công, và tư nhân trên cả nước với những tên gọi khác nhau như mái ấm tình thương, nhà tình thương, nhà trẻ em, trung tâm bảo trợ xã hội…Chính sự tham gia của các tổ chức, cá nhân (ngoài Nhà nước) đã thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay có 314 cơ sở trợ giúp trẻ em đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho khoảng
25.110 trẻ em; trong đó cơ sở do Nhà nước thành lập và hỗ trợ kinh phí là 182, cơ sở do tổ chức xã hội quản lý là 100, có 18 cơ sở tư nhân và 17 cơ sở do các tổ chức tôn giáo quản lý).
Về nguồn kinh phí dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nhà nước đã trích từ ngân sách địa phương một khoản đầu tư khá lớn [20, tr.13] . Khoản đầu tư này được tăng mạnh trong mấy năm gần đây:
Bảng 2.1. Kinh phí dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001 - 2005
Kinh phí (tỷ đồng) | |
2001 | 54,45 |
2002 | 55,55 |
2003 | 74,78 |
2004 | 89,67 |
2005 | 149,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 7
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 8
- Thực Tiễn Thi Hành Và Áp Dụng Pháp Luật Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Ở Việt Nam Hiện Nay
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 11
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Bảng số liệu trên cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời cũng thấy được nhu cầu của xã hội đòi hỏi nâng cao hiệu suất và hiệu quả của nguồn vốn này.
Với các yếu tố về pháp lý, về chính sách đã được triển khai thể hiện qua những kết quả trên cho thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang dần dần từng bước được đảm bảo các nhu cầu cơ bản nhất theo quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về trẻ em. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu trước mắt đảm bảo thực hiện quyền trẻ em cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được giải quyết nhằm thực hiện chủ trương phát triển con người dài hạn của Nhà nước.
CHƯƠNG 3
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM
3.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
3.1.1. Nhận thức về bảo vệ quyền con người và quyền trẻ em nói riêng
Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, nhận thức của con người cũng thay đổi. Nếu như trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thời kỳ phong kiến, con người chỉ là một công cụ biết nói, hay chỉ là một súc vật thô trong tay giai cấp thống trị thì hiện nay, mỗi cá nhân trong xã hội ý thức được những quyền lợi và những nghĩa vụ của bản thân trong gia đình, cộng đồng, quốc gia và trong thế giới nói chung. Và cá nhân đòi hỏi sự tôn trọng các quyền cơ bản đó từ phía cá nhân, tổ chức, nhà nước; đồng thời, họ đòi hỏi Nhà nước (với tư cách là cơ quan quyền lực công) phải đảm bảo những quyền đó, sự tôn trọng đó bằng quy định của pháp luật, và bằng quyền lực của nhà nước khi có sự vi phạm.
Đồng thời, nhận thức về trẻ em cũng đã thay đổi. Cộng đồng nhận thức được rằng trẻ em chính là người chủ tương lai của đất nước, và trẻ em có vị thế như là những người có quyền về tất cả các phương diện trong cuộc sống một cách tương đối: được sống, được học tập, được bình đẳng... Trẻ em không còn đối tượng chịu tác động nữa, mà đã được coi như chủ thể của quyền và nghĩa vụ trong quy định của luật pháp. Và thực hiện quyền trẻ em chính là một khía cạnh trong tổng thể đảm bảo thực hiện quyền con người trong chính sách xã hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[1,tr.107 ] cũng như đại đa số các quốc gia khác trên thế giới, coi đó là chuẩn mực, là thước đo của xã hội dân chủ văn minh.
3.1.2. Tác động của kinh tế thị trường
Những cải cách về kinh tế bắt đầu từ năm 1986 đã tác động mạnh tới nền kinh tế của cả quốc gia lẫn kinh tế của từng gia đình. Các hộ gia đình phải tự tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế: tìm việc làm, tạo thu nhập, đầu vào đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp... Thực tế, nhiều gia đình, đặc biệt ở nông thôn tạo ra các công việc (nông nghiệp và phi nông nghiệp) nhằm tăng nguồn thu nhập khác nhau theo tính chất mùa vụ trong đợt nông nhàn. Chính vì vậy, cần nhiều nhân công để thực hiện và tất nhiên, trẻ em trong các gia đình buộc phải tham gia vào các công việc đó nhằm đóng góp vào phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình và cho chính bản thân mình.
Chênh lệch giàu nghèo ngày càng rõ rệt, đặc biệt giữa khu vực miền núi, nông thôn và khu vực thành thị. Và xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị với mong đợi tìm được sự cân bằng và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo này đã được thực hiện. Việc di cư có thể là tạm thời hoặc lâu dài, có thể một vài thành viên trong gia đình hoặc có thể cả gia đình cùng di cư đã ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em về học hành, về việc thích nghi với môi trường mới.... Việc cha, mẹ lên thành phố làm việc khiến cho các em bị động trong tình trạng buộc phải ly tán gia đình, chủ yếu sống cùng ông bà hoặc họ hàng và thiếu sự chăm sóc cần thiết cho sự phát triển của các em, đặc biệt về nhân cách. Hoặc số khác thì buộc phải theo cha mẹ lên thành phố kiếm sống trong điều kiện hết sức ngặt nghèo. Các em dễ bị bóc lột và xâm hại, kể cả xâm hại tình dục, bạo lực, nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn bị mua bán như một công cụ lao động. Đối với trẻ em tàn tật, nhiễm HIV/AIDS còn khó khăn hơn vì việc chăm sóc nuôi dưỡng các em cần nhiều chi phí cho phục hồi chức
năng, thậm chí cần cả người chăm sóc, như vậy với một gia đình thì mất đi một lao động cho việc chăm lo cho đứa trẻ đó. Vì vậy, việc chăm sóc bị chểnh mảng, không được coi trọng bằng nhu cầu sinh hoạt trước mắt của cả gia đình về cái ăn, cái mặc. Nhu cầu được trợ giúp rất lớn, và đòi hỏi có những quy định, chính sách hỗ trợ nhằm xóa dần những ảnh hưởng của kinh tế thị trường lên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
3.1.3. Thực trạng pháp luật và các thiết chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ như trên, vẫn còn tồn tại những vấn đề trong thi hành và áp dụng pháp luật về hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam. Đó là:
Hệ thống pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tuy được coi là đầy đủ nhưng có một số quy định chậm sửa đổi, bổ sung dẫn đến giảm hiệu lực khi triển khai. Ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa các quy định điều chỉnh. Ví dụ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn rộng hơn quy định tại nghị định 67/2007/NĐ-CP, như vậy có nghĩa là các nhóm trẻ khác tuy là đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nhưng phần lớn chỉ nhận được sự trợ giúp từ các chương trình, dự án mang tính thời hạn. Hoặc như trường hợp quyền được khai sinh của trẻ nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng đã được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, được cụ thể bằng Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP . Quy định của pháp luật là trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con thì cha, mẹ, ông bà hoặc người
thân thích khác phải có trách nhiệm khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã nơi cư trú của mẹ, hoặc cha. Vậy trong trường hợp đứa trẻ không có cha, được mẹ sinh ra trong trại giam, mẹ không có người thân thích và đã chết ngay sau khi sinh, vậy việc khai sinh đó sẽ do ai thực hiện và thực hiện như thế nào?. Tại khoản 3 Điều 13 quy định trách nhiệm khai sinh sẽ thuộc về cơ sở nơi trẻ đang tạm thời được nuôi dưỡng, trong trường hợp này thì cán bộ quản giáo phải làm việc đăng ký cho trẻ với tư cách gì?. Và việc khai sinh theo thân phận hiện tại của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của trẻ về sau. Đây vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp do quy định của các văn bản luật liên quan chưa phù hợp với nhau.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khi thực hiện cần quá nhiều văn bản hướng dẫn khiến cho thực tế khi áp dụng rất phức tạp bởi các quy định liên quan đến trẻ em nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác, ví dụ như phải căn cứ cả vào Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình cho cùng 1 chế định con nuôi.
Ví dụ khác về tính “chung chung” của pháp luật về trẻ em, đó là chế tài xử phạt đối với trẻ làm vi phạm pháp luật. Khi trẻ vi phạm pháp luật sẽ có hai hình thức xử lý: xử lý vi phạm hành chính, hoặc xử lý theo luật hình sự. Phần lớn các vụ việc trẻ em vi phạm pháp luật được xử lý theo chế tài hành chính (chiếm tới 73% tổng số vụ), tuy nhiên hầu như chưa có sự phân định rõ ràng vì nhiều trường hợp trẻ em làm vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm pháp luật hành chính cùng được đưa tới một trường giáo dưỡng để thi hành hình phạt. Bởi quyết định đưa một đứa trẻ vào trại giáo dưỡng sẽ được quyết định bởi Tòa án (hình sự) và bởi Chủ tịch UBND quận huyện (hành chính). Làm rõ tiêu chí của sự khác biệt giữa hai chế tài này sẽ góp phần đảm bảo lợi ích của trẻ.
Một bất lợi khác đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (nhất là trẻ lang thang, trẻ làm việc xa gia đình nhưng không có nơi cư trú nhất định…) khi các em vi phạm pháp luật, thì những em có hộ khẩu thường trú tại địa phương có nhiều khả năng chỉ bị giáo dục tại cộng đồng, còn những em không có nơi cư trú nhất định như trên thì có thể bị gửi vào trường giáo dưỡng cho cùng một hành vi vi phạm.
Sự thiếu hụt văn bản pháp luật cũng là vấn đề. Trường hợp Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em bị giải thể ngày 8/8/2007 theo Quyết định số 1001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, có nghĩa là Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã được chuyển và sáp nhập thành một Vụ trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Sự thuyên sáp nhập với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã hòan tất hơn 1 năm qua, tuy nhiên chưa có văn bản chính thức nào về quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp... của Quỹ Bảo trợ trẻ em với các cơ quan khác trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi trở thành một cơ quan trực thuộc Bộ.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử dường như chỉ có ý nghĩa trên văn bản, và với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Thực tế, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vẫn đang phải chịu sự kỳ thị (đặc biệt với trẻ nhiễm HIV/AIDS) của xã hội. Đa số các em không được đến trường vì bị từ chối (các trường học không dám nhận bởi nếu nhận thì gặp phải sự phản đối của các phụ huynh của trẻ khác; nếu các em có được nhận vào học thì lại chịu sự xa lánh của các bạn học); và bị xa lánh, cô lập bởi người lớn và cộng đồng [29,tr.15].
Trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các văn bản luật còn rất chung chung như “Nhà nước” và nhiều cơ quan nhà nước và đoàn thể xã hội cùng chịu trách
nhiệm thực hiện một số điều khoản trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng là một vấn đề. Bởi khi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần đến sự giúp đỡ thì không biết chính xác mình cần phải đến đâu và gặp ai để nhờ trợ giúp. Đối với chế định giám hộ, hiện nay việc thực hiện theo dõi còn khó khăn, vì việc thực hiện giám hộ tùy thuộc vào ý thức trách nhiệm của người giám hộ, bên cạnh đó, chưa có quy chế xác định rõ ràng trong quản lý tài sản của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ.
Quy định về quyền cơ bản của trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng, có nhiều quyền thuộc nhóm quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Khi quyền này bị xâm hại, người thành niên có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật như yêu cầu người xâm hại xin lỗi, cải chính và chấm dứt hành vi xâm hại đó. Nhưng với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị xâm hại, các em không được phép tự bảo vệ mình vì bị trói buộc quy định của pháp luật rằng, các em là trẻ em, là người chưa thành niên, chưa đủ năng lực hành vi và quyền khiếu nại sẽ phải được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp như quy định của Luật Dân sự.
Gia đình có ý nghĩa đặc biệt với mỗi cá nhân. Tất cả các cách ứng phó với cuộc sống mà trẻ thường sử dụng đều có mối quan hệ nhất định với chỗ dựa xã hội của trẻ và có mối tương quan riêng tới hoạt động ở trường, và gia đình. Với nhiều lý do, trẻ em đã không được yêu thương, chăm sóc trong môi trường gia đình như: mất cha mẹ, bị bỏ rơi, bị ngược đãi, sống trong trại giam… Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn buộc phải tự lo cuộc sống của mình, và thiệt thòi đầu tiên mà các em phải gánh chịu chính là học tập. Điều đó rất dễ hiểu bởi gánh nặng cuộc sống bản thân quá lớn so với tầm vóc của các em, và tình trạng này còn tồi tệ hơn nếu những người trong gia đình