Khái Niệm, Đặc Điểm Cơ Bản Của Bảo Vệ Nạn Nhân Của Tội Phạm Là Trẻ Em Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Lý

- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 3 điều 9 quy định “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù”

- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 4 điều 9 quy định “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

 Mục đích xâm hại:

- Xâm hại tình dục: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.


- Cố ý gây thương tích: Cố ý gây thương tích là Hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

- Mua bán trẻ em: Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Mua bán trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền con người của trẻ em và có thể xâm phạm đến hạnh phúc gia đình.

 Độ tuổi của nạn nhân

Dựa vào độ tuổi của nạn nhân ta có thể phân chia nạn nhân của tội phạm thành hai nhóm

- Nhóm nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới 6 tuổi: Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 quy định thì trẻ em dưới 6 tuổi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Tất cả trẻ em không thể bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học cho rằng đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

mẽ và nhanh chóng, sự tăng trưởng, hoàn thiện về trọng lượng của não và các dây thần kinh. Đây được cho là giai đoạn nhạy cảm để trẻ tiếp xúc, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Nếu trẻ bị xâm hại trong giai đoạn này thì hậu quả gây ra cho trẻ em khá nặng về nhận thức về thế giới quan bên ngoài và về thể chất cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì cơ thể trẻ em giai đoạn này quá non nớt.

- Nhóm trẻ em là nạn nhân của tội phạm trên 6 tuổi: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định “ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”. Như vậy ta có thể thấy trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có nhận thức về các mối quan hệ trong xã hội. Trẻ từ 6 tuổi bắt đầu tiếp cận con đường học hành bài bản, thông qua những con số, chữ viết. Không như trước đây, trẻ đã nhận thức được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Thay vì chỉ toàn suy nghĩ mơ mộng và thiếu logic như khi còn học mầm non. Khi bị những hành vi xâm hại ở độ tuổi này trẻ em đã dần nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 3

 Hoàn cảnh của nạn nhân:

Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện, thể chất của trẻ ta có thể chia nạn nhân của tội phạm thành 2 loại

- Nạn nhân của tội phạm là trẻ em có điều kiện, hoàn cảnh phát triển đảm bảo ( bình thường ): sống chung với bố mẹ, không bị khuyết tật, tâm sinh lí phát triển bình thường, đi học đầy đủ, được nhận tình cảm yêu thương chăm sóc từ gia đình và xã hội.

- Nạn nhân của tội phạm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt : Điều 10 của luật đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là nhóm đối tượng có xu hướng bị xâm hại cao do hoàn cảnh về nơi sinh sống, nhận thức và sự bảo vệ lỏng lẻo.

1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhìn dưới góc độ pháp lý

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Khái niệm bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm

Trẻ em thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này thường rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật. Vì vậy bảo vệ trẻ nói chung và bảo vệ trẻ em tránh khỏi sự xâm hại của tội pham là một vấn đề hoàn toàn nhức nhối.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bao gồm hệ thống tất cả các biện pháp khác nhau để hạn chế, loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc quyền và lợi ích hợp pháp khác của trẻ em. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em sau khi bị tội phạm xâm hại, tránh xảy ra tình trạng bị đe dọa và các hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm che giấu hành vi phạm tội của tội phạm.

Vì tội phạm là các hiện tượng của xã hội, do sự tác động qua lại phức tạp giữa các quá trình, hiện tượng xã hội. Như vậy tội phạm là hệ quả tất yếu trong mối liên hệ nhân quả giữa các quá trình. Muốn bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của tội phạm thì phải loại bỏ những yếu tố phát sinh ra nó và nguy cơ tái trở thành tội phạm. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là hoạt động mang tính rộng rãi và liên tục do hành vi phạm tội xảy ra thường xuyên, liên tục cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao.

Các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm phải được thực hiện một có hệ thống, khẩn trương nhanh chóng để bảo đảm quyền lợi của trẻ em được bảo vệ một cách tốt nhất.

Các hoạt động bảo vệ về thể chất là các hoạt động bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nạn nhân. Các hoạt động này được tiến hành bởi cơi quan nhà nước kết hợp với gia đình và nhà trường và toàn xã hội.

Sau khi phát hiện trẻ em bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật thì gia đình nạn nhân, những người trực tiếp chung sống cùng trẻ cần có những biện pháp bảo vệ phù hợp. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình, khi phát hiện ra việc trẻ em bị xâm hại phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền để có phương pháp xử lí. Trong nhiều trường hợp nạn nhân

phải gánh chịu sự xâm hại một cách liên tục trong thời gian dài vì những lí do như trẻ chưa nhận thức được đó là hành vi xâm hại đến quyền lợi của mình và im lặng, thứ hai do tâm lí sợ sệt do bị đe dọa hoặc sợ bố mẹ, thầy cô mắng. Do vậy khi gia đình phát hiện ra những biểu hiện lạ từ trẻ thì phải ngay lập tức tìm hiểu và báo với cơ quan có thẩm quyền đểnhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về hành vi phạm tội phải nhanh chóng có kế hoạch để điều tra và bảo vệ nạn nhân tránh khỏi tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm. Với chức năng và nhiệm vụ của mình cơ quan tư pháp hình sự phải là trung tâm của hệ thống bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trong cơ quan tư pháp hình sự thì cơ quan công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Với đặc thù nghề nghiệp, bộ công an sẽ kết hợp với viện kiểm sát và tòa án trong việc xác định các trường hợp cần bảo vệ, biện pháp và các chương trình áp dụng.

Bảo vệ nạn nhâncủa tội phạm là trẻ em bằng những hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Sau khi bị xâm hại nạn nhân cần phải nhanh chóng được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong nhiều trường hợp do vì trình độ hiểu biết kém, nhận thức về pháp luật hạn chế nên cần có sự trợ giúp kịp thời các hoạt động trợ giúp pháp lí để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm tất cả những vấn đề liên quan đến thủ tục, và pháp luật như trình tự, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thủ tục khai báo, thủ tục tìm luật sư bảo vệ…vv.

1.2.2. Đặc điểm

 Chủ thể bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm trước hết và chịu trách nhiệm chính là các cá nhân, cơ quan, tổ chức mang quyền lực của nhà nước

Tội phạm là một hiện tượng xã hội đa dạng, phức tạp.Vì vậy muốn bảo vệ nạn nhân của tội phạm mà cụ thể là trẻ em gồm nhiều biện pháp khác nhau với tính chất mức độ khác nhau và phải có quá trình.Nạn nhân của tội phạm chiếm số lượng không nhỏvà phân bố trên mọi miền đất nước.Trong số đó, có rất nhiều người cần đến sự bảo vệ và trợ giúp nhất là các trường hợp nạn nhân đang trong quá trình tố tụng.Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em đòi hỏi phải đáp ứng tối đa về nguồn lực về pháp lý cũng như tài chính.Để bảo vệ kịp thời và toàn diện cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan tổ chức như:

Đoàn thanh niên: T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, với nhiệm vụ thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Chính vì vậy, T.Ư Ðoàn luôn phải quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm đương trách nhiệm này. Và khi phát hiện ra các hành vi xâm hại trẻ em phải ngay lập tức có biện pháp bảo vệ tại chỗ kịp thời và báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hội phụ nữ: Trẻ em là đối tượng bị xâm hại bới những hành vi bạo lực gia đình, khi trong gia đình sảy ra các hành vi cãi cọ, bạo lực thì hội phụ nữ tại cơ sở cần có những biện pháp giải hòa. Khi pháp hiện những hành vi như đánh đập, hành hạ ngay lập tức tổ chức này có thể thực hiện nhữnghoạt động bảo vệ tại chỗ và báo tin cho cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức công đoàn: Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại nơi làm việc, do vậy trách nhiệm của các tổ chức công đoàn khi phát hiện hiện những trường hợp bóc lột, bạo hành người lao động là trẻ em cần có các biện pháp bảo vệ và thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cá nhân, gia đình và toàn xã hội: Để hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm đạt hiệu quả cao cần tích cực tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhiệt tình tham gia. Đối với cá nhân trong xã hội cần tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích để họ thấy rõ trách nhiệm của mình mà tích cực tham gia. Mỗi cá nhân phải xác định nhiệm vụ bảo

vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ quan bảo vệ pháp luật mà luôn cần sự tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã hội.Càng huy động được nhiều người tham gia thì hoạt động này càng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đối với các nạn nhân và gia đình của nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các nạn nhân và gia đình tham gia tích cực tham ia vào hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Cần phải có phương pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp để nạn nhân thấy rõ sự tham gia của họ không chỉ nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn là trách nhiệm của họ trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

 Các chủ thể khác trong xã hội cũng có nghĩa vụ bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của gia đình và nhà trường

Bên cạnh các cơ quan, tổ chức trên còn một số cơ quan tổ chức khác cũng có trách nhiệm liên quan đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em như Hội luật gia, Mặt trận tổ quốc, trường học, tổ chức kinh tế, quỹ bảo trợ trẻ em...vv. Nhưng cơ quan bảo vệ chính, nắm vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, bộ công an). Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Pháp luật mang tính giai cấp, tính cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà nước bằng hình thức trừng trị ( xử phạt ). Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.

Các cơ quan tư pháp hình sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm.Với chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan tư pháp hình sự phải là trung tâm của hệ thống bảo vệ nạn nhân. Trong cơ quan tư pháp hình sự thì cơ quan công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ.

Bộ công an với đặc thù nghề nghiệp, Bộ công an là cơ quan có thể thành lập lực lượng đặc biệt thực hiện các hoạt động bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của nạn nhân.Cơ quan công an cần phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát và tòa án trong việc xác định những trường hợp cần được được bảo vệ, biện pháp và các chương trình cần thiết áp dụng để bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ em là nạn nhân của tội phạm. Cơ quan công an cũng phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, và cá nhân trong xã hội để tận dụng sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ an toàn nhất tính mạng, tài sản của nạn nhân và gia đình của họ.

Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hành động xét xử nghiêm minh, đúng người đúng tội để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Với nhiệm vụ như vậy Viện kiểm sát là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thông qua các hoạt động công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Sự tham gia bảo vệ của gia đình và cả xã hội. Những hành vi xâm hại trẻ em rộng rãi và liên tục do tội phạm xảy ra thường xuyên cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao. Để hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em đạt hiệu quả cao cần tích cực tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhiệt tình tham gia. Đối với cá nhân trong xã hội cần tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích để họ thấy

rõ trách nhiệm của mình mà tích cực tham gia.Mỗi cá nhân phải xác định nhiệm vụ bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ quan bảo vệ pháp luật mà luôn cần sự tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã hội. Nhà nước cũng đã quy định các trường hợp vi phạm pháp luật của cá nhân trong xã hội như tội không tố giác tội phạm, tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm. Đối với các nạn nhân và gia đình của nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các nạn nhân và gia đình tham gia tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Gia đình là nơi trẻ em sinh sống và phát triển, trong các quy định tại Luật bảo vệ trẻ em năm, Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định rõ ràng nghĩa vụ của gia đình trong việc bảo vệ trẻm em. Cần phải có phương pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp để nạn nhân thấy rõ sự tham gia của họ không chỉ nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn là trách nhiệm của họ trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

 Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm các biện pháp phức tạp và da dạng.Tạo thành một hệ thống gắn kết với nhau chặt chẽ mới có hiệu quả tốt nhất. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải có phương pháp, cách thức tổ chức đảm bảo vai trò nâng cao vai trò của họ trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với các cơ quan tư pháp hình sự trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Các hiệp hội, cơ sở giáo dục, trại nuôi trẻ mồ côi, các doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào hoạt động nuôi dưỡng nạn nhân của tội phạm là trẻ em cũng như nguồn tài chính để hoạt động bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em đạt hiệu quả cao.

Cần tổ chức rộng rãi mạng lưới bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.Hệ thống mạng lưới này được tổ chức rộng rãi để có được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân đảm bảo giúp nạn nhân có thể tiếp nhận nhanh chóng, dễ dàng với sự bảo vệ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023