhỏ hơn, tức là số lượng câu lục bát ít hơn. Ví dụ hai bài lục bát tiêu biểu của Tố Hữu: Nước non ngàn dặm (314 câu), Việt Bắc (150 câu) , Lục bát Nguyễn Bính: Lỡ bước sang ngang (110 câu), Vườn thanh (76 câu).

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 11

Đặc biệt, thơ lục bát của hai nhà thơ nhất là Tố Hữu, được sáng tác nhiều trong những năm cuối đời. Trẻ để tung hoành, khi về già - khi con người đã trải nghiệm bao thăng trầm, biến thiên của cuộc sống xô bồ, thấu hiểu việc đời, lẽ đời, con người chiêm nghiệm, muốn trở về cội nguồn, trở về với truyền thống văn hóa ngàn đời. Vì vậy, Nguyễn Bính và Tố Hữu trở về với thể lục bát, trở về với truyền thống dân tộc, trở về với hồn thơ dân tộc, làm cho hồn thơ dân tộc hòa nhập với hồn thơ thời đại, lấy lại mà vẫn tự nhiên, gắn bó như máu thịt, nhuần nhụy vào bên trong theo chiều sâu của nó.

3.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ

3.1.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Nguyễn Bính

3.1.1.1.Cấu trúc bài thơ, khổ thơ:


Điểm cách tân của thơ lục bát Nguyễn Bính so với lục bát cổ truyền ở chỗ: lục bát kết cấu theo khổ. Cấu tạo mỗi khổ có khi là hai câu, có khi là 4 câu, có những bài thơ lục bát dài thành một truyện thơ. Một bài lục gồm nhiều khổ thơ. Khổ thơ hai dòng lục bát có lúc đứng ở vị trí mở đầu bài thơ Đêm cuối cùng, có khi đứng ở vị trí là khổ thơ cuối cùng, khổ kết của bài thơ Chờ nhau . Có khi tác giả dùng câu lục làm câu kết cho toàn bài thơ, tạo nên kết thúc đầy gợi mở còn có thể được triển khai, tiếp nối của mạch cảm xúc, cái bâng khuâng, tiếc nuối của tâm hồn yêu đương:

Chén sầu đổ ướt tràng giang Canh gà bên nớ. giằng sang bên này

Lạy giời đừng sáng đêm nay Đò quên cập bến tôi say suốt đời

Chiêu Quân lên ngựa mất rồi.


Và còn mới lạ hơn khi bài thơ Cây bàng cuối thu với cấu trúc độc đáo, mỗi khổ là một cặp lục bát. Bài thơ Hoa cỏ may chỉ duy nhất một cặp lục bát. Bài Chùa vắng gồm bốn dòng thơ đã trở thành một bài thơ, mới lạ và hiện đại.

Như vậy, một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính có thể từ một đến hai, ba hoặc nhiều hơn nữa các khổ thơ tập hợp lại. Dĩ nhiên, bên cạnh đơn vị khổ thơ, thơ lục bát Nguyễn Bính cũng có đơn vị đoạn thơ. Đoạn thơ lục bát là tập hợp nhiều dòng thơ lục bát. Bài Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính là một tập hợp gồm hai khổ thơ sáu dòng và năm đoạn thơ…Có thể nói với việc làm mới cấu trúc bài thơ, khổ thơ, Nguyễn Bính đã mang đến cho thơ Việt Nam hiện đại một dáng vẻ mới, một sinh lực mới và một sự đa dạng mới.

3.1.1.2.Cấu trúc câu thơ:


Có sự kế thừa truyền thống thể loại, trên 6 dưới 8. Tuy nhiên có một số cách tân làm mới mẻ câu lục bát ở một số hiện tượng sau:

Trong câu lục bát, tác giả sử dụng các dấu câu để chia nhỏ đơn vị cú pháp, không còn là một câu lục hoặc một câu bát theo kết cấu hoàn chỉnh mà lúc này một câu đã trở thành hai hoặc ba câu:

Em ơi! Em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

(Lỡ bước sang ngang) Cái gì như thể nhớ mong

Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng.

(Người hàng xóm)

Nguyễn Bính còn sử dụng dấu gạch nối, khiến cho ý diễn tả những chắp nối, ngập ngừng, da diết:

Đừng em!- quên đấy- thôi nàng!

Đất Hồ xa quá, nàng sang sao đành!

(Một con sông lạnh)

Về ngắt nhịp, thông thường tác giả vẫn tuân thủ cách ngắt nhịp truyền thống: hai chữ một của ca dao, cách ngắt nhịp này tạo âm hưởng trầm buồn tha thiết cùng tâm tình của cái tôi lỡ làng. Nó phù hợp với đặc trưng thể lục bát là uyển chuyển, mềm mại, giàu nhạc điệu với phong cách của nhà thơ mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng:

Mẹ già một nắng hai sương Chị đi một bước trăm đường xót xa

(Lỡ bước sang ngang)

Nguyễn Bính đã đi từ ca dao dân ca để hòa nhập với dòng thơ lãng mạn. Ông vừa khẳng định bản sắc truyền thống vừa biểu hiện được tính chất hiện đại trong một linh hồn thơ mang tính thời đại. Bên cạnh lối ngắt nhịp truyền thống, là lối ngắt nhịp độc đáo, sáng tạo, đầy bất ngờ, sao cho thích hợp với nội dung cảm xúc, thỏa mãn mục đích biểu cảm của nhà thơ. Vận dụng lối thơ dân gian để diễn tả cái bâng khuâng, vô định, hoang mang của lòng người:

Anh đi đấy,/ anh về đâu


Cánh buồm nâu/ cánh buồm nâu/ cánh buồm.


(Không đề)


Tiết tấu thay đổi, âm vận được mở ra như cảm xúc miên man không bao giờ dứt. Sự sáng tạo độc đáo đã mang đến thơ hiện đại Việt Nam một dáng vẻ mới một sinh lực mới nhưng vẫn đầm đà tính dân tộc.

Đôi khi Nguyễn Bính còn tạo ra cách ngắt nhịp khác lạ(3/ 3/ 2) tạo nên sự xuất hiện đột ngột của tình huống:

Dừng chân trước cửa nhà nàng Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau

(Dòng dư lệ)


Nhiều khi để tăng sắc thái tự nhiên của đời sống, Ông đã tạo ra những câu thơ lục bát gần như không có ngắt nhịp:

Biết đâu rồi chả nói chòng


Làng mình khối đứa phải lòng mình đây


(Qua nhà)


Việc sáng tạo về cách ngắt nhịp của tác giả như một phần tự nhiên, dễ chấp nhận và là một trong những biểu hiện của tính hiện đại trong hình thức nghệ thuật thơ Nguyễn Bính.


3.1.2.Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Tố Hữu


3.1.2.1.Cấu trúc bài thơ, khổ thơ:


Thơ lục bát Tố Hữu với quy mô lớn, thường kết cấu theo khổ thơ. Bài nào cũng kết cấu theo khổ. Đây là điểm giống nhau, làm nên tính hiện đại trong thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu.

Cấu tạo mỗi khổ có khi là bốn câu: Tiếng ru, Xưa…nay, Tiếng hát sang xuân….Có khi là sáu câu: Nước non ngàn dặm,…Có khi không hạn định số câu trong

một khổ, một bài lục bát có khi lại đan xen nhiều dạng khổ thơ: Tiếng hát sông Hương, Bà Bủ, Bầm ơi, Bài ca quê hương…

Đặc biệt lục bát Tố Hữu có những bài cực dài nhưng cũng có những bài ngắn. Bài lục bát có số câu nhiều là Nước non ngàn dặm với 318 câu, Ba mươi năm đời ta có Đảng (128 câu). Bài lục bát có số câu ít là bài: Dưỡng sinh, Nông Cống(6 câu), Cá nước (8 câu),…

Có khi cặp lục bát được tách thành một khổ:


Tiếng ai hát đó đêm nay


Nghe như chim sáng gọi bầy, hỡi em!


(Đường vào)


Có khi được đứng ở đầu bài thơ, có khi đứng cuối bài thơ. Ta cũng bắt gặp trường hợp đó trong nhiều bài thơ của Tố Hữu: Phá đường, Bà bủ, Bầm ơi, Mẹ Suốt…Đoạn mạch bị chia cắt này có vẻ dứt khoát là do dụng ý của tác giả trong sáng tạo nghệ thuật, nó phù hợp với việc biểu lộ tâm trạng cảm xúc của nhà thơ.

Có những bài được ông trình bày lạ mắt độc đáo. Kết thúc bài thơ mang một hình dáng mới mẻ:

Nắng bừng xanh lộc hàng cây Ấm sao, rạo rực chim bay…

Lên đường!


(Phút giây)


Câu thơ bị tách làm hai bởi dấu ba chấm và xuống dòng làm cho hình thức thơ leo thang mới lạ, độc đáo.

Ta còn ấn tượng bởi việc xây dựng cấu trúc vòng tròn cho bài thơ. Bài Tiếng hát sông Hương, mở đầu là Trên dòng Hương Giang kết thúc vẫn là cụm từ ấy, là hình ảnh quen thuộc ấy, người đọc biết câu chuyện về cuộc đời của cô gái giang hồ diễn ra ở ngay trên dòng sông Hương này. Chính sự đổi mới về nội dung và hình thức biểu

hiện đã làm cho thơ lục bát Tố Hữu mang một nét riêng, không giống ai và cũng không ai có thể bắt chước được.

3.1.2.2.Cấu trúc câu thơ:


Bên cạnh việc tuân thủ truyền thống, lục bát Tố Hữu có sự sáng tạo độc đáo, mới lạ. Dùng dấu hai chấm làm cho dòng thơ lớn hơn một đơn vị cú pháp:

Chạy về một mạch đầu thôn


Thưa anh xã đội: Cho em luôn theo cùng


(Chuyện em)


Có khi câu bát được giãn ra tới tiếng thứ mười:


Con ong làm mật yêu hoa


Con cá bơi yêu nước; con chim ca yêu trời.


(Tiếng ru) Sợ chi sóng giá tàu bay

Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua Mẹ rằng nói cứng phải xiêu

Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!


(Mẹ Suốt)


Ngắt nhịp góp phần thể hiện tập trung cảm xúc, thái độ của nhà thơ. Tố Hữu đã vận dụng nhịp thơ lục bát truyền thống:

Chập chùng /thác lửa/ thác chuông Thác Dài /thác Khó/ thác Ông/ thác Bà

(Nước non ngàn dặm) Con ơi /con ngủ/ cho ngoan

Sang canh/ trăng lặn/ buổi tan /mẹ về


(Phá đường)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022