hỗ trợ: phí học nghề, tiền ăn ở đi lại và được hỗ trợ một lần với em nào tự kiếm được việc làm sau khi học nghề phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Hỗ trợ học nghề giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân để tìm công việc phù hợp với mình, đồng thời, tạo cơ hội cho trẻ có định hướng phát triển bản thân trong tương lai để tự nuôi sống được bản thân, giảm gánh nặng cho xã hội.
Quyền được vui chơi giải trí, được phát triển năng khiếu
Không chỉ tạo điều kiện về giáo dục, chăm sóc mảng hoạt động văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cũng được quan tâm bởi nó đóng góp một phần trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, truyền thống, nhân cách, và tạo cho trẻ có được sự phát triển hài hòa về thể lực và trí lực (Điều 17 – Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Nhà nước chủ trương, khuyến khích và bảo trợ xây dựng, bảo vệ, cung cấp các thiết bị phục vụ trẻ em vui chơi và học tập. Trẻ có khuyết tật thường bị tách biệt trong môi trường đặc biệt (các trường học dành cho trẻ khuyết tật, các trung tâm dành cho trẻ khuyết tật). Về một khía cạnh nào đó, những cơ sở chuyên biệt này có ích và giúp cho trẻ tự tin hơn và được chăm sóc tốt hơn nhưng lại chỉ bó hẹp trong những người đồng cảnh, và trẻ ngày càng mất đi khả năng va chạm với cộng đồng bên ngoài – nơi các em sẽ phải gia nhập khi trưởng thành. Có thể do việc trị liệu, các em cần phải được sự giám sát của người lớn, và hiếm khi được tham gia vui chơi một cách tự do, tạo sân chơi chung cho trẻ khuyết tật với trẻ em khác sẽ tạo cơ hội cho trẻ từng bước tham gia vào cộng đồng xã hội. Sự phân biệt giữa trẻ em bình thường và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngay cả trong một lĩnh vực hoạt động rất trẻ thơ là vui chơi đã tước đi cơ hội hòa nhập của trẻ, đồng thời không đảm bảo được về khía cạnh quyền vui chơi.
Quyền về tài sản
Quyền về tài sản là một chế định quan trọng và được đề cập đến hầu hết các luật chuyên ngành thuộc ngành luật dân sự. Quyền có tài sản là quyền cơ bản của mọi công dân, và được hình thành từ thời điểm cá nhân đó được sinh ra. Do đó, trẻ em cũng có quyền có tài sản như người đã thành niên. Bản thân quyền tài sản đã mang nghĩa rất rộng bao gồm: quyền sở hữu, quyền yêu cầu bồi thường… tuy nhiên, với đặc thù của đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quyền về tài sản chủ yếu liên quan tới quyền để lại và nhận thừa kế, quyền có tài sản. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình, có thể thấy nguồn gốc tài sản của trẻ được hình thành từ: tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của và các thu nhập hợp pháp khác. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nếu có tài sản, khi tham gia vào các quan hệ dân sự vẫn bị hạn chế theo quy định nhằm bảo vệ quyền có tài sản của các em, ví dụ như phải được sự đồng ý của người giám hộ, người đại diện…
Thực tế cho thấy, với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, do bị mất nguồn nuôi dưỡng, nên phần lớn các em phải tự kiếm sống, có nghĩa là tham gia vào các hoạt động tạo ra thu nhập để chi trả cho các sinh hoạt của bản thân nhưng nguồn thu nhập này quá nhỏ, không thể bù đắp cho những sinh hoạt hàng ngày, chính vì lẽ đó, các em mới rơi vào hoàn cảnh khó khăn và nhờ đến sự trợ giúp từ xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trường hợp trẻ mồ côi, được nhận một khoản hỗ trợ từ cộng đồng trong khi đang sống tại cơ sở trợ giúp trẻ em, thì khỏan hỗ trợ đó là tài sản riêng của trẻ. Cơ sở trợ giúp không thể nhập khoản hỗ trợ đó vào tài sản chung của cơ sở; đồng thời phải cử người đại diện để quản lý phần tài sản riêng đó của trẻ.
Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Pháp Luật Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Ở Việt Nam Qua Các Giai Đọan Phát Triển
- Nguyên Tắc Pháp Lý Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn
- Quy Định Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Khó Khăn
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 8
- Thực Tiễn Thi Hành Và Áp Dụng Pháp Luật Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Ở Việt Nam Hiện Nay
- Kinh Phí Dành Cho Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Giai Đoạn 2001 - 2005
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Cùng với hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo vệ các em cũng là nhiệm vụ quan trọng đã được pháp điển hóa. Đầu tiên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em:
- Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ gồm: sau khi sinh con, cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng; cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi, cụ thể là: nói chuyện, viết, dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc hành vi khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ nhà đi lang thang; dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đang sinh sống cùng gia đình bỏ nhà đi lang thang; tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong hoặc các hoạt động khác nhau nhằm mục đích trục lợi; cha mẹ, người giám hộ bắt trẻ em đi lang thang kiếm sống .
- Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe. Cụ thể là: sử dụng các biện pháp truyền thông, hoặc hành vi khác nhằm dụ dỗ lôi kéo trẻ em vào việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ và cả sử dụng trái phép chất ma túy, đánh bạc, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…có hại cho sức khỏe của trẻ; Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc dùng vũ lực giam lận buộc trẻ vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy hoặc đánh bạc dưới
mọi hình thức. Thậm chí, hành vi bán hoặc cho trẻ uống rượu, bia, hút thuốc lá cũng là hành vi bi cấm.
- Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em. Cụ thể: dùng tiền, vật chất, uy tín, nói dối, gian lận, dẫn và chỉ dẫn, che giấu, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc uy quyền để trẻ em hoạt động mại dâm. Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em là những tội đã được quy định trong Luật Hình sự của Việt Nam.
- Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Bằng hành vi lợi dụng quan hệ tình cảm, uy tín, sự phụ thuộc của trẻ em, nói dối, gian lận, dụ dỗ bằng tiền, vật chất hoặc các lợi ích khác, tạo ra, lưu trữ, phát tán các sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy để lôi kéo trẻ.
- Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác. Đó có thể là đánh đập hoặc sử dụng bạo lực làm cho trẻ phải chịu đau đớn về thể xác và tinh thần; có thể là đối xử tàn tệ, bắt chịu đói, chịu khát, chịu nóng, chịu rét; giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm và bắt làm những việc trái đạo đức xã hội. Hành vi lăng nhục, xỉ vả, xúc phạm nhân phẩm, danh dự gây nên tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; bắt trẻ đi xin ăn, cho thuê – cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để đi xin ăn kiếm tiền; dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các
thủ đoạn khác chiếm đoạt, bắt cóc, đánh tráo trẻ em; mua bán trẻ em dưới mọi hình thức; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ; xúi giục, tổ chức cho trẻ xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác.
- Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao động. Lạm dụng lao động trẻ em khá phổ biến với các dạng như: cha mẹ, người giám hộ, hoặc người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ phải làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian; sử dụng trẻ làm công việc ở vũ trường, cơ sở xoa bóp vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm, sản phẩm hoặc đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho sự phát triển của trẻ; đồng thời sử dụng trẻ em làm những công việc trái quy định của pháp luật về lao động, không trả công hoặc trả công không tương xứng với công sức mà các em đã tiêu hao cho quá trình lao động đó.
- Cản trở việc học tập của trẻ em như dùng vũ lực, đe dọa cùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để ép buộc trẻ em phải bỏ học, nghỉ học; dụ dỗ, lôi kéo trẻ bỏ học nghỉ học hoặc bắt trẻ phải nghỉ học bỏ họ để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật; phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trong các cơ sở giáo dục; hoặc cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định; không đảm bảo thời gian và điều kiện cho trẻ học tập.
- áp dụng các biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật. Đó là tổng hợp các hành vi sau: lăng nhục, xỉ vả, bắt trẻ phải làm những việc có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật; tra tấn, gây đau đớn về thể xác hoặc làm tổn thương về tinh thần đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
- Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em. Việc đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ; hoặc đặt cơ sở sản xuất kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn trong phạm vi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng trẻ, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa, tụ điểm vui chơi, giải trí của trẻ.
Quy định chi tiết những hành vi bị nghiêm cấm bởi những hành vi này ảnh hưởng xấu đến trẻ em nói chung, và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng. Có thể thấy các hành vi trên là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Khi luật chỉ rõ hành vi nào là hành vi vi phạm đối với trẻ em sẽ có tác dụng phòng ngừa và làm giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ, đồng thời cũng giúp các cơ quan chức năng xác định chính xác hành vi nào là hành vi vi phạm để có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà những hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [4,Điều 13].
Đặc biệt trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định về bổn phận của trẻ em. Gắn quyền với bổn phận của trẻ vừa có tính giáo dục trẻ về trách nhiệm của các em đối với bản thân, với gia đình, với cộng đồng; vừa thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về năng lực của mỗi cá nhân trong xã hội – đó là năng lực hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. Điều 21 quy định trẻ có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo; cư xử đúng mực với những người xung quanh, biết giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật….tôn trọng và thực hiện theo những quy tắc ứng xử chung của xã hội. Tất nhiên, luật pháp và cả xã hội không đòi hỏi các em cần phải làm những việc mà người lớn đã và đang làm, trẻ thực hiện bổn phận tùy theo yêu cầu chung mà cộng đồng (với đặc điểm chung về văn hóa – chính trị - xã hội) đặt ra. Ví dụ: học tập vừa là quyền, vừa là bổn phận của trẻ. Yêu cầu của xã hội dành cho trẻ em là phổ cập giáo dục tiểu học, thì tất cả trẻ em khi đến độ tuổi đến trường phải được đi học tiểu học và trẻ em có bổn phận chăm chỉ học tập để đạt được quyền học tập của mình, cũng như đáp ứng yêu cầu đó của xã hội.
Hình thức chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá đa dạng. Có thể tập hợp thành các nhóm như sau:
- Vận động cộng đồng tham gia thông qua đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật tùy vào lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân; nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Chăm sóc tập trung: thành lập, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cơ sở trợ giúp
- Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức
Mục tiêu tiến tới giúp tất cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường tại nơi cư trú trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội, phát triển các hình chức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng [Điều 1, 17]. Việc chăm sóc dựa vào cộng đồng có quy định về nuôi con nuôi, về gia đình thay thế. Khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi” đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình đối với chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong gia đình, trẻ sẽ được sống trong sự chăm sóc và tình yêu thương, bảo bọc của các thành viên khác. Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách, đồng thời giải thích khái niệm “gia đình” là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” (điều 8). Xuất phát từ mục đích nhân đạo, pháp luật nước ta cho “nhận nuôi và được nuôi con nuôi” là cơ sở hình thành nên mối quan hệ ràng buộc giữa những người không có mối liên hệ về huyết thống với nhau, mối quan hệ này được xác lập dựa trên nguyện vọng của các chủ thể và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với đạo đức của xã hội và quy định về nuôi con nuôi tại Chương VIII Luật hôn nhân và gia đình 2000 như: cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác; phải nhận được sự đồng ý của trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên; phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm