Vai Trò Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Nạn Nhân Của Tội Phạm Là Trẻ Em

trừng phạt về mặt hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc các hình thức phạt khác. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự.Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.

Luật hình sự với đặc tính là quy định nhữngh ành vi nào là hành vi phạm tội và các hình thức xử phạt đối với tội phạm do vậy đây là bộ Luật liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Các quy định trong bộ luật này cần quy định rõ ràng, cụ thể những hành vi nào là hành vi phạm tội đối với trẻ em và đưa ra những hình phạt thích đáng cho những hành vi đó để bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em là nạn nhân của tội phạm và phòng ngừa, răn đe giáo dục công dân của quốc gia.

 Luật tổ chức tòa án: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong luật tổ chức tòa án nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án xét xử nghiêm minh những hành vi xâm hại đối với trẻ em bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em, ngoài ra góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

 Luật công an nhân dân: Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Bằng những đặc điểm và chức năng riêng

của mình ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về hành vi phạm tội đối với trẻ em, cơ quan công an phải ngay lập tức có các phương án, biện pháp kịp thời để bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác của trẻ em.

 Bộ luật tố tụng hình sự: Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Theo đó đây là văn bản quy phạm pháp luật thiết thực nhất trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Bộ luật quy định cụ thể các chủ thể tiến hành hoạt động tiếp nhận tin báo về, khởi tố, điều tra, truy tố hành vi phạm tội đối với trẻ em và dựa vào đó là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm của cơ quan nhà nước nếu họ chậm chễ hoặc sao nhãng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Ngoài những văn bản pháp lý nêu trên còn rất nhiều văn bản pháp lý khác của quốc gia liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, luật giáo dục, luật lao động…và các pháp quy dưới luật có liên quan đến hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

1.5. Vai trò của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Để quản lý toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp là công cụ quan yếu nhất.Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất.Cũng nhờ có luật pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp

cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Pháp luật mang tính giai cấp, tính cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà nước bằng hình thức trừng trị ( xử phạt ). Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 5

Ngoài vai trò bảo vệ, răn đe đối với những người đang hoặc sẽ có ý định thực hiện hành vi xâm hại trẻ em và trừng trị những chủ thể đã thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ em thì pháp luật còn giáo dục nhận thức được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự…)

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em tạo cơ sở pháp lý cho toàn bộ công tác này được triển khai trong thực tiễn.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Từ khái niệm Pháp luật bảo vệ nạn nhân của gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc quyền và lợi ích hơp pháp khác của trẻ em. Đảm bảo sự an toàn toàn vẹn cho chính nạn nhân và gia đình của nạn nhân trước sự đe dọa của tội phạm

và nguy tái trở thành nạn nhân của tội phạm, dựa vào các quy định của pháp luật mà những chủ thể được giao trách nhiệm bảo vệ nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em thực hiện đúng và nghiêm túc các hoạt động bảo vệ này.

Thực tế cho thấy rằng nếu không có quy định của Bộ Luật hình sự quy định hành vi nào là hành vi phạm tội đối với trẻ em thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cơ quan, tổ chức và cá nhân không có căn cứ pháp lí nào để yêu cầu, cưỡng chế, ngăn chặn hay xử lí hành vi vi phạm đó.

Các quy định không chỉ nằm trên giấy mà các chủ thể được giao quyền phải thực tế hóa các quy định vào đời sống hàng ngày. Nếu không có quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thì ai sẽ là người đứng lên bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em và bảo vệ như thế nào.

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần xác định rõ những đối tượng, trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của nó, xác định tính chất, mức độ quan trọng của các quan hệ xã hội tương ứng cần được bảo vệ .

Những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã chỉ ra những đối tượng nào là chủ thể vi phạm pháp luật, ví dụ như tội mua bán trẻ em thì chủ thể vi phạm là chủ thể lấy trẻ em làm hàng hóa với mục đích trao đổi. Hoặc đối với trường hợp nạn nhân là trẻ em bị hiếp dâm pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm quy định như thế nào về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong trường hợp này ( xâm hại tình dục khiến nạn nhân của tội phạm là trẻ em bị ảnh hưởng về cả thể chất và tinh thần).

Dựa vào các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em mà các cơ quan nhà nước, các chủ thể khác trong xã hội hiểu được tầm quan trọng và vai trò của mình trong các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, từ đó thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nâng cao sự tự giác của các cá nhân trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em - tương lai của đất nước - đối tượng cần phải được sự chăm sóc, bảo vệ của mọi xã hội.

Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước. Vậy thử hỏi, tương lai đất nước ta sẽ đi về đâu khi mà cứ hàng ngày, hàng giờ lại có thêm số trẻ em là nạn nhân của tội phạm?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hành vi xâm hại ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ. Sống trong môi trường không lành mạnh khiến nhiều trẻ có suy nghĩ lệch lạc, mặc cảm, không tự tin vào bản thân, nhìn tương lai bằng đôi mắt màu xám. Những đứa bé không tôn trọng người khác cũng như không tôn trọng bản thân mình, rất dễ đánh mất tương lai. Một thực tế cho thấy, tỷ lệ dân số bị thiểu năng trí tuệ và thể lực chiếm tới khoảng 1,5 % và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Thế hệ sau sẽ thay thế cho thế hệ đi trước và sự thay thế đó tạo ra sự phát triển hay tụt lùi đi trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ của hiện tại.

Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, con người không thể cứ thế sống và làm việc mãi mãi. Muốn một đất nước giàu mạnh, văn minh và tiến bộ thì nhà nước cần phải có những hoạt động để phát triển toàn diện cả trí tuệ và đạo đức cho tầng lớp trẻ và các quy định để bảo đảm những hoạt động đó được thực hiện một cách tối ưu nhất.

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần xây dựng cơ chế cho việc nhận diện, bảo vệ và truy cứu trách nhiệm pháp lý với các trường hợp phạm tội có nạn nhân là trẻ em.

Dựa vào các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em giúp chính bản thân các em, gia đình nạn nhân và cộng đồng xã hội hiểu biết và đề cao quyền của trẻ em. Tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm sự phát triển toàn vẹn của trẻ em bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm và góp phần định hướng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng các biện pháp bảo vệ phù hợp. Chỉ những hành vi vi phạm được quy định tại Bộ luật hình sự mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những hành vi vi phạm khác không được quy định tại Bộ luật hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ai bị cho là có tội cho đến khi có bản án kết luận của tòa án. Như vậy những hành vi được coi là phạm tội đối với trẻ em là những hành vi phạm đến các quyền của trẻ em được quy định tại Bộ luật hình sự thì đó mới là hành vi phạm tội đối với trẻ em, từ đó

làm cơ sở để truy cứu tránh nhiệm hình sự. Nếu không có quy định cấm bóc lột sức lao động của trẻ em thì chắc chắn rằng rất nhiều trẻ em trong xã hội sẽ bị lợi dụng sức lao động từ những người sử dụng lao động. Hay không có những quy định về tội buôn bán trẻ em thì trẻ em sẽ là một mặt hàng đắt giá.

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải tuân thủ và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền có liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. Như vậy trong hệ thống pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em có quy định rõ ràng về quyền lợi của trẻ em, các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, hậu quả pháp lí mà hành vi đó gánh chịu.

Việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là việc mà mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng. Không một cá nhân hay tổ chức nào được tự cho mình cái quyền được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Nếu khi đã thực hiện hành vi phạm tội đối với trẻ em nhất định họ sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí xứng đáng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm được quy định và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự độc đoán của cá nhân hay của cơ quan quyền lwujc nhà nước.

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần hiện thực hóa các cam kết của quốc gia trong việc bảo vệ nhân quyền và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan.

Bảo vệ trẻ em không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào hay của một tổ chứ, cá nhân nào mà đây là vấn đề của toàn xã hội, toàn thế giới. Nhận thức được

tầm quan trọng của trẻ em trong việc phát triển xã hội Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em đã được ra đời và có hiệu lực vào năm 1990, cho đến thời điểm hiện nay đã có 196 nước tham gia công ước này. Ngoài Công ước về quyền trẻ em còn có nhiều Điều ước Quốc tế khác về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em như Công ước ASEN về phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Công ước chống tội phạm xuyên quốc gia, ...

Các quốc gia khi đã tham gia các Điều ước quốc tế về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thì cần phải xây dựng các quy định để hiện thực hóa các cam kết trong điều ước có liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Thông qua việc xây dựng pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm này góp phần hiện thực hóa các cam kết mà quốc gia tham gia trong bảo vệ nhân quyền và giúp quốc gia hòa nhập nhanh chóng với xu hướng phát triển của Thế giới.

- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, xây dựng văn hóa pháp lý trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Thông qua pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhận thức được bản chất và hậu quả của việc xâm hại hại trẻ em. Thông qua việc xử lí tội phạm bằng xét xử và hình phạt nhằm bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, ngăn chặn phòng ngừa tội phạm, răm đe giáo dục nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Tuyên truyền, giáo dục, động viên, khuyến khích mọi các nhân, tổ chức trong xã hội tham gia nhiệt tình. Mỗi cá nhân trong xã hội phải xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ bảo vệ pháp luật mà luôn luôn cần sự tham gia của cộng tác tích cực của mọi cá nhân trong xã hội.

Khi những hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm được hấp hành nghiêm chỉnh và có hiệu quả trong một thời gian nhất định thì sau đó văn hóa pháp lý trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em cũng được xây dựng. Xã hội sẽ có những hành vi đúng mực và tôn trọng quyền trẻ em.

1.6. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Nghị quyết ECOSOC 2005/20 Hướng dẫn về công lý trong các vấn đề liên quan đến nạn nhân trẻ em và nhân chứng của tội phạm đã đưa ra các nguyên tắc các các quyền được bảo vệ của nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trong văn bản này có quy định “Nạn nhân và nhân chứng trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ trong suốt quá trình công lý, có tính đến tình hình cá nhân của họ và nhu cầu tức thời, tuổi tác, giới tính, khuyết tật và mức độ trưởng thành và hoàn toàn tôn trọng thể chất, tinh thần và đạo đức của họ chính trực.Mỗi đứa trẻ nên được đối xử như một cá nhân với mình nhu cầu cá nhân, mong muốn và cảm xúc.Can thiệp vào cuộc sống riêng tư của trẻ nên được giới hạn ở tối thiểu cần thiết cùng lúc với tiêu chuẩn cao về bằng chứng bộ sưu tập được duy trì để đảm bảo kết quả công bằng và công bằng của quá trình công lý. Để tránh khó khăn hơn cho trẻ, các cuộc phỏng vấn, kiểm tra và các hình thức điều tra khác nên được thực hiện bởi đào tạo các chuyên gia tiến hành trong một nhạy cảm, tôn trọng và cách kỹ lưỡng.Tất cả các tương tác được mô tả trong các nguyên tắc này phải được tiến hành theo cách nhạy cảm với trẻ em trong một môi trường phù hợp đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ, theo trẻ khả năng, tuổi tác, sự trưởng thành về trí tuệ và năng lực phát triển. Họ nên cũng diễn ra trong một ngôn ngữ mà đứa trẻ sử dụng và hiểu.”

Đối với các nước khối EU thông qua Chỉ thị 2012/29 / EU vào ngày 25 tháng 10 năm 2012, trong đó thiết lập tối thiểu các tiêu chuẩn về quyền, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân của tội phạm để đảm bảo rằng con trai trở thành nạn nhân của tội phạm được công nhận, đối xử tôn trọng và tiếp nhận bảo vệ, hỗ trợ và tiếp cận công lý. Chỉ thị tăng cường quyền của nạn nhân và các thành viên gia đình của họ để thông tin, hỗ trợ và bảo vệ và thủ tục của nạn nhân quyền lợi trong tố tụng hình sự. Chỉ thị cũng yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo đào tạo phù hợp về nhu cầu của nạn nhân cho các quan chức có khả năng tiếp xúc với nạn nhân và khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia thành viên và điều phối các dịch vụ quốc gia của hành động của họ đối với quyền của nạn nhân. Các quốc gia thành viên EU được yêu cầu thực hiện các quy định của Chỉ thị vào luật quốc gia của họ vào ngày 16 tháng 11 năm 2015.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí