- Mồ côi xã hội: đứa trẻ bị chia ly vĩnh viễn hoặc tạm thời trong một thời gian dài với cha hoặc mẹ, hoặc cả cha mẹ trong khi họ vẫn sống. Tuy cha mẹ còn sống nhưng họ không có năng lực hành vi, năng lực pháp luật, hoặc khả năng vật chất hoặc không muốn tiếp tục nuôi con. Đó là:
a) trẻ tuy có cha mẹ còn sống nhưng cả cha lẫn mẹ, hoặc cha hoặc mẹ bỏ đi mất tích, bỏ đi kiếm ăn xa không còn quan hệ gì với con cái - không đủ khả năng; b) trẻ sinh ra trong hoàn cảnh do cha hoặc mẹ chưa đủ tuổi thành niên hoặc một lý do nào đó không đủ điều kiện nên bỏ con ngay tại bệnh viện hoặc nơi công cộng - trẻ bị bỏ rơi; c) trẻ sinh ra trong gia đình bình thường nhưng do bản thân bị tàn tật những gia đình không có khả năng nuôi đã đem bỏ rơi; d) trẻ sinh ra do kết quả của sự lạm dụng tình dục của người cha với người mẹ bị bệnh tâm thần, hoặc cả cha và mẹ đều bị bệnh tâm thần; e) cha mẹ bị tàn tật nặng; f) cha mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam…. Và những em này cũng không còn nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
Trong trường hợp trẻ mồ côi có hoàn cảnh như đã nêu, tuy còn người thân nhưng người thân không đủ khả năng nuôi dưỡng (người thân dưới 16 tuổi), hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật nặng, gia đình thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của Chính phủ công bố cũng được xem xét.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật
Theo Điều 1 - Pháp lệnh về người tàn tật quy định: “Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Từ khái niệm về người tàn tật nói chung, có thể hiểu trẻ em tàn tật là những người dưới 16 tuổi không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
Theo Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, trẻ em khuyết tật là trẻ em bị một hay nhiều tổn thương về thân thể hoặc trí não làm ảnh hưởng đến một hay nhiều chức năng của cơ thể làm ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của trẻ.
Có thể bạn quan tâm!
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 2
- Bản Chất Pháp Lý Và Đặc Điểm Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn
- Khái Quát Pháp Luật Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn Ở Việt Nam Qua Các Giai Đọan Phát Triển
- Quy Định Về Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Khó Khăn
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 7
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 8
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Năm 1980, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra tiêu chí của các mức độ tàn tật sau:
- Khiếm khuyết: là mất mát hay bất bình thường một bộ phận cơ thể hay chức năng tâm lý do bệnh tật, tai nạn, di truyền hoặc do môi trường gây ra.
- Giảm khả năng: là sự suy giảm , hạn chế hay thiếu khả năng thực hiện các hoạt động như người bình thường.
- Tàn tật: là sự thiệt thòi do một tác nhân gây hạn chế hoặc ngăn không cho người đó thực hiện vai trò bình thường (phụ thuộc và độ tuổi,giới tính, các yếu tố xã hội – văn hóa). Tàn tật bao gồm 6 nhóm: tàn tật thị giáo, tàn tật vận động, tàn tật thính giác / mất khả năng nói hoặc giao tiếp, mất khả năng học tập/ bị bệnh tâm thần, động kinh, hành vi xa lạ (do loạn tinh thần hoặc bệnh trầm cảm gây ra).
Những trẻ em này cần được sự giúp đỡ đặc biệt về giáo dục, phục hồi chức năng, về phương tiện trợ giúp để tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận bị nhiễm HIV/AIDS.
Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học là trẻ em bị dị dạng, dị tật do hậu quả chất độc hóa học.
Trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại
Trẻ em làm việc nặng nhọc được hiểu là trẻ em tham gia hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập cho gia đình hoặc bản thân. Đó là những công việc nặng nhọc, độc hại quá sức hoặc làm việc nhiều giờ trong ngày không đúng quy định của pháp luật lao động, có ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách của trẻ. Theo cách hiểu này, pháp luật cấm mọi hành vị ép buộc trẻ em lao động cho gia đình hay làm thuê như một lao động thực sự, mà công việc đó đã chiếm hết thời gian học tập, vui chơi, giải trí của trẻ; đồng thời buộc trẻ phải làm việc nặng nhọc, độc hại không phù hợp với sức lực và lứa tuổi, hoặc trong những ngành nghề mà pháp luật đã cấm. Đến nay, nước ta chưa có cuộc điều tra chính thức nào về lao động trẻ em, song có thể nhận thấy lao động trẻ em là một vấn đề biến động và là loại hình lao động chuyển đổi rất nhanh và rất đa dạng gồm các công việc như đánh giày, bán báo, giúp việc trong các gia đình – nhà hàng, thậm chí làm việc trong các mỏ đá, khai thác quặng…
Trẻ em lang thang
Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
Lượng trẻ lang thang có tăng giảm theo tính chất mùa vụ và tập trung chủ yếu ở các trung tâm kinh tế (tỉnh, thành phố).
Trẻ em bị xâm hại tình dục
Trẻ em bị xâm hại tình dục là trẻ em bị người lớn hơn có hành vi lợi dụng trẻ em (dù trẻ em có đồng ý hay không) để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình hoặc của người khác. Những em này là đối tượng cần đến sự bảo vệ đặc biệt của xã hội, nhất là về tinh thần bởi hành vi xâm hại tình dục có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các em, làm cho các em dễ nảy sinh cái nhìn tiêu cực về cuộc sống.
Trẻ em nghiện ma túy
Trẻ em nghiện ma túy là những người dưới 16 tuổi thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện dẫn đến lệ thuộc và phải sử dụng các chất này với bất kỳ giá nào. Hành vi sử dụng chất gây nghiện bao gồm: hút, tiêm, chích, hít, uống.. Nghiện ma túy không chỉ dẫn đến gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm… mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người sử dụng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em vì các em chưa phát triển đấy đủ về thể chất. Do đó cộng đồng cần có trách nhiệm ngăn chặn, chăm sóc đối tượng trẻ nghiện ma túy, và đưa các em trở lại với cuộc sống bình thường.
Trẻ em vi phạm pháp luật
Pháp luật quy định đến một độ tuổi nhất định, trẻ em sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật đối với những hành vi vi phạm của mình. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi ấy. Trẻ em vi phạm pháp luật là trẻ em đến một độ tuổi do luật định, đã cố ý hoặc vô ý thực hiện những hành vi trái pháp luật mà tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm đó, có thể
bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự. Điều 58 Luật Hình sự quy định: “người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý”. Đối tượng này cũng cần được giáo dục, chăm sóc và bảo vệ để tránh bị lợi dụng thực hiện hoặc tái thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Nhóm trẻ khác
Trong thực tế, không chỉ có những đối tượng trên mới cần đến sự chăm sóc và bảo vệ từ cộng đồng. Những đứa trẻ thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác như: con của gia đình quá nghèo, cha mẹ hoặc gia đình gặp rủi ro...Rõ ràng trong trường hợp này, cha mẹ của trẻ vẫn còn sống, trẻ vẫn sống chung cùng gia đình nhưng với hoàn cảnh như trên, các quyền cơ bản của trẻ em sẽ (tạm thời hoặc lâu dài) không được đảm bảo, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh đó.
Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình (Điều 2), Luật Dân sự (Điều 4) đã cam kết với công dân “…người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” – Điều 67 [8, tr 37]. Điều 65 khẳng định mọi trẻ em đều được xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục mang ý nghĩa cao cả, một hướng phát triển chiến lược của đất nước. Văn bản hiến định này cũng đã đề cập đến đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật. Tuy nhiên, hai đối tượng này chưa phải là 2 nhóm trẻ duy nhất mà trong xã hội vẫn tồn tại những nhóm trẻ khác có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phải chăng quy phạm này đã chỉ ra mức độ ưu tiên của Nhà nước dành cho một trong số những đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phải chăng giữa các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi và trẻ em tàn tật là lựa
chọn ưu tiên của các nhà lập pháp để được nhận sự chăm sóc và bảo vệ của xã hội.
Khi xác định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tư cách là chủ thể, nghĩa là luật pháp đã đặt lên vai chủ thể đó những những quyền và nghĩa vụ nhất định. Các em được hưởng quyền đồng thời cũng phải gánh vác những trách nhiệm cụ thể.
Nhiều văn bản Luật và dưới luật được ban hành cho thấy Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng và thấy sự cần thiết có một khung pháp lý về trẻ em. Luật Dân sự là một trong những bộ luật cơ bản quy định chung nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội bao gồm quan hệ hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Từ những quy định chung ấy, luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể những vấn đề đặc thù của lĩnh vực đó. Vì vậy, hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với tư cách là chủ thể ở khía cạnh pháp lý dân sự, cần được xem xét trên hai nhóm quyền, đó là quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền nhân thân của cá nhân được Bộ luật dân sự quy định tại mục 2 Chương II (Bộ luật dân sự 2005, tr.17), Chương VI, VII, VII (Luật Hôn nhân và gia đình 2000), Chương II [Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, tr.201) bao gồm: quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; bí mật đời tư; được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch, quyền được học tập...
- Quyền tài sản chủ yếu phát sinh trong quan hệ nhận hay để lại thừa kế, quyền có tài sản. (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tr 202)
Những quyền về nhân thân và tài sản hợp pháp của mỗi cá nhân đều được pháp luật bảo hộ (Điều 24 – Bộ luật dân sự 2005). Có nhiều yếu tố liên
quan đến nhân thân của mỗi người như: độ tuổi...và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hưởng quyền dân sự, và liên quan đến năng lực hành vi dân sự, cũng như tư cách chủ thể của cá nhân đó. Vì vậy, với đặc thù là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khả năng tiếp cận và thực hiện quyền của các em rất hạn chế, do đó, đã có những quy định cụ thể tương ứng với từng nhóm trẻ và trong từng lĩnh vực cụ thể. Dưới đây, các quyền nhân thân và tài sản của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ đuợc đối chiếu với quy định của ngành luật dân sự dựa trên các nhóm quyền cơ bản mà công ước quốc tế về Quyền trẻ em đã công bố.
2.1.2. Nguyên tắc pháp lý về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã xác lập bốn nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: không phân biệt đối xử trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất; trẻ em có quyền xác lập, bày tỏ ý kiến riêng của mình và quyền đó phải được tôn trọng; những quy định trong pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế có lợi cho trẻ em hơn so với những điều khoản quy định trong công ước sẽ được sử dụng.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể, một nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong tât cả các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52), đồng thời cũng được ghi nhận một cách thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam về chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Tinh thần của nguyên tắc này được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có quyền bình đẳng về cơ hội tiếp cận với các nguồn chăm sóc, được đối xử bình đẳng trong cuộc sống và được hưởng các quyền và nghĩa vụ như trẻ em thông thường khác. Cụ thể hoá nguyên tắc hiến định trên, Luật
Hôn nhân và gia đình ghi nhận trẻ em không bị phân biệt đối xử “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” (Điều 2). Sự bình đẳng và không phân biệt đối xử ấy trước hết được xem xét giữa đối tượng có và không có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nghĩa là mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật mà không cần phân biệt đó là gái – trai, con trong giá thú - con ngoài giá thú, con đẻ - con nuôi, con riêng – con chung, dân tộc, địa vị xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, chính kiến của người giám hộ - cha mẹ. (Điều 4, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004). Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng có đầy đủ các quyền và bổn phận như mọi trẻ em khác theo quy định ở chương II Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004: không bị phân biệt giới tính, dân tộc, có quyền được học tập, quyền được phát triển năng khiếu... Nguyên tắc không phân biệt đối xử một mặt đảm bảo quyền lợi của trẻ em được thực hiện, bao hàm cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mặt khác phòng tránh những hành vi có thể xâm hại đến trẻ một cách vô ý. Với tinh thần của nguyên tắc này, vị thế của trẻ em đã được nâng lên một bước đáng kể.
Nguyên tắc về người đại diện hợp pháp chính là một nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo quy định chung của pháp luật, người chưa thành niên là đối tượng được giám hộ theo điều 20 và điều 21 (Bộ luật Dân sự 2005). Do sự phát triển chưa đầy đủ nên bản thân trẻ em nói chung chưa thể nhận biết hoặc nhận biết chưa đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, nên việc cha mẹ, người giám hộ (cá nhân, tổ chức, cơ quan bảo trợ) của trẻ tham gia vào các mối quan hệ này sẽ đảm bảo các quyền và lợi ích