Bản Chất Pháp Lý Và Đặc Điểm Chăm Sóc Và Bảo Vệ Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn


và quy định về độ tuổi của trẻ em, những quy định của pháp luật Việt Nam khá tương đồng, tuy nhiên, về đối tượng và độ tuổi trong quan niệm của Liên Hợp Quốc rộng hơn.

Các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là chủ thể của mình. Căn cứ vào đặc điểm của từng nhóm, có thể khái quát đối tượng này thành 2 nhóm:

- nhóm 1 (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt): bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em lang thang, trẻ em khuyết tật, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em gái bị lợi dụng, trẻ em lao động bị bóc lột, trẻ em hồi hương…

- nhóm 2 (trẻ em có hoàn cảnh khó khăn): bao gồm trẻ em chưa học hết tiểu học, trẻ em bỏ học giữa chừng, trẻ em phải theo cha mẹ du canh du cư để kiếm sống, trẻ em phải theo cha mẹ sống trên sông trên biển để làm nghề cá, trẻ em lao động sớm….

Với quan niệm này, nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được chăm sóc đã được mở rộng hơn so với quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

Tóm lại, có thể khái quát rằng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


Chăm sóc trẻ em hiểu theo nghĩa thông thường, là những hoạt động nhằm nhận biết và đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần để đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


sự phát triển hài hòa của trẻ em (nhu cầu về ăn mặc, về học hành, về vui chơi giải trí, nhu cầu được gia đình yêu thương, chăm sóc, nhu cầu được tôn trọng... Bảo vệ trẻ em được hiểu là thực hiện những hành động, những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả do những hành vi vi phạm gây ra làm cản trở sự phát triển bình thường của trẻ.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 3

Dưới góc độ pháp luật dân sự, chăm sóc và bảo vệ trẻ em là những hoạt động, hình thức pháp lý mà các cơ quan, tổ chức và cá nhân áp dụng nhằm đảm bảo cho trẻ em được thụ hưởng và thực hiện các quyền cơ bản về nhân thân và tài sản của mình.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một bộ phận, một chế định pháp luật hỗn hợp, với ý nghĩa đó là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đặc điểm của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


Thực tế, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có mức độ khó khăn hơn nhiều so với trẻ em khác, biểu hiện ở các khía cạnh kinh tế, sức khỏe, điều kiện gia đình….

Về kinh tế, đa số các em thuộc nhóm thiếu hoặc mất nguồn nuôi dưỡng. Về sức khỏe, với các yếu tố về thể chất – tinh thần, các em là đối tượng có hạn chế về sức khỏe như khuyết tật, tâm thần, tổn thương tâm lý…làm giảm hoặc mất khả năng nhận thức, lao động. Do đó, các em cần được sự giúp đỡ và bảo vệ của nhà nước, của pháp luật và của cộng đồng. Tùy điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia, hoặc từng giai đoạn phát triển của quốc gia mà pháp luật quốc gia sẽ xác định cụ thể phạm vi đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn hiện nay, một trong những tư tưởng cơ


bản của Đảng là coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của Nhà nước mà của toàn xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã nhấn mạnh: “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện… ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với những khó khăn về kinh tế, sức khỏe, điều kiện sống, không được chăm sóc trong môi trường gia đình hoặc được sống trong gia đình nhưng không được chăm sóc đầy đủ, phải sống trong cảnh nghèo đói. Các em sống thiếu thốn tình thương của gia đình, phải tự kiếm sống để lo cho bản thân, thậm chí có em còn phải nuôi gia đình mình. Những khó khăn đó ảnh hưởng tới khả năng tồn tại và phát triển của các em.

Với điều kiện sinh hoạt và hoàn cảnh sống như vậy, trình độ văn hóa của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có mức thấp hơn nhiều so với trẻ em bình thường cùng lứa tuổi. Việc học tập là ước mơ xa vời và dường như không có tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Trong khi đó, giáo dục là điều kiện có tính chất tiên quyết giúp hình thành nên một công dân với nền tảng cơ bản của xã hội. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phần lớn không dược học hành đầy đủ, trong đó, tỷ lệ trẻ em tàn tật, khuyết tật ít được tiếp xúc với giáo dục là cao nhất.

Tình trạng sức khỏe của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng là vấn đề đáng báo động, đặc biệt là trẻ tàn tật vì cần có chi phí cho việc chữa trị. Đối với trẻ em lao động sớm, nghiện ma túy, mại dâm phải lao động làm


việc quá sức nên thường hay đau ốm. Phần lớn trẻ em mại dâm mắc các bệnh lây qua đường tình dục… ốm đau, ăn uống thiếu thốn, không thể trả phí chữa trị, thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe là những nguyên nhân chính.

Trước tình trạng đó, Chính phủ đã có những hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt là Chương trình 134 “ bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” với các đối tượng cụ thể. Kết quả thực tế là đã đạt được 70% mục tiêu trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, giúp đỡ, trong đó 40% được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; 30% trẻ em bị chất độc hoá học, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, được hưởng chính sách thường xuyên của Nhà nước. 100% trẻ em hồi hương hợp pháp được chăm sóc, tái hòa nhập; trên 80% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật nụ cười. Số trẻ em bị buôn bán, bị xâm hại, trẻ em lang thang đang có chiều hướng gia tăng…..

Hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã được đánh dấu bằng một mốc quan trọng là việc gia nhập và phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp Quốc. Thực tế nhiều mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã được xây dựng và hoạt động trên phạm vi toàn quốc nhưng với con số 1,2 triệu trẻ em tàn tật, 140.000 trẻ em mồ côi, 21.000 trẻ em lang thang, 1.700 trẻ em bị xâm hại tình dục… và những trẻ em thuộc nhóm trẻ em nghèo cho thấy còn rất hạn chế. Và chất lượng của hoạt động chăm sóc và bảo vệ đang gặp những trở ngại về kinh tế - xã hội - hành chính – pháp lý.

Vai trò của luật dân sự :


Luật Dân sự với tư cách là luật chung quy định về địa vị pháp lý chung của cá nhân, pháp nhân cũng như các chủ thể khác; đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ về dân


sự, hôn nhân và gia đình...Trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, luật dân sự được thể hiện ở những vai trò như sau:

- Cụ thể hóa các quyền con người, quyền trẻ em về mặt dân sự: Pháp luật dân sự đã xác định quy chế nhân thân cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tư cách chủ thể của pháp luật dân sự, trên cơ sở những quyền hiến định được quy định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quy chế về nhân thân bao gồm các quyền hiến định như quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc nuôi dưỡng; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự...

- Ghi nhận và xác định các hình thức pháp lý đảm bảo và thực hiện các quyền dân sự. Do trẻ em là đối tượng còn non nớt và chưa phát triển toàn diện về thể lực và trí lực, nên pháp luật đã quy định những hình thức nhằm đảm bảo các quyền về dân sự của trẻ được thực hiện như: chế định giám hộ đối với trẻ em trong các quan hệ pháp luật, sự quan tâm và bảo trợ từ phía các chủ thể khác (nhà nước, cộng đồng), nuôi con nuôi, bảo vệ trẻ trước những hành vi vi phạm bằng cách thực hiện các thủ tục tố tụng với Toà án và các cơ quan tư pháp...

- Xác định các phương thức bảo vệ và đảm bảo thực thi các quyền củs trẻ em. Các phương thức bảo vệ được xác định dựa vào từng thiết chế: gia đình, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp, nhà trường, nhà nước, cộng đồng,chế tài: dân sự, hành chính, hình sự.... và cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nhóm trẻ ở từng độ tuổi theo quy định của pháp luật.

2. Bản chất pháp lý và đặc điểm chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thường rất nhạy cảm với những tác động của xã hội đối với cuộc sống thường nhật của các em. Vì vậy, công tác chăm


sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng có những điểm khác biệt với chăm sóc trẻ em nói chung. Điều này đã được quy định tại Chương IV của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Cụ thể là: “…coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe….”.

Xét trên khía cạnh pháp luật, các em chưa có đủ năng lực hành vi nói chung và năng lực hành vi dân sự nói riêng. Năng lực pháp luật dân sự được quan niệm là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận cho công dân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Như thế, năng lực pháp luật dân sự của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xuất hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự. Các quy định này có được thực hiện hay không lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi công dân hay năng lực hành vi của họ. Năng lực hành vi dân sự của công dân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ do ngành luật dân sự điều chỉnh, tự hoàn thành mọi nhiệm vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi của mình. Nói cách khác, năng lực hành vi dân sự của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chính là khả năng tham gia các quan hệ pháp luật dân sự của trẻ em. Pháp luật xác định khả năng này dựa trên các 2 yếu tố tuổi và sức khỏe (bao gồm sức khỏe thể lực và sức khỏe trí lực). Điều kiện sức khỏe về thể lực công dân cần phải có là tình trạng sức khoẻ bình thường để có thể thực hiện được các công việc trong sinh hoạt và lao động sản xuất nhất định theo yêu cầu chung của xã hội. Điều kiện sức khỏe về trí lực là khả năng nhận thức của công dân đối với hành vi mà họ thực hiện. Để có sức khoẻ và trình độ nhận thức như trên, công dân phải đạt đến một độ tuổi nhất định và phát triển bình thường, khi đó công dân mới có năng lực hành vi dân sự như quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ…”.


Trong quan hệ dân sự, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự xuất hiện không đồng thời. Năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết, và năng lực này không bị hạn chế, trừ những trường hợp do pháp luật quy định; trong khi đó, năng lực hành vi dân sự được xác định có từ khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp cá nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự - Điều 19 Bộ luật dân sự 2005. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận sự khác nhau về năng lực hành vi của cá nhân, mặc dù Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi; tuy nhiên, tùy thuộc vào việc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật nào thì sẽ do ngành luật đó điều chỉnh, ví dụ theo Luật Dân sự thì người thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi sẽ phải có người đại diện theo pháp luật; hoặc Luật Lao động quy định: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” (Điều 6). Như vậy, trẻ em chưa đủ 15 tuổi được người sử dụng lao động nhận vào làm việc ở một số nghề và công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định, có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu thì cũng được coi là người lao động, và người sử dụng lao động không vi phạm quy định cấm sử dụng lao động trẻ em. Trong quan hệ pháp luật lao động này, những chủ thể nói trên được coi là người có năng lực hành vi lao động không đầy đủ, năng lực hành vi lao động một phần. Hoặc theo quy định của Luật Hình sự, trẻ em từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguy hiểm và gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Vì đối tượng là trẻ em, chưa phát triển đầy đủ và chưa có đủ năng lực hành vi nên pháp luật đã quy định chế định về người giám hộ/ người đại diện theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.


Xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội: trẻ em luôn được coi là sống phụ thuộc vào gia đình từ nhỏ, và không phải là thành phần lao động chính trong gia đình cũng như xã hội. Mặc dù trên thực tế, trẻ em vẫn tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập ở gia đình, đặc biệt ở nông thôn. Với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì nhiều em là lao động chính nuôi sống bản thân và gia đình mình nhưng những công việc các em đang làm lại không được điều chỉnh bởi pháp luật như: nhặt rác, bán báo… và chịu sự thua thiệt khi tham gia các “giao dịch” với người lớn. Bên cạnh đó, quan niệm truyền thống con phải theo cha: “..con phải làm việc để gia đình thêm giàu có…” [28, tr.39] vẫn còn phổ biến trong xã hội, nhiều gia đình thay vì khuyến khích con đến trường lại bắt con phải ở nhà lao động giúp cha mẹ - nghĩa là đứa trẻ phải thực hiện nghĩa vụ lao động trước khi được hưởng quyền học tập. Những em mồ côi hoặc bị bỏ rơi tuy không được yêu thương chăm sóc nhưng vẫn có thể tự mình làm một số công việc để kiếm sống, còn những em bị khuyết tật bị coi là “đồ vô tích sự, bỏ đi, ăn bám” gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Khả năng tự vệ của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn rất yếu khi phải trực tiếp tham gia và các mối quan hệ xã hội. Với tuổi đời còn nhỏ, trí tuệ và thể lực chưa phát triển đầy đủ, thêm vào đó trình độ nhận thức kém, nên dễ bị lạm dụng, bị cưỡng bức, xâm hại của người lớn.

Quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác cho thấy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ được thực hiện chủ yếu mang tính cứu trợ, và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là đối tượng được thụ hưởng từ các cơ quan – tổ chức – cá nhân, còn bản thân đối tượng này dường như mất vai trò chủ động tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân khi tham gia các quan hệ xã hội do ngành luật dân sự điều chỉnh. Chính vì lẽ đó, các quyết định liên quan được đưa ra căn cứ trên cơ sở một quyết định của cơ quan Nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024