Hệ Thống Âm Vị Và Chữ Viết Tiếng Việt Trong Mối Liên Quan Đến Khó Khăn Về Đọc Ở Trẻ Em‌


sự tương ứng giữa các tự vị với các âm được nói ra. Thực hiện các bài tập này ngoài việc rèn luyện khả năng nhận thức chữ cái dùng ghi tên gọi của âm, còn góp phần hình thành và rèn luyện cho trẻ cách phân tích các từ đa tiết, từ đó có thể hiểu nghĩa các từ mới.

1.1.3. Hệ thống âm vị và chữ viết tiếng Việt trong mối liên quan đến khó khăn về đọc ở trẻ em‌

Đặc điểm hệ thống âm vị và chữ viết của một ngôn ngữ nhất định có ảnh hưởng đến quá trình học đọc của trẻ em [1]. MC Guiness (1996, 1998) còn cho rằng không có chẩn đoán hay bằng chứng cho bất cứ loại rối loạn về đọc nào như khó khăn về đọc cả, mà việc trẻ em dễ dàng hay khó khăn trong học đọc một ngôn ngữ là do mối quan hệ đơn giản hay phức tạp của mối quan hệ âm vị - chữ viết của ngôn ngữ đó [1]. Theo đó, hệ thống chữ viết của ngôn ngữ nào càng đảm bảo tính tương ứng một đối một giữa âm vị và chữ viết thì việc dạy đọc và học đọc càng dễ dàng hơn và ngược lại.

Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập. Về mặt chữ viết, chữ Việt là loại chữ ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học tức là nói sao ghi vậy [19]. Trong tiếng Việt, ranh giới giữa âm tiết và hình vị (đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa, có chức năng cấu tạo từ) thường trùng nhau. Mỗi âm tiết tạo thành một khối thống nhất khiến cho ranh giới giữa chúng được xác định rất rạch ròi. Các âm tiết được tách bạch, không có hiện tượng đọc nối âm như ngôn ngữ châu Âu. Vì vậy, với người Việt, việc nhận diện âm tiết trong chuỗi lời nói hay văn tự đều rất dễ [6]. Đồng thời, độ dài của các âm tiết tiếng Việt bằng nhau dù lượng thành phần có mặt trong các âm tiết là khác nhau. Đặc biệt, trong tiếng Việt, xuất phát điểm để phân xuất âm vị là âm tiết (còn các ngôn ngữ biến hình thì xuất phát điểm để phân tích âm vị lại là hình vị).

Về mối quan hệ âm vị - chữ viết tiếng Việt, đề tài dựa trên giải pháp âm vị học tiếng Việt của Vũ Thị Ân [21] cho rằng hệ thống âm vị tiếng Việt gồm 21 phụ âm đầu, 1 âm đệm, 14 âm chính, 8 âm cuối và 6 thanh điệu. Danh sách âm vị và chữ viết tương ứng được liệt kê ở bảng 1.1.


Bảng 1.1: Âm vị và chữ viết tiếng Việt


Âm vị


Chữ viết


Ví dụ

Âm vị


Chữ viết


Ví dụ

Vị trí

trong âm tiết


STT

Âm vị

Vị trí

trong âm tiết


STT


Âm vị


ÂM ĐẦU

1

/t/

t

tuấn tú


ÂM CHÍNH

26

/��/

â

cân, chân

2

/t'/

th

thơ thẩn

27

/a/

a

an, hoa

3

/ ʈ/

tr

trong trẻo

28

/u/

u

Súng

4

/b/

b

bé bỏng

29

/o/

ô

ông, độc

5

/c/

ch

chói chang

30

/ ɔ/

o

chó, xong

6

/d/

đ

đưa đẩy

31

/i/

i, y

ý nghĩ, y tá


7


/m/


m


mùa màng


32


/ε/


a, e

tanh tách,

khen khét

8

/n/

n

nắng nôi

33

/ă/

a, ă

mau, săn


9

/ ɲ/


nh


nhỏ nhẹ


34


/ie/

iê, yê,

ia, ya

liến, luyến, kia,

khuya

10

/f/

ph

phố phường

35

/uo/

uô, ua

tuổi, mua

11

/v/

v

vui vẻ

36

/ ɯ

ươ, ưa

lược, mưa

12

/s/

x

xa xôi


ÂM CUỐI

37

/-p/

p

kịp, lớp

13

/ş/

s

sạch sẽ

38

/-t/

t

hát, hết

14

/χ/

kh

khò khè

39

/-m/

m

làm, im

15

/h/

h

hát hò

40

/-n/

n

khen, tin

16

/ ʐ/

r

rổ rá

41

/-k/

ch, c

thích, đuốc

17

/l/

l

le lói

42

/-ŋ/

nh, ng

xinh, làng

18

/k/

k, c, q

cá, kẻ, quà

43

/-i�/

y, i

cay, chài

19

/ŋ/

ngh, ng

nghe, ngô

44

/-u�/

o, u

khéo, sếu

20

/ ɣ/

gh, g

ghế, gà


THANH ĐIỆU

45

ngang


21


/z/


gi, d

già, duyên

dáng


46


huyền



hồ

ÂM ĐỆM


22


/u�/


u, o

huy hiệu,

hoa lan


47


ngã



hỗ


ÂM CHÍNH

23

/e/

ê

êm, hết

48

hỏi

ˀ

hổ

24

/ ɯ

ư

mứt, cứ

49

sắc

/

hố

25

/ ɤ/

ơ

hơn, sớt

50

nặng

hộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc - 3


Xét theo chiều âm vị => chữ viết, có 35 âm vị tuân theo quy tắc 1 âm vị - 1 chữ/ tổ hợp chữ/ dấu thanh, còn lại không tuân theo quy tắc này, nghĩa là 1 âm vị hoặc không có chữ viết hoặc được ghi bởi nhiều hơn 1 chữ/tổ hợp chữ (Xem bảng 1.2).


Trong số các trường hợp đặc biệt này, đa số tuân theo những quy tắc chính tả nhất định, có thể dễ dàng học được, chỉ có 2 trường hợp bất quy tắc gồm âm /z/ với hai cách viết là d và gi (thường đòi hỏi phải phân biệt theo nghĩa của từ để ghi) và việc sử dụng một cách tương đối tùy tiện chữ i và y để ghi âm /i/.


Bảng 1.2: Các trường hợp đặc biệt trong quan hệ âm vị - chữ viết Tiếng Việt


STT

Âm vị

Chữ viết

Ví dụ

1

/k/

k, c, q

cá, kẻ, quà

2

/ŋ/

ngh, ng

nghe, ngô

3

/ ɣ/

gh, g

ghế, gà

4

/z/

gi, d

già, duyên dáng

5

/u�/

u, o

huy hiệu, hoa lan

6

/i/

i, y

ý nghĩ, y tá

7

/ε/

a, e

tanh tách, khen khét

8

/ă/

a, ă

mau, săn

9

/ie/

iê, yê, ia,

ya

liến, luyến, kia, khuya

10

/uo/

uô, ua

tuổi, mua

11

/ ɯ

ươ, ưa

lược, mưa

12

/-k/

ch, c

thích, đuốc

13

/-ŋ/

nh, ng

xinh, làng

14

/-i�/

y, i

cay, chài

15

/-u�/

o, u

khéo, sếu

Xét theo chiều quan hệ chữ viết – âm vị nhận thấy ít nhiều có sự phức tạp hơn. Một mặt, một số chữ/tổ hợp chữ được sử dụng để cùng ghi âm các âm vị khác nhau; mặt khác, số lượng và tên gọi các đơn vị chữ/tổ hợp chữ cần thiết để ghi và để học tiếng Việt cũng khác nhau tùy theo quan điểm dạy học chữ quốc ngữ, nhu cầu sử dụng và chức năng.

Trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 phổ thông hiện hành, bảng chữ cái bác học dân tộc (Xem bảng 1.3) được giới thiệu với cách gọi tên theo lối bình dân; ngoài ra, các bài học trong sách này sử dụng các chữ cái bình dân trong dạy học chữ và vần.

Mặc dù ít nhiều có những phức tạp trong mối quan hệ âm vị - chữ viết, song có thể nói, so sánh với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt vẫn có tính giản dị và trong suốt [1].


Tuy nhiên, có một vấn đề khác liên quan đến mối quan hệ này trong dạy học đọc đó là mối quan hệ phát âm – chữ viết. Chữ quốc ngữ từ lâu đã là sản phẩm của sự khái quát hóa và lí tưởng hóa hệ thống âm thanh tiếng Việt được lưu giữ dưới dạng âm vị học hơn là ngữ âm học (www.informahealthcare.com); song quá trình học hệ chữ viết ghi âm này, theo Bùi Thế Hợp (2012) người học phải liên hệ, liên tưởng đến bình diện phát âm - chữ viết. Trong khi hệ thống âm vị nằm trong cấu trúc sâu của ngôn ngữ, ở mã ngôn ngữ được cộng đồng ngầm định thừa nhận với nhau, sự biểu hiện bề mặt trên thực tế phát âm là vô cùng đa dạng, trong đó phải kể đến phát âm địa phương và đặc điểm cá nhân trong lời nói của mỗi người. Có thể giả định rằng, ở giai đoạn đầu của sự lĩnh hội ngôn ngữ viết, nếu phát âm địa phương và cá nhân trẻ càng gần với lối phát âm lí tưởng hóa theo hệ thống chữ viết, thì việc học đọc - viết dường như càng giản dị và thuận lợi hơn. Ngược lại, sự khác biệt giữa phát âm với chính tả cần một quá trình “xã hội hóa” đứa trẻ vào nền văn hóa của ngôn ngữ viết, giúp trẻ đạt đến một vốn kinh nghiệm ngôn ngữ viết đủ lớn để trẻ phân biệt được cách viết chính tả các từ ngữ được viết ra trên bình diện nghĩa.

1.1.4. Lý thuyết dạy học theo nhóm nhỏ và dạy học cá thể cho HS có nhu cầu đặc biệt‌

Dạy học theo nhóm nhỏ

''Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm''. Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau:

- Dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học.

- Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS.

- HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của


những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.

Dạy học cá nhân – chuyên biệt hóa

Dạy học cá nhân là một hình thức tổ chức cộng đồng học tập mà trong đó sự cá thể hóa được đề cao. HS được hướng dẫn để tự tổ chức học tập độc lập theo tốc độ phù hợp với khả năng của mình. Đây không phải là hình thức tự học mà có sự hướng dẫn trực tiếp và theo kế hoạch định trước của GV. Mục đích sư phạm của hình thức này là: Cá biệt hóa về khả năng học tập: HS tự tổ chức quá trình học tập của mình; Cá biệt hóa về tốc độ học: HS tự xác định tốc độ học phù hợp với khả năng của mình [18].

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN‌

1.2.1. Thực trạng đọc của học sinh lớp 1‌

Khảo sát khả năng đọc chữ cái, từ, phân tách âm vị, đọc trơn của 409 học sinh lớp 1 ở các lớp tại 9 trường Tiểu học thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm giữa học kì 2 năm học 2011 – 2012, chúng tôi thu được các kết quả sau:


Phần đọc chữ cái

Bảng 1.3: Lỗi sai đọc chữ cái của học sinh bình thường




Chữ


Học sinh đọc thành


Số lần sai

Số lần sai/tổng số lần sai (số lần sai/365)


o

ô

1

0.0027

e

a/ê

3

0.0082

ua

ưa /oa/u/uya/au

16

0.0438

ă

ăn/â/ăc/ăng

15

0.0410

ê

â/e

4

0.0109

â

a/ă/ân/ê/ơ

9

0.0246

ô

ơ

1

0.0027

ư

ơ/ u/ưn

3

0.0082



ư

ua

5

0.0136

v

g

1

0.0027

i

ai

16

0.0438

n

nh

15

0.0410

r

gờ

4

0.0109

s

x

9

0.0246

d

b/đ/q

1

0.0027

b

d/đ

3

0.0082

p

b/pu/ph/q/v/k/nh

73

0.2000

đ

d/ch

4

0.0109

q

b/p/ph/g/x/s/c/o

75

0.2054

h

ng

1

0.0027

g

ng/r

10

0.0273

k

kh/h

4

0.0109

m

n

2

0.0054

y

i

1

0.0027

k

h/ph/n

3

0.0082

n

g/ngh/h/gi

4

0.0109

g

ng

6

0.0164

n

g/h

17

0.0465

t

ch/r

12

0.0328

p

p/q

8

0.0219

c

tr

7

0.0191

g

d/gh

1

0.0027

(Bảng trên không thống kê những trường hợp HS không đọc được)



Biểu đồ: Lỗi sai ở chữ cái

Số lần


80

73

75

70

60

50

40

31

30

20

16 15

15

17

12

9

10

12

10

7

6

6

8

0

1

3

0 0

4

1

3

5

4

4

4

1

0

1

0

1

2

1

3

7 7


1

0

a c u ă â ư v ia i s b đ h g m kh gh tr ch

Nhận xét:

HS sai nhiều ở những chữ “p, q, ă, n, nh” và các vần “ua, ai”, đồng thời đọc sai thành rất nhiều kiểu. Tức là trẻ chưa ghi nhớ rõ biểu tượng chữ cái và âm thanh được biểu hiện bởi chữ cái ấy. Đó là nền tảng cơ bản để trẻ có thể ghép vần và đọc trơn. Chính vì vậy, những trẻ thể hiện không tốt ở việc đọc chữ cái cũng sẽ cho một kết quả kém khi đọc chữ.


Phần đọc chữ:


Bảng 1.4: Lỗi dọc sai chữ của học sinh bình thường



Chữ


Học sinh đọc thành


Số lần sai

Số lần sai/tổng số lần sai

(số lần

ba

pa/da

11

0.0129

ác

ặc/ắc/cá/các/ât/á/cắt/ách/ét/gác/ái/áo/át/phác

/bác

21

0.0246

ít/tính/trí/ti/tích

10

0.0117

pa

ba/pan/quờ/pha/phan/phi/qua/xa

66

0.0775


0

0

úp

pú/ấp/ục/úc/út/phúp/phúc/búp/cút/u/phút

21

0.0246

ít

ích/tí/tít/iết

32

0.0376

tím

mí/tí/tít/túm/tín/tính/tim/típ

16

0.0188

ban

bang/bam/bán/ben/bạn/han/hoa

11

0.0129

qua

họa/quả/cha

4

0.0047

nắm

nắp/năm/nằm/ngắm/nắn/nắng/mắm

22

0.0258

phú/úp/pắt/bú/pút/qú/vúc/phức/cúp/phúc/púc/ vú

77

0.0704

din

nhin/bin/binh/di/dim/diên/dín/dinh/đin/đen

30

0.0352

im

iêm/in/tim/inh/ia

6

0.0070

chí

ích/chìm/ít/chì/trích/trí/chi

12

0.0141

mít

it/míp/mích/mút/mín/mìn

8

0.0094

ích

ít/i/chích/chí/hít

36

0.0423

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí