Khái Quát Pháp Luật Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Ở Việt Nam Qua Các Giai Đọan Phát Triển


nước có thẩm quyền hoặc sự tự nguyện của gia đình/ thân nhân của trẻ. Sự tự nguyện hay ý chí của trẻ trong trường hợp này gần như không được xem xét, nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ em chưa có đủ năng lực hành vi trước pháp luật. Do đó, chế định về giám hộ đã ra đời nhằm giúp trẻ thực hiện những quyền đó, nhưng hiệu quả hoạt động của giám hộ vẫn còn chưa thuyết phục.

3. Khái quát pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam qua các giai đọan phát triển

3.1. Giai đoạn từ năm 1980 trở về trước

Với truyền thống nhân văn “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt đã ra đời. Trong lịch sử Việt Nam, trẻ em đã được quan tâm đến từ khá sớm, ví dụ Bộ luật Hồng Đức đã có quy định về trách nhiệm của xã hội đối với một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội – đó là trẻ em tàn tật, mồ côi như sau: “Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ, mà lại bỏ rơi họ thì bị xử đánh 50 roi, biếm 1 tư. Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi, thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công”[24, tr.116].

Pháp luật phong kiến thời kỳ Hồng Đức đã đưa ra quy định đối với một nhóm những đối tượng đặc biệt trong xã hội, tuy nhiên mới chỉ hạn chế về diện hưởng sự chăm sóc đặc biệt bao gồm góa vợ/ chồng, mồ côi, tàn tật nặng, nghèo khổ phải được sự chăm sóc, giúp đỡ của nhà nước. Tiến bộ hơn nữa khi ngay từ thời kỳ này, đã có quy định chế tài đối với hành vi không thực hiện chăm sóc các đối tượng đặc biệt nói trên sẽ bị coi là phạm tội bỏ rơi và phải chịu hình phạt. Đồng thời, để ngăn chặn quan lại tham nhũng, bớt xén phần hỗ trợ của nhà nước cho những đối tượng trên sẽ bị quy tội “ăn trộm của


công” – tội xâm phạm đến lĩnh vực công là tội khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Điều 284 cũng quy định rất rõ trách nhiệm của các quan ti trong việc để cho người dân phải nghèo khổ đến mức phải đi phiêu dạt đến nơi khác có thể bị quy vào tội biếm hay bãi chức.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Ngay từ khi ra đời, trong bối cảnh vừa độc lập, nhiều công việc cho xây dựng và bảo vệ quốc gia non trẻ được tiến hành; mặc dù vậy, bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất thể hiện sự quan tâm ấy, đó là Hiến Pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã quy định tại điều 14 và điều 15 về chế độ đối với người tàn tật, hỗ trợ học trò nghèo cũng như săn sóc về giáo dục cho trẻ em nói chung. Việc gia nhập Công ước số 77 và 78 về Kiểm tra y tế cho trẻ em và thiếu niên làm việc trong các công việc công nghiệp và phi công nghiệp năm 1946 là nỗ lực tiếp theo của Việt Nam nhằm bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động. Những quy định trên tuy không trực tiếp nhằm vào đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng đã góp phần tạo cơ hội cho các em được hưởng quyền cơ bản như những trẻ em khác trong xã hội.

Tháng 5/1960, Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam được thành lập. Và Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 14/1/1979. Đây là pháp luật đầu tiên quy định chi tiết về trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Toàn bộ văn bản chứa đựng những quy định ghi nhận quyền của trẻ em, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ quyền của trẻ em; đồng thời, dành riêng Điều 9 quyđịnh về trẻ em có hoành cảnh đặc biệt, theo đó, trẻ em là con liệt sĩ, trẻ em mồ côi không có người thân thích trông nom

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


được Nhà nước và xã hội quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Trẻ em tàn tật được chăm sóc, điều trị và được dạy những nghề thích hợp.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 4

3.2. Thời kỳ sau năm 1980 đến nay

Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vẫn được tiếp tục thực hiện tùy theo điều kiện cụ thể mỗi giai đoạn.

Đến ngày 12/9/1991, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 329 về việc đổi Ủy ban Thanh thiếu niên và Nhi đồng thành Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em – cơ quan thuộc Chính phủ để quản lý Nhà nước về trẻ em.

Ngày 26/1/1990, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước. Đây chính là điểm mốc tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam. Việc gia nhập công ước, quyền trẻ em trở thành một chế định pháp lý quan trọng của Việt Nam. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã được tập trung trong việc thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tư tưởng và đạo đức. Từ năm 1990 trở đi, hệ thống luật và chính sách quốc gia được xây dựng nhằm phù hợp với các điều khoản của công ước. Bên cạnh đó, chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung được ghi nhận trong Hiến pháp - bộ luật gốc của pháp luật Việt Nam – năm 1992 (sửa đổi); ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và được sửa đổi năm 2004; Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991); sửa đổi bổ sung các luật khác (Luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Hình sự năm 1999, Luật Lao động…).


Trên cơ sở Hiến pháp, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy định có liên quan, trong đó phải kể đến Quyết định số 134/199/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về chương trình hoạt động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Quyết định số 134 là một trong những biện pháp quan trọng để thể chế hóa các văn bản pháp luật Nhà nước về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (bao gồm trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em làm trái pháp luật và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS) và cũng là để thực hiện cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Năm 2002, trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính vững mạng và từng bước hiện đại hóa trên cơ sở định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhằm giảm đầu mối, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp, Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ được thành lập trên cơ sở hợp nhất ủy ban quốc gia – kế hoạch hóa gia đình và ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (theo nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc hội khóa XI) với chức năng được giao là quản lý Nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em; giám sát thực hiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Việc thành lập Ủy ban Dân số - gia đình – trẻ em đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung và đặc biệt đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng. Sự thay đổi này cũng phản ánh sự quan tâm của Nhà nước đối với đối tượng trẻ em đặc biệt này.

Đồng thời, một loạt các văn bản pháp luật liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã ra đời như:


- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989

- Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998

- Luật quốc tịch Việt Nam số 07/1998 có hiệu lực từ ngày 1/1/1999

- Nghị định số 59/2000/NĐ – CP ngày 30/12/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

- Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

- Luật giáo dục ngày 14/6/2005

- Nghị định số 36/2005/NĐ – CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Thông thư liên tịch số 35/2004/TTLT/BTC - BGDĐT ngày 26/4/2004 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và mức chi của Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Quyết định số 38/2004/QĐ – TTg ngày 17/3/2004 của Thủ thướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi

- Quyết định số 65/2005/QĐ – Ttg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”


- Quyết định số 23/2001/QĐ – Ttg ngày 26/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

- Tham gia Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, ngày 20/12/2001

- Công ước về cấm và hành động ngay để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999, phê chuẩn ngày 19/12/2000

- Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với Canada năm 2005

……


Bên cạnh đó, các chương trình, dự án quốc gia về trẻ em cũng được xem xét và thông qua như: Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 1999 – 2000 và 2001 – 2010; Chương trình phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục… Các dự án, chương trình này đã đề ra các giải pháp thực hiện những mục tiêu về trẻ em nhằm tạo điều kiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu và các quyền của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện như những trẻ em khác trong xã hội.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM


Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xuất hiện và tồn tại trong những bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. Sự khó khăn ở đây được hiểu theo nghĩa là nhóm trẻ này gặp những trở ngại khó vượt qua để thực hiện những quyền cơ bản của trẻ so với trẻ em bình thường khác nếu không có sự giúp đỡ của gia đình và người thân, nhà nước, cộng đồng xã hội. Nếu không còn sự cản trở nào trong xã hội đối với cuộc sống của trẻ em, đối với việc thực hiện quyền của trẻ em thì có lẽ cũng không còn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhưng trên thực tế, trong quá trình phát triển của xã hội luôn tồn tại một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xã hội mong đợi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khỏe mạnh về thể lực và trí lực, được phát triển một cách toàn diện, được sống trong môi trường lành mạnh, an toàn, tràn đầy tình thương yêu, bảo vệ của gia đình cùng toàn thể cộng đồng và được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản có chất lượng, sao cho khi trưởng thành, các em là lực lượng lao động nắm chắc khoa học kỹ thuât và công nghệ mới và trên cương vị những công dân, chủ nhân thực sự, các em có thể hoàn toàn tự tin tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa của thế kỷ 21 mà vẫn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam - Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 [15] . Trong quá trình phát triển của đất nước, luôn luôn tồn tại và phát sinh một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhóm trẻ này cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội để đảm bảo được cuộc sống của bản thân. Tuy nhiên, do những điều kiện riêng, Việt Nam chỉ thực hiện được sự chăm sóc và bảo vệ ở mức độ nhất


định đối với những người “yếu thế” dựa trên nguyên tắc ưu tiên giữa các đối tượng.

2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

2.1.1. Quy định của pháp luật dân sự về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Dưới góc độ giáo dục, các nhà giáo dục của Việt Nam có quan điểm không có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mà chỉ có những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, đó là những trẻ em trong độ tuổi đến trường nhưng không đi học hoặc có nguy cơ không hoàn thành giáo dục tiểu học; những trẻ đi học nhưng không đáp ứng được các chuẩn chất lượng cơ bản, trẻ em khuyết tật và trẻ em từ các nhóm có nguy cơ cao khác chẳng hạn như trẻ em đường phố, trẻ em di cư hoặc trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số. (Sổ tay hướng dẫn thực hiện Quỹ hỗ trợ sáng kiến giáo dục, tháng 3 năm 2007) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC).

Ngoài căn cứ về độ tuổi (dưới 16 tuổi), trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được mô tả cụ thể như:

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa [7]


Việc xác định dựa trên tình trạng mồ côi và khả năng nương tựa của các em vào những người thân thích, gồm: mồ côi thực tế và mồ côi xã hội.

- Mồ côi thực tế: có cha hoặc mẹ chết, hoặc cả cha - mẹ đều chết, và không còn người thân thích ruột thịt để nương tựa. Nhấn mạnh về mặt vật chất và tinh thần. Một đứa trẻ để có thể phát triển hài hòa về thể chất, nhân cách, ngoài việc trẻ được nuôi dưỡng về dinh dưỡng, chăm sóc về thân thể không ai khác cha mẹ là người chăm sóc cho trẻ. Những đứa trẻ này trên thực tế bị mất hoàn toàn sự chăm sóc này.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí