Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 2


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN


1. Khái niệm và vai trò của pháp luật dân sự trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Từ thực tiễn phát triển của Việt Nam, đặc biệt qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đời sống xã hội, trong đó đề cao hoạt động bảo vệ quyền con người được coi là nhân tố tạo dựng nên một xã hội dân chủ, văn minh và tiến bộ. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định : “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia” [1]. Điều này đã trở thành nền tảng, định hướng chính trị quan trọng trong hoạt động thực tiễn bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người tại Việt Nam.

1.1.1. Quyền con người và quyền trẻ em.

Quyền con người


Trẻ em cũng là một con người, một thực thể tự nhiên – xã hội. Nghiên cứu về trẻ em, trước hết, cần nghiên cứu trẻ em với tiếp cận từ quyền của con người. Vậy quyền con người là gì?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Khái niệm quyền con người có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau (kinh tế, triết học, chính trị học…), vì vậy, đây là khái niệm rộng và phức tạp. Căn cứ vào những cách tiếp cận khác nhau đó nên cũng tồn tại những cách xử lý, thái độ khác nhau khi giải quyết các vấn đề về quyền con người. Hiện đang tồn tại 3 quan điểm về quyền con người: 1) nhìn con người như một thực thể tự nhiên và quyền con người là quyền lợi “bẩm sinh” và là


Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 2

quyền tự nhiên không thể tách rời gắn với mỗi cá nhân con người; 2) con người và quyền của con người có được trong các mối quan hệ xã hội nhất định. Quan điểm 1 tuyệt đối hóa quyền con người với tư cách là quyền của thực thể sinh học – tự nhiên thuần túy, dẫn đến tuyệt đối hóa cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng xã hôi, coi quyền con người là bất biến, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, quốc gia, dân tộc; đồng thời, phủ nhận tính xã hội, tính giai cấp của quyền con người. Trong khi đó, quan điểm thứ 2 chỉ quan niệm con người là một thực thể xã hội, và quyền con người được xác định trong mối quan hệ với các thành viên khác trong xã hội và được nhà nước, pháp luật ghi nhận. Quan điểm 2 đã khắc phục được nhược điểm của quan niệm thứ nhất bằng cách ghi nhận tính xã hội và tính giai cấp của quyền con người, tuy nhiên, dường như quyền con người đã trở thành một sản phẩm của Nhà nước, do nhà nước và giai cấp thống trị định đoạt.

Quan điểm thứ 3 là quan điểm biện chứng của triết học Mác – Lê nin. Triết học Mác – Lênin xem xét con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, đồng thời cũng là một thực thể tự nhiên trong cộng đồng xã hội loài người. Quan điểm này phù hợp với bản chất của con người. Bởi con người chính là sản phẩm được sinh ra từ quá trình tiến hóa lịch sử - tự nhiên, đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử - xã hội. Con người biến đổi tự nhiên và xã hội, nhưng ngược lại, cũng chịu sự tác động trở lại của tự nhiên – xã hội. Chính vì vậy, quyền con người bên cạnh tính tự nhiên, còn mang tính xã hội, tính giai cấp. Tính xã hội và tính giai cấp của quyền con người theo tác giả Jacques Mourgon quan niệm: “ quyền của con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển, mà con người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với những cá nhân và chính quyền” [22].


Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người năm 1948 không đưa ra khái niệm hay định nghĩa “quyền con người”, tuy nhiên, tuyên ngôn đã quy định các quyền của con người được hưởng như: quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân, quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi, quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong lãnh thổ của quốc gia, quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ, quyền có quốc tịch….. [21]. Việt Nam đã tham gia, ký kết Công ước quốc tế liên quan đến quyền con người như: Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948… như một minh chứng cho lý tưởng thực hiện và bảo đảm quyền con người tại nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là đặt con người vào vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, trong đó thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững, để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước một cách thắng lợi. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “ Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”. Đây là cơ sở chính trị vững chắc để tiến hành những hành động thực tiễn nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21.

Quyền trẻ em

Tùy thuộc vào cách tiếp cận của từng ngành và từng lĩnh vực nghiên cứu sẽ có những định nghĩa khác nhau về trẻ em. Trẻ em dưới góc độ tâm lý học được xác định căn cứ vào độ tuổi và tâm lý theo từng giai đoạn phát triển. Việc phân chia tùy thuộc vào mức độ phát triển về thể chất, trí tuệ tâm lý, cũng như yếu tố hạ tầng văn hóa – kinh tế- xã hội của từng quốc gia. Mặc dù


vậy, nhìn chung, theo các nhà tâm lý học thì giai đoạn trẻ em trở thành người trưởng thành là tuổi 18.

Dưới góc độ nghiên cứu pháp lý, trẻ em là người chưa thành niên. Khái niệm trẻ em theo TS Trần Thị Thanh Thanh là “một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người” [33]. Theo quy định tại Điều 1 Công ước về Quyền Trẻ em năm 1989 của Liên Hợp Quốc thì “trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Việc xác định rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời kỳ trẻ em của một người rất quan trọng, đặc biệt dưới góc độ pháp lý. Bởi dưới góc độ pháp lý, mỗi người đều được xem xét như một chủ thể của pháp luật, nghĩa là gắn liền với những quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể. Công ước nhấn mạnh: “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Như vậy, quốc tế quy định thời điểm bắt đầu được tính từ khi còn là bào thai. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 14/11/1979 đã định nghĩa trẻ em “bao gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi”. Tiếp nối Pháp lệnh trên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và năm 2004 định nghĩa trẻ em tại Điều 1: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Với thời gian, thời điểm kết thúc giai đoạn trẻ em đã thay đổi từ 15 tuổi thành 16 tuổi, nhưng rõ ràng pháp luật Việt Nam không thừa nhận chủ thể của pháp luật khi còn là bào thai, mà chỉ thực sự được công nhận từ thời điểm được sinh ra. Xét từ góc độ tâm sinh lý – xã hội thì “trẻ em” là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần - tức là còn đang trưởng thành và chưa phải là người lớn, do đó về mặt xã hội cũng chưa có những


nhận thức đầy đủ, đúng đắn và toàn diện.


- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có thuật ngữ “người chưa thành niên”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Người chưa thành niên cũng là những người chưa trưởng thành và chưa có quyền công dân đầy đủ. Vị thành niên là giai đoạn phát triển của dậy thì, chuyến tiếp từ trẻ em lên người lớn, theo Công ước, những người ở độ tuổi từ 11- 19 tuổi. Chia làm 3 giai đoạn: vị thành niên sớm (từ 11- 14 tuổi), vị thành niên trung (14-16 tuổi) và vị thành niên lớn (16-19 tuổi). Như vậy, vị thành niên bao gồm một phần của tuổi trẻ em (11-16 tuổi).

Theo Từ điển luật học [27, tr.568], thuật ngữ vị thành niên và người chưa thành niên được hiểu như sau: “Vị thành niên (chưa thành niên) là người chưa đến tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm. Người chưa đủ 18 tuổi là vị thành niên”.

Như vậy, khái niệm người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao hàm cả khái niệm trẻ em, cụ thể là những người từ 16 tuổi đến 18 tuổi tuy chưa phải là người thành niên nhưng cũng không phải là trẻ em, và tư cách chủ thể của nhóm trẻ em (dưới 16 tuổi) và nhóm từ 16 tuổi đến 18 tuổi cũng không đồng nhất về quyền và nghĩa vụ.

Quyền trẻ em là một khái niệm được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) với việc thành lập các tổ chức Cứu trợ trẻ em ở Anh và Thụy Điển trong năm 1919. [37,tr.153]. Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước về quyền trẻ em và Công ước này có hiệu lực kể từ ngày 2/9/1990, với 54 điều khoản và được các quốc gia, cộng đồng quốc tế công nhận. Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt,


kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” [26]. Và trẻ em với tư cách là một con người, được công nhận có đầy đủ các quyền con người như người đã trưởng thành, trong đó được chia ra thành 5 nhóm: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Trên cơ sở đó, bên cạnh quy định về quyền con người của trẻ em như quyền được sống và phát triển, quyền được bảo vệ khỏi bị áp bức và tổn thương về thể chất và tinh thần..., thì nhóm chủ thể này có những quyền khác đặc trưng cho lứa tuổi. Những quyền đặc trưng đó bao gồm: quyền được sống cùng cha mẹ, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng, quyền được nhận làm con nuôi.....được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống của trẻ. Có thể tập hợp các quyền của trẻ em thành 4 nhóm quyền như sau:

a) quyền sống còn: quyền của trẻ em được sống va được đáp ứng những nhu cầu để tồn tại (mức sống đủ, có nơi ở và được chăm sóc sức khỏe...)

b) quyền được bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ chống lại tất cả các hình thức lạm dụng, sao nhãng và bóc lột (lạm dụng khi vi phạm pháp luật hình sự, không bị tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang, bảo vệ đặc biệt khỏi nạn tra tấn, lao động trẻ em, nghiện ma túy và lạm dụng tình dục...)

c) quyền được phát triển: những điều kiện mà trẻ em cần có để có thể phát triển đầy đủ nhất (quyền được học tập, vui chơi, tiếp cận thông tin, tự do tín ngưỡng tôn giáo...)

d) quyền tham gia: trẻ đóng vai trò tích cực trong cộng đồng và đất nước của mình (tự do bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em...)


Trẻ em cũng có những quyền khác như những thành viên trong xã hội ví dụ: quyền chính trị - kinh tế - xã hội với tư cách là một công dân của quốc gia và với tư cách là một thành viên của cộng đồng người. Tuy nhiên, những nhóm quyền này được quy định bởi mỗi quốc gia căn cứ trên những quy định chính của Công ước quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Từ đó có thể thấy quyền trẻ em luôn gắn liền với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hôi và văn hóa của từng quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn nhấn mạnh: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm cụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ…Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt” [3, tr.467-468]. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em thường xuyên được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đặc biệt, khi đất bước vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa của quá trình đổi mới, bắt đầu từ năm 1986, khi Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề cập đến quyền của công dân, tập trung vào một số chương trình xã hội như: tạo công ăn việc làm, chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục trẻ thơ, giáo dục tiểu học, trung học và đại học cũng như dạy nghề, bảo hiểm an toàn xã hội và quan tâm đặc biệt đến dân tộc thiểu số. Trong năm 1989, Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em và đây là bước tiến quan trọng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam cho sự phát triển thế hệ tương lai của đất nước. Sau đó Việt Nam tiếp tục phê chuẩn công ước số 182 của ILO về chống lại các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em…

Những biến đổi sâu sắc trên phạm vi toàn xã hội cũng như đối với mỗi gia đình đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến trẻ em. Triển khai thực hiện quyền trẻ em cũng góp phần vào thực hiện quyền con người. Chính phủ Việt Nam khẳng định: “ Công ước về quyền trẻ em là một trong những điều ước


Liên hợp quốc quan trọng về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn. hiện tại, thực hiện quyền trẻ em là một trong những trọng tâm của quyền con người ở Việt Nam”.

1.1.2. Khái niệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vai trò của pháp luật dân sự


Khái niệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn


Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, trên cơ sở những quy định của công ước về Quyền trẻ em về một nhóm trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt. Nhóm trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt gồm: trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em tàn tật, trẻ em làm con nuôi, trẻ em nghiệm ma túy, trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bắt cóc và bị buôn bán…

Điều 3 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 giải thích: “ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng” [12]. Để làm rõ hơn, Điều 40 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 liệt kê đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đó là: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật. Những đối tượng trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, với cộng đồng. Khi so sánh với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em về khái niệm trẻ em nói chung, khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024