Quy Định Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Khó Khăn


chính đáng, hợp pháp của trể và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của trẻ em được thực hiện một cách tốt nhất và theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Xuất phát từ sự khác nhau về nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh khó khăn của trẻ, dẫn đến sự đa dạng về nhu cầu chăm sóc, bảo vệ tùy thuộc vào nguyên nhân chủ quan, khách quan, hay nguyên nhân kinh tế, xã hội…Với mỗi nguyên nhân sẽ hình thành những nhóm đối tượng với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ khác nhau. Có nhóm cần sự chăm sóc bảo vệ về tinh thần, có nhóm cần sự chăm sóc và bảo vệ về vật chất. Ngay trong từng nhóm đối tượng không phải lúc nào nhu cầu chăm sóc, bảo vệ cũng giống nhau. Chính vì thế, chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng cần thực hiện theo hướng đa dạng hóa thì mới có thể đảm bảo được mục tiêu chăm sóc và bảo vệ cho trẻ.

Xuất phát từ mối liên hệ về huyết thống, việc thực hiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước hết thuộc về gia đình, sau đó là trách nhiệm của nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân ( Điều 5 - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Tuy nhiên, với chức năng quản lý và đại diện chính thức cho toàn xã hội, với nhiệm vụ tạo sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa – giáo dục đưa đất nước ngày một tiến bộ, Nhà nước cần có những chính sách chăm lo đời sống cho mọi người dân trong xã hội, đặc biệt với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Việc chăm lo của nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng chỉ được thực hiện trong một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng đáp ứng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, vai trò của cộng đồng được nêu cao. Xác định xã hội hóa hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là tất yếu và phù hợp với thực tế. Sự bảo đảm về cơ chế, chính sách,


và bảo đảm về vật chất từ phía nhà nước, cùng với huy động tối đa các nguồn lực khác trong xã hội không chỉ phát huy hiệu quả hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mà còn giúp các thành viên trong xã hội có mối quan hệ gắn bó với nhau hơn, phát huy truyền thông tương thân tương ái của cộng đồng.

2.1.3. Quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tập trung vào khắc phục hậu quả bằng cách kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt cũng như tình trạng khó khăn của trẻ.

Chăm sóc, được thể hiện trước hết là đảm bảo về an toàn tính mạng, đảm bảo quyền sống còn của trẻ không phải với tư cách là đối tượng mà với tư cách là một chủ thể của pháp luật dân sự. Như đã trình bày trong chương I, mặc dù pháp luật công nhận trẻ em là công dân và có năng lực pháp luật dân sự từ khi sinh ra, nhưng pháp luật cũng quy định về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ khi còn trong bào thai. Nhằm cụ thể hóa về quyền sống còn của trẻ, đồng thời bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ thai nghén và khi sinh con tại các cơ sở y tế [Điều 44, 10] , nhà nước đã triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai trong những năm qua.

Quyền được khai sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


Theo tiến trình thời gian, sự kiện ra đời của trẻ gắn với quyền được khai sinh (Điều 29 - Bộ luật dân sự 2005). Khai sinh chính là hành vi nhằm xác định quy chế về nhân thân cho trẻ em: có quốc tịch, có họ tên và dân tộc... Quyền được khai sinh và quyền có quốc tịch không đơn thuần là việc công nhận của pháp luật, của xã hội về một thành viên mới trong cộng đồng, mà

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 6


còn là việc bảo vệ các quyền dân sự của trẻ em với tư cách là một chủ thể có năng lực pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cụ thể hóa quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ trong việc khai sinh cho trẻ tại Điều 23.

Đối với khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, có 2 trường hợp xảy ra: trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra và trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh. Đối với trẻ bị bỏ rơi có ngay từ khi mới sinh ra, việc khai sinh sẽ được giải quyết như sau: “…trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi phát hiện trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha, mẹ đẻ, thì cá nhân hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ em đó tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản” – Nghị định 83/1998/NĐ-CP. Trong thời gian 30 ngày đó, ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Thông báo này sẽ được phát liên tiếp miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, các thủ tục cũng sẽ thực hiện như với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, tuy nhiên, những thông tin trong giấy khai sinh sẽ được ghi theo lời khai của trẻ. Đồng thời, để tạo điều kiện quyền được khai sinh cho trẻ được thực hiện, nhà nước có chính sách miễn lệ phí đăng ký khai sinh cho trẻ em thuộc diện hộ nghèo. Những trẻ thuộc đối tượng bị bỏ rơi có quyền yêu xác định cha mẹ của mình ngay cả khi cha mẹ đã chết, Tòa án phối hợp cùng với cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ giải quyết yêu cầu đó của trẻ.

Quyền sống chung với cha mẹ, và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng


Những quyền này được Luật Dân sự ghi nhận tại Điều 41 và cụ thể hóa ở Luật Hôn nhân gia đình (Điều 36), và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 (Điều 12, Điều 13). Pháp luật công nhận sống chung với gia đình, và


được chăm sóc, nuôi dưỡng là quyền cơ bản của trẻ, và không ai có quyền buộc trẻ phải sống cách ly với cha mẹ của mình, trừ trường hợp việc cách ly ấy là cần thiết và vì lợi ích của trẻ. Những trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ bao gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù. Khi đó, trẻ em được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị – xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới 36 tháng tuổi (trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ sống cùng cha mẹ ở nơi tạm giữ, tạm giam, nơi thi hành hình phạt tù do còn quá nhỏ).

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường hợp này trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ và bảo vệ lợi ích hoặc được chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế. UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế. Đồng thời, các cơ quan chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của những người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; giám sát điều kiện sống của trẻ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế nhằm đảm bảo trẻ được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi trường tốt, và có chính sách hỗ trợ kịp thời nếu người nuôi dưỡng thay thế phát sinh khó khăn.

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, vào các cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện...Với trường hợp này, cha mẹ và người giám hộ có trách


nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên giúp đỡ trẻ; nơi trẻ đang chấp hành quyết định phải tạo điều kiện cho trẻ giữ mối liên hệ với gia đình và liên kết với địa phương giúp trẻ tái hòa nhập với cộng đồng khi trở về.

Hoàn cảnh buộc phải sống cách ly khỏi môi trường gia đình và thiếu sự chăm sóc, thiếu tình cảm của gia đình là thiệt thòi lớn cho sự phát triển của các em. Không thể tự chăm sóc, không thể tự cung ứng những nhu cầu thiết yếu cho bản thân, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn rất cần đến sự chăm sóc của xã hội. Người giám hộ/ đại diện hợp pháp, là nguyên tắc của pháp luật đặt đối với trẻ em bởi ý thức được vai trò của gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người. Gia đình thay thế cũng là một quy định rất mới nhằm tạo ra một mô hình gia đình để nuôi dưỡng và chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm: nhận nuôi con nuôi, nhận giám hộ (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Việc nhận nuôi con nuôi, nhận giám hộ phải tuân thủ theo những quy định của Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 ghi nhận: nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

Trong khi đó, giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên...(Điều 58 Bộ luật dân sự). Yêu cầu cụ thể về người giám hộ và nhận nuôi con nuôi được quy định chi tiết trong mục 4 chương III của Bộ luật dân sự, và chương VIII của Luật Hôn nhân gia đình. Người giám hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện: có năng lực hành vi dân sự đầy


đủ, có tư cách đạo đức... (Điều 60 Bộ luật dân sự); người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là cha mẹ, anh chị ruột, ông bà nội ngoại hoặc người thân thích khác của trẻ. Khi không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã phường nơi cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chưc đảm nhiệm việc giám hộ. Việc giám hộ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thể hiện ở việc họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ; đại diện cho trẻ khi trẻ tham gia vào các quan hệ dân sự (thừa kế, quản lý tài sản riêng của trẻ..) và quan hệ tố tụng (khi trẻ vi phạm pháp luật, hoặc đại diện cho trẻ tiến hành các hoạt động tố tụng vì quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ) - Điều 65 Bộ luật dân sự 2005.

Quy định trẻ em (hoặc người vị thành niên) phải có người giám hộ/ người đại diện hợp pháp cũng như khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi và trẻ em bị tàn tật làm con nuôi bên cạnh ý nghĩa nhân đạo là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em, mà còn xác định những cá nhân có liên quan trực tiếp đến chăm sóc trẻ, cũng như bảo vệ trẻ khi có hành vi xâm phạm xảy ra, nhằm bảo vệ tối đa những quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những người này có trách nhiệm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em – những người “yếu thế” trong các mối quan hệ xã hội.

Quyền được chăm sóc sức khoẻ


Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện qua việc đảm bảo cho các quyền của trẻ được thực thi. Chăm sóc sức khoẻ được được pháp luật dân sự ghi nhận như quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của công dân (Điều 32 Bộ luật dân sự). Điều 15 “Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe” [12] . Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn rất cần có sự chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám


chữa bệnh. Với chủ trương giúp các em tiếp cận với các dịch vụ y tế khi đau ốm, nhà nước có quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại cộng đồng không phải nộp tiền khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nhà nước, được cung cấp thuốc và dịch vụ khám chữa bệnh nhân đạo.

Chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt với trẻ tàn tật, khuyết tật; trẻ bị tai nạn lao động, trẻ em làm việc nặng nhọc, trẻ bị xâm hại tình dục… Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.

Đối với trẻ em tàn tật, nhu cầu chỉnh hình, phục hồi chức năng rất lớn. Để giảm bớt gánh nặng chi phí cho các em, pháp luật có quy định trẻ em tàn tật được cấp tay chân giả, dụng cụ chỉnh hình không phải trả tiền do ngân sách địa phương chi trả. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội. Trẻ bị tai nạn lao động hoặc xâm hại tình dục được xem xét hỗ trợ các chi phí về tiền thuốc, khám, chữa trị, điều trị phục hồi các tổn thương về sức khỏe và tâm lý. Không chỉ thực hiện việc chăm sóc trẻ giải quyết tình trạng sức khỏe xấu, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 còn đề cập đến việc ngăn ngừa sự tổn hại đến sức khỏe của trẻ: “ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số trẻ bị xâm phạm tình dục”.


Quyền được học tập


Song song với được chăm sóc sức khỏe, trẻ cũng đã được quan tâm phát triển về trí lực. Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của trẻ em được pháp luật ghi nhận. Giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn lực con người của đất nước. Ngay trong Hiến pháp đã quy định trẻ em có quyền được


học hành và các em có nghĩa vụ học tập theo chương trình phổ cập tiểu học và trung học cơ sở theo quy định của Điều 11 - Luật Giáo dục 2005. Nhìn chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc khá tốt. Các em được miễn giảm học phí, được hỗ trợ về đồ dùng học tập hoặc các khoản đóng góp…Cụ thể với từng nhóm như sau:

- trẻ mồ côi được miễn 100% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp một lần tối thiểu là 120.000 đồng/năm/học sinh để mua sách, vở, đồ dùng học tập

- trẻ tàn tật được giảm tối thiểu 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường. Trường hợp thuộc diện nghèo miễn giảm 100% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, và cũng được cấp tối thiểu

120.000 đồng/lần/năm để mua sách vở…Trẻ em tàn khuyết tật được tham gia các hình thức giáo dục hòa nhập tại các trường phổ thông hoặc trường chuyên dành cho người tàn tật. Đặc biệt, những em có năng khiếu sẽ được ưu tiên nhận vào các trường năng khiếu (Điều 16 – Pháp lệnh về người tàn tật 1998).

Nhằm giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dễ dàng hòa nhập với cộng đồng khi trưởng thành, bên cạnh việc hỗ trợ về giáo dục, nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ học nghề. Ngày 20/6/2007, Bộ tài chính – Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 68/2007 hướng dẫn quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-Ttg ngày 25/3/2005 về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”. Theo Thông tư này, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ tàn tật nặng, trẻ là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ nhiễm HIV/AIDS, nếu đủ từ 13 tuổi đến 16 tuổi, đủ sức khỏe, và muốn học nghề sẽ được giới thiệu đến học nghề ngắn hạn và được

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí