Kế Thừa Những Giá Trị Của Bộ Luật Hồng Đức Trong Quá Trình Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Của Trẻ Em Trong Giai Đoạn Hiện Nay.

yếu thế đặc biệt là phụ nữ. So với pháp luật của nhiều quốc gia khác cùng thời kỳ thì đây được coi là một trong những giá trị thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ quyền con người và để lại nhiều giá trị kế thừa. Tuy nhiên, hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, bản chất của nhà nước ta không còn là nhà nước phong kiến nữa. Hơn 70 năm qua, sau khi cách mạng tháng Tám thành công và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Nhà nước ta đã công nhận quyền bình đẳng nam nữ, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ vẫn còn nhiều bất cập. Trên thực tế, quyền lợi của phụ nữ, nhất là phụ nữ thuộc tầng lớp lao động chân tay, phụ nữ nông thôn, miền núi vẫn còn chưa được bảo đảm. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phân biệt đối xử với phụ nữ chính là rào cản, trở ngại chính trong việc đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trên thực tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phát huy truyền thống tôn trọng nữ quyền, nghiên cứu để học tập và phát huy các cơ chế bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức là nhiệm vụ quan trọng đối với pháp luật Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trong tất cả các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là “bình đẳng và ưu tiên”. Có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình. Còn quyền ưu tiên trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu... có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và xã hội.

Mặc dù thực hiện rất nhiều biện pháp nhưng trên thực tế quyền lợi của phụ nữ chưa thực sự được bảo đảm. Nhiều quy định của pháp luật chưa thực sự được triển khai, thực hiện và đạt được hiệu quả mong muốn. Do đó, hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu, kế thừa và phát triển các giá trị tiến bộ, nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ sẽ góp phần tích cực trong vấn đề này.

Thứ nhất: bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trước hết là phải nghiêm cấm các hành vi đối xử tàn bạo, vô nhân đạo đối với phụ nữ

Trong Bộ luật Hồng Đức, nhà làm luật quy định phụ nữ được giảm nhẹ các hình phạt thân thể như không bị đánh bằng trượng, không phải đeo gông cùm khi lưu đày, không bị tra tấn, thi hành hình phạt hoặc tử hình khi đang có thai và sinh con chưa được 100 ngày…Những quy định đó được coi là tiến bộ trong điều kiện kinh tế xã hội thời Lê sơ và so với các nước khác cùng thời kỳ nhưng đối với pháp luật hiện đại thì điều đó chưa đủ để được coi là tiến bộ. Bộ luật Hồng Đức đã đề cập đến vấn đề giảm nhẹ các hình phạt tàn bạo về thân thể này chứ chưa triệt để cấm. Chính vì vậy pháp luật hiện đại cần phải tiếp tục kế thừa, phát triển các quy định theo hướng nghiêm cấm các hành vi đối xử tàn bạo đối với phụ nữ, không chỉ trong pháp luật hình sự mà còn trong các lĩnh vực khác như lao động, hôn nhân và gia đình. Cần phải xử lý nghiêm những hành vi sử dụng bạo lực đối với phụ nữ, những hành vi bạo lực gia đình, hành hạ về thể xác và cả tinh thần đối với phụ nữ. Thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, giáo dục và tuyên truyền để thay đổi nhận thức của mọi người về vị thế, vai trò của phụ nữ đồng thời có các cơ chế pháp lý hiệu quả để bảo vệ cho những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực, bạo lực gia đình. Trong lĩnh vực pháp luật lao động, cần có những quy định bảo đảm phụ nữ không bị lao động khổ sai dưới bất kỳ hình thức nào. Cần phải có những quy định riêng bảo vệ phụ nữ không bị ép buộc lao động, làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc có khả năng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nuôi con và sức khỏe của phụ nữ.

Thứ hai: Đảm bảo quyền bình đẳng thực sự về mặt cơ hội với nam giới

So với nam giới, phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn, không những chỉ về mặt tự nhiên mà còn phải chịu các thiệt thòi do định kiến xã hội. Do đặc điểm tâm lý, sinh lý nên sức khỏe có phần hạn chế hơn với nam giới lại phải thực hiện thiên chức làm mẹ, chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con cái và gia đình…Đó là những vấn đề mất khá nhiều thời gian và sức lực nên trong thực tế phụ nữ gặp nhiều vất vả hơn so với nam giới khi cùng làm một công việc như nhau. Mặt khác, định kiến về giới vẫn còn có tác động rất lớn đối với phụ nữ, xã hội thường nhìn nhận không đúng về khả năng, vai trò của phụ nữ từ đó nảy sinh sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực lao động, cơ hội được tuyển dụng, thăng tiến, bổ nhiệm của phụ nữ thấp hơn nam giới rất nhiều. Những định kiến đó

được thể hiện trong nhận thức, hành vi…tạo ra nhiều áp lực cho phụ nữ. Do đó, pháp luật hiện nay cần phải có nhiều cơ chế để đảm bảo quyền bình đẳng thực sự của phụ nữ tránh tình trạng chỉ quy định một cách chung chung, không có cơ chế đảm bảo thực hiện. Bình đẳng ở đây không chỉ hiểu là về thừa kế, tài sản hay nhân thân như trong Bộ luật Hồng Đức mà cần mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác về kinh tế - chính trị

- xã hội. Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng tất cả mà là để cho phụ nữ một số ưu tiên để có được cơ hội bình đẳng thật sự với nam giới trong tất cả các lĩnh vực nhằm phát huy mọi tiềm năng của phụ nữ, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thứ ba: Bảo vệ phụ nữ thông qua ràng buộc trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình bằng các quy định pháp luật cụ thể

Trong xã hội phong kiến thời Lê sơ, người chồng là chủ gia đình và có thể có nhiều vợ. Người đàn ông không những có thể có chính thất, kế thất mà nếu có điều kiện có thể lấy thêm vợ lẽ, nàng hầu…Trong gia đình, tất cả những người phụ nữ đều bị bó buộc với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ bởi những thuyết “nam ngoại nữ nội” (đàn ông sống ngoài xã hội, đàn bà sống trong gia đình); đạo “tam tòng”; “tứ đức” nhưng đàn ông thì không bị bó buộc bởi những trách nhiệm nặng nề đó. Mặc dù Bộ luật Hồng Đức đã có điểm tiến bộ là quy định trách nhiệm của người chồng trong gia đình nhưng đó chỉ là quy định một cách gián tiếp và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự “tự ý thức” của người chồng nhưng điều đó chưa đủ trong xã hội ngày nay. Định kiến về giới đối với phụ nữ vẫn còn nặng nề, sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn. Để người phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng thực sự trong gia đình, bảo đảm được những quyền lợi của mình thì nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện. Chính vì vậy, pháp luật phải xác định rõ cơ chế thực thi những quyền này, quy định cụ thể những nghĩa vụ của người chồng đồng thời có biện pháp xử lý, chế tài phù hợp nếu người chồng, người cha trong gia đình không tự giác thực hiện những nghĩa vụ của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Thứ tư: Ràng buộc trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Nhất là trong thời điểm hiện nay chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu

Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 13

cầu, đòi hỏi của thực tế. Các quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ vẫn còn chung chung, thiếu cơ chế đảm bảo thi hành. Đôi khi chỉ mang tính tuyên ngôn, hình thức hơn là quy phạm pháp luật. Nhiều quy định chỉ thuần túy mang tính hình thức, không hề đưa ra quy tắc xử sự mà mọi người đều phải tuân theo, cũng không hề đưa ra biện pháp xử lý nếu có người vi phạm. Việc thực hiện hay không thực hiện chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người dân. Bên cạnh đó cũng phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của những người thi hành công vụ đối với việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế. Bộ luật Hồng Đức đã thực hiện cơ chế này rất tốt. Quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế được gắn liền với trách nhiệm của hệ thống chính quyền và đội ngũ quan lại. Mỗi điều luật liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế đều được gắn kèm theo trách nhiệm của những người thi hành công vụ. So với pháp luật ngày nay điều này rõ ràng có ý nghĩa kế thừa quan trọng bởi pháp luật có quá ít những quy định mang tính ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như những người có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nói riêng và nhóm xã hội yếu thế nói chung. Việc quy định thật cụ thể và rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền trong mọi lĩnh vực liên quan đến phụ nữ nhằm mục đích hạn chế sự thờ ơ vô trách nhiệm cũng như sự lạm quyền, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân này nhất là trong thời điểm hiện nay. Khi mà vai trò vị thế của phụ nữ tăng lên, phụ nữ cũng tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như nam giới nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phụ nữ thực hiện quyền của mình. Bảo vệ phụ nữ cần sự chung tay của nhiều chủ thể, không chỉ riêng nhà nước. Các tổ chức xã hội, đoàn thể sẽ góp phần cùng với nhà nước thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Muốn vậy, cần “lồng ghép” quy định trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể cụ thể hơn vào pháp luật và đưa những qui định đó vào cuộc sống.

Thứ năm: Xử lý nặng hơn trường hợp “phân biệt đối xử” với phụ nữ có nhiều thiệt thòi

Nhóm phụ nữ có nhiều thiệt thòi bao gồm: phụ nữ có thai, phụ nữ là người đồng tính, phụ nữ đơn thân ở một mình nuôi con, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo hay là người chịu nhiều thiệt thòi do bệnh tật bẩm sinh…Phụ nữ do tự nhiên đã phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới, lại bị phân biệt đối xử do

định kiến giới vẫn còn khá nặng nề ở nước ta hiện nay do đó họ cần phải được bảo vệ. Những đối tượng phụ nữ là người đồng tính, bị xã hội kỳ thị hay phụ nữ có thai, đơn thân, những phụ nữ thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn cần phải được hưởng ưu tiên nhiều hơn trong những quan hệ pháp lý cụ thể. Điều này không chỉ phù hợp với truyền thống nhân đạo của người Việt Nam mà còn phù hợp với xu hướng tiến bộ, nhân văn của thế giới. Do đó cần phải tiến hành đồng bộ cả về chính sách, luật pháp, cơ chế thực thi để bảo vệ nhóm đối tượng này, phù hợp với xu hướng pháp luật ngày càng nhân đạo hơn, bảo vệ phẩm giá của con người không phân biệt người đó là ai.

Phụ nữ là một nửa của nhân loại, có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Trước hết là trong gia đình, người phụ nữ có vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của những đứa con, giữ gìn sự yên ổn trong gia đình. Mỗi gia đình lại là một tế bào để hình thành nên xã hội. Phụ nữ Việt Nam không những có vai trò to lớn trong gia đình mà còn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngày nay phụ nữ tham gia ở hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng…ở lĩnh vực nào cũng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy vậy, phụ nữ vẫn thuộc nhóm xã hội yếu thế do phải chịu nhiều thiệt thòi xuất phát từ tự nhiên hay từ những định kiến xã hội. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp nhưng trong bối cảnh xã hội hiện đại trước hết phải bằng pháp luật. Tinh thần thượng tôn pháp luật không chỉ được đề cập đến trong xã hội hiện đại ngày nay mà đã được thể hiện một cách rõ ràng trong Bộ luật Hồng Đức. Các nhà làm luật đã đưa tư tưởng tôn trọng nữ quyền và bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ vào các điều luật một cách cụ thể nhưng cũng rất độc đáo, sáng tạo, nhân văn. Điều đó chính là sự thể hiện truyền thống coi trọng phụ nữ của người Việt Nam và giá trị tiến bộ, vượt trước thời đại của Bộ luật Hồng Đức. Tuy không thể tránh khỏi các hạn chế do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhưng tư tưởng đó vẫn để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị vận dụng và kế thừa. Việc kế thừa các giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong bảo vệ quyền lợi của phụ nữ vì vậy có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay.

3.4.2. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 1 Luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em 2004 thì “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Như vậy, chỉ cần có quốc tịch Việt Nam và độ tuổi là dưới 16 thì được coi là trẻ em. Đó là những người chưa trưởng thành, còn non nớt cả về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý.

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em. Đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và dưới chế độ dân chủ nhân dân, truyền thống đó càng được Đảng và nhà nước quan tâm, coi trọng, giữ gìn và phát huy, trở thành vấn đề có tính chiến lược, là mục tiêu quan trọng, nhất quán trong đường lối cách mạng Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh,trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời từng bước làm hài hoà với pháp luật quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tinh thần, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc bảo vệ trẻ em, thực thi nhiều biện pháp để quyền lợi của trẻ em được thực hiện trên thực tế một cách rộng rãi. Những quy định đó, so với Bộ luật Hồng Đức đều tiến bộ hơn rất nhiều, thể hiện tinh thần nhân đạo, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em ngày càng được cải thiện, phát triển giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, đời sống văn hóa, tinh thần của trẻ được quan tâm... Nhiều chương trình xã hội như chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm đã triển khai và đạt kết quả khả quan. Chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em, chữa bệnh miễn phí, vì trẻ em

nghèo, có hoàn cảnh khó khăn... đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng được quan tâm chăm sóc. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Một số nhóm đối tượng trẻ em đặc biệt chưa được đưa vào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bị mua bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo...Ở nhiều địa phương vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa được quan tâm nhiều đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ cán bộ phụ trách những công tác liên quan tới trẻ em, đặc biệt trẻ em vi phạm pháp luật còn hạn chế về trình độ và kỹ năng. Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, bình quân thu nhập đầu người thấp, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị tác động và để lại hậu quả lâu dài nhất. Hệ thống luật pháp, chính sách và khung pháp lý để bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đồng bộ. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa đủ mạnh. Một số nhóm đối tượng trẻ em đặc biệt chưa được đưa vào Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bị buôn bán, trẻ em nghèo... Thiếu các số liệu đáng tin cậy liên quan đến trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Thiếu các quy trình tư pháp thân thiện với trẻ em. Hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa sâu rộng, chưa thường xuyên liên tục và hiệu quả. Sự tham gia của trẻ em vào nhiều vấn đề xã hội chưa thực sự phát huy được hiệu quả... Những hạn chế đó cần phải có nhiều thời gian và biện pháp đồng bộ để khắc phục.

Xã hội Việt Nam hiện nay rất khác biệt so với xã hội thời Lê sơ cách đây hơn 500 năm. Tất cả các quy định của pháp luật hiện nay đều mang tính tiến bộ, nhân đạo, bảo vệ trẻ em toàn diện hơn những quy định của Bộ luật Hồng Đức rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều giá trị của Bộ luật Hồng Đức vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu, vận dụng để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay để phù hợp với xã hội hiện nay và xu hướng của thế giới đương đại. Đó là:

Thứ nhất: Đảm bảo mọi trẻ em đều phải được bảo vệ và không bị phân biệt đối xử trong gia đình

Trong Bộ luật Hồng Đức, có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ em nhưng vẫn còn sự phân biệt đối xử như sự phân biệt giữa con trai và con gái; con đẻ và con nuôi; con vợ cả và vợ lẽ; con chung và con riêng. Trong gia đình, con trai thường được coi trọng hơn con gái. Người Việt thường quan niệm “con gái là con người ta” nên con gái thường không được hưởng nhiều quyền lợi và không có vị thế cũng như tiếng nói như con trai. Người con gái khi đi lấy chồng thông thường chỉ được hưởng một phần tài sản so với người con trai. Con gái cũng không được học hành, không được tự do thể hiện mong muốn của bản thân, không được tự do hôn nhân… Trong lĩnh vực thừa kế, con gái nhà nước khuyến khích chia công bằng, con gái cũng có thể được hưởng hương hỏa nhưng chỉ với điều kiện là không có con trai thì mới đến con gái. Đối với con nuôi, mặc dù con nuôi đã được hưởng tài sản của cha mẹ nuôi để lại nhưng được hưởng phần ít hơn con đẻ. Con nuôi cũng không phải tự nhiên mà được hưởng thừa kế mà phải có những điều kiện nhất định như sống cùng cha mẹ nuôi từ nhỏ hay phải được cha mẹ nuôi đồng ý cho tài sản thì mới được hưởng thừa kế. Quyền thừa kế của con nuôi không phải là quyền thừa kế đương nhiên mà là quyền thừa kế có điều kiện. Con vợ cả và con vợ lẽ cũng bị phân biệt đối xử như vậy, con vợ cả luôn được hưởng phần nhiều hơn con vợ lẽ, có vai trò và tiếng nói quyết định hơn con vợ lẽ. Quy định như vậy, mặc dù đã là có quan tâm, có đề cập đến quyền lợi của con gái, con nuôi, con vợ lẽ nhưng vẫn chưa thực sự công bằng đối với những đứa trẻ là con vợ lẽ, con nuôi. Quan điểm đó không chỉ tồn tại trong pháp luật thời Lê sơ mà còn tồn tại trong ý thức của nhiều người hiện nay. Do đó, pháp luật hiện đại cần phải bảo đảm công bằng với mọi trẻ em. Đảm bảo con đẻ cũng như con nuôi, con trong giá thú và ngoài giá thú đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau khi chia thừa kế, phân chia tài sản trong gia đình, trong bàn bạc và giải quyết các vấn đề của gia đình. Trong gia đình, đối với trẻ em gái, pháp luật cần phải có sự quan tâm đặc biệt và cơ chế để đảm bảo quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng thân thể và nhân phẩm. Được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần; không phân biệt đối xử, gây tổn thương hay xúc phạm, ngược đãi và các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023