Các Khía Cạnh Bảo Vệ Nạn Nhân Của Tội Phạm Là Trẻ Em Trong Các Quy Định Pháp Luật

cho cơ quan nhà nước được phép thực hiện các biện pháp cưỡng chế tại chỗ nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác cho công dân. Như vậy khi trẻ em bị xâm hại bởi các hành vi vi phạm pháp luật cơ quan này phải có các hoạt động, phương án bảo vệ nạn nhân một cách kịp thời, nhanh chóng và sử dụng các biện pháp khẩn trương ngay tại chỗ để bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ một cách tốt nhất để tránh được những hậu quả xấu xảy ra.

Gia đình là nơi các em sinh sống, ở đó trẻ em có quyền được nuôi dưỡng, được yêu thương chăm sóc từ thành viên trong gia đình. Nhưng thực tế cho thấy rằng hiện nay tại Việt Nam tình trạng bạo lực trẻ em xảy ra rất nhiều. Bạo lực gia đình không những chỉ nhằm vào phụ nữ mà đối tượng của bạo lực gia đình còn có cả trẻ em “những chủ nhân tương lai của đất nước”. Trẻ em mà sống trong cảnh bạo lực gia đình và chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển hài hoà về thể chất và nhân cách. Nhận thức được hậu quả đó, nhà nước đã ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 gồm các quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tại chương 3 của luật này có quy định về việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình. Điều 19 quy định Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc). Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân. Qua sự tổng hợp của Báo dân chí cho biết “ theo Báo cáo chuyên đề can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực thông qua đường dây tư vấn và hỗ

trợ trẻ em 1800 1567 của Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 5/2017, trong tổng số 698 ca trẻ em bị bạo lực có tới 91,7% bị bạo lực thân thể; trẻ em từ 0-10 tuổi chịu bạo lực nhiều nhất (chiếm 56,9%); tỉ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia đình là cao nhất (63,2%), sau đó đến trường học là 20,1%.” , như vậy chúng ta có thể thấy con số nạn nhân là trẻ em của hành vi bạo lực gia đình rất cao. Thông qua các quy định tại Luật phòng chống bạo lực gia đình mỗi người dân trong xã hội đề cao việc bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình, là cơ sở pháp lý để người dân áp dụng các hoạt động bảo vệ trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình.

VD vụ án bé Nguyễn Thị Thúy 13 tuổi bị đối tượng Nguyễn Hữu Thuyên là bố đẻ hành hạ bằng các hành vi bẻ rang, cạo trọc đầu, xâu tai, đánh đập một cách tàn bạos. Bị người bố bất nhân hành hạ, năm 2004 sau lần đánh con gái bị chấn thương ở tay, Công an huyện đã lập hồ sơ cho Thuyên đi giáo dục tại cơ sở địa phương rồi cho về. Đến năm 2006, Nguyễn Hữu Thuyên không tiến bộ, vẫn tiếp tục tái diễn bạo hành với con. Công an huyện đã lập hồ sơ khởi tố bị can về tội ngược đãi con. Thuyên bị xử 12 tháng tù treo và 24 tháng thử thách.

Đây là một vụ bạo lực gia đình khiến dư luận xôn xao, sau khi vụ án được giải quyết bé Thúy đã được hỗ trợ điều trị về tâm lí và chi phí đi lại.

Vì xét xử là một hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em do vậy các quy định về thẩm quyền xét xử, trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thực hiện hoạt động xét xử cũng là những quy định pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trong Luật tổ chức tòa án năm 2014 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.” Theo đó Tòa án là nơi xét xử các vụ án phạm tội đối với trẻ em, thông qua hoạt động này bảo đảm quyền và lợi ích họp pháp cho trẻ em. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Tòa án

phải nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định của pháp luật, xử đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và phải đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em lên hàng đầu. Xử phạt xứng đáng, nghiêm minh và thẳng tay đối với những tội phạm xâm hại trẻ em từ đó bảo vệ nạn nhân, đồng thời răn đe, giáo dục người dân.

Chính những quy định pháp luật trên đây đã trở thành cơ sở để nhà nước ta áp dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay.Ngoài ra nước ta có rất nhiều các quy định khác liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật lao động 2012, Luật phòng chống mua, bán người năm 2011, Luật tố cáo 2018, Luật giáo dục 2015..vv

2.2.1. Các khía cạnh bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong các quy định pháp luật

2.2.1.1 Nguyên tắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Là những người bị hành vi của tội phạm xâm hại, hơn ai hết nạn nhân của tội phạm cần được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của gia đình. Có nhiều người sau khi thực hiện hành vi phạm tội thường tìm cách đe dọa, khống chế nạn nhân nhằm che giấu hành vi phạm tội. Một số người phạm tội còn tìm cách giết nạn nhân để bịt đầu mối nhất là những nạn nhân đã biết rõ về nhân thân của người phạm tội và các nạn nhân này đang hợp tác với cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Đối mặt với những nguy cơ đó, việc bảo vệ nạn nhân và gia đình họ là việc hết sức cấp bách, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn phải tích cự chủ động thực hiện. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em và gia đình họ trước hết đảm bảo cho họ nguy cơ tiếp tục trở thành nạn nhân của tội phạm. Mặt khác việc bảo vệ đó giúp họ yên tâm tích cực hợp tác với cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 7

Bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em, đảm bảo quyền bồi thường thiệt hại cho nạn nhân cũng là nguyên tắc cơ bản.Thiệt hại mà tội phạm gây ra cho nạn nhân là trẻ em trong nhiều trường hợp

là rất nghiêm trọng bao gồm các thiệt hại về thể chất và tinh thần.Những thiệt hại này cần phải bù đắp đảm bảo cho nạn nhân và gia đình của họ sớm trở lại cuộc sống bình thường. Mức thiệt hại phải được xác định trên cơ sở đảm bảo khắc phục được tương đối những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho nạn nhân. Đối với thiệt hại về tinh thần, cần xác định tương đối cụ thể các mức độ bồi thường tương xứng với các thiệt hại mà hành vi phạm tội đã gây ra. Trên cơ sở đó các cơ quan áp dụng pháp luật mới có thể xác định được mức bồi thường thỏa đáng.

Quyền quan trọng của nạn nhân cần được đảm bảo là quyền bí mật cá nhân nhất là nạn nhân của tội phạm tình dục. Chỉ trên cơ sở đảm bảo tốt nhất những quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em mới nhanh chóng giúp họ khắc phục thiệt hại, cũng như yên tâm cộng tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.

 Nguyên tắc đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi của nạn nhân Ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại các nạn nhân của tội phạm là trẻ em đã có nhu cầu cần được bảo vệ và trợ giúp. Sự bảo vệ kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa có hiệu quả những nguy hiểm tiếp theo đe dọa, xâm hại đến nạn nhân và gia đình của nạn nhân đồng thời giúp họ khắc phục được những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Một số trường hợp, do trình độ dân trí còn hạn chế nên các nạn nhân không nhận thức được đó là hành vi phạm tội hoặc khi bị hành vi phạm tội xâm hại họ không biết cách thức, địa chỉ cũng như nội dung được bảo vệ, trợ giúp. Vì vậy đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng, kịp thời của nạn nhân và nhân chứng với hệ thống bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em chính là đảm bảo sự tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống cơ quan, tổ chức thực hiện bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em phải được tổ chức rộng rãi trên toàn lãnh thổ của đất nước. Mặt khác cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi cá nhân trong xã hội biết đầy đủ thông tin về hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em để họ có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng với hệ thống bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

 Nguyên tắc huy động sức mạnh của mọi tầng lớp tham gia

Nạn nhân của tội phạm là trẻ em chiếm số lượng ko nhỏ và phân bố trên mọi miền của đất nước. Trong số đó, có nhiều người cần đến sự bảo vệ và trợ giúp, nhất là các nạn nhân đang tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em đòi hỏi phải có kinh phí không nhỏ.Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em phải huy động động tối đa nguồn lực từ mọi tâng lớp nhân dân trong xã hội để hỗ trợ hoạt động này. Các cơ quan tư pháp hình sự là lực lượng nòng cốt nhưng chưa đủ cho hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Bên cạnh các cơ quan tư pháp hình sự, cần có sự trợ giúp tham gia tích cự của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào hoạt động này.

 Đảm bảo tính pháp chế, pháp quyền, quyền con người trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Đảm bảo tính pháp, pháp quyền chế là tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Khi các cơ quan nhà nước và người dân thực hiện hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em phải luôn luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật, tôn trọng quyền con người.

Tôn trọng quyền con người ở cả 2 đối tượng, đối tượng phạm tội và trẻ em là nạn nhân của tội phạm. Đối với hoạt động cưỡng chế, ngăn chặn hành vi phạm tội cơ quan nhà nước và người dân cần đảm bảo quyền con người cho họ. VD như các hoạt động bắt, giam giữ mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế. Các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền của nạn nhân của tội phạm là trẻ em, khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị cưỡng chế. Vì một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin... của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan bảo vệ

nạn nhân của tội phạm là trẻ em, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

2.2.1.2. Chủ thể

Pháp luật, chính sách tiếp tục được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tình hình mới; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu sống an toàn, phát triển hài hòa của trẻ em. Luật bảo vệ trẻ em 2016 quy định, hiện nay có 15 cơ quan tổ chức có tránh nhiệm bảo vệ trẻ em đó là:

Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân ; Bộ lao động thương binh & xã hội; Bộ tư pháp; Bộ y tế; Bộ giáo dục và đào tạo; Bộ văn hóa, thể thao và du lịch; Bộ thông tin và truyền thông; Bộ công an; Ủy bạn nhân dân các cấp; Quỹ Bảo trợ trẻ em; Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Đoàn thanh niên Cộng sản HCM; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển cả về thể chất và tinh thần. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi vậy gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

“Trẻ em” là người dưới 16 tuổi. Trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Tất cả những người có tiếp xúc chuyên môn với trẻ (bao gồm giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên xã hội, công an, cán bộ cộng đồng) đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với nguy cơ trẻ em bị xâm hại.


Bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em là nạn nhân của tội phạm là một việc không chỉ riêng ai, vấn đề này mang tính chất của toàn xã hội. Gia đình có trách nhiệm

chăm lo, yêu thương dạy dỗ và bảo vệ con trẻ. Không ai bảo vệ các em tốt hơn là chính gia đình. Vì vậy, để các em có một cuộc sống an bình, trước hết các bậc phụ huynh phải là những người am hiểu pháp luật, đặc biệt là Luật trẻ em. Thứ hai, mỗi gia đình cần trang bị cho mình những kỹ năng về chăm sóc và bảo vệ con cái; mỗi ông bố, bà mẹ cần chủ động tiếp nhận kiến thức trên sách báo, các hoạt động truyền thông cộng đồng… về bảo vệ trẻ em. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai, mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ một môi trường sinh sống, học tập và vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh.

Nhà nước có trách nhiệm ban hành hệ thống pháp luật cũng cần tăng cường tính răn đe, bởi một số đối tượng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và chừng nào những trường hợp này chưa bị tòa tuyên án, chưa bị khởi tố thì loại tội phạm này vẫn sẽ coi thường dư luận, coi thường pháp luật. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, một khi đã dính líu đến các vụ xâm hại trẻ em và đặc biệt là xâm hại tình dục thì những đối tượng này rất khó trở lại cuộc sống bình thường.Ngược lại ở Việt Nam, những nghi phạm này vẫn có một cuộc sống thoải mái, thậm chí người phải rời khỏi nơi sinh sống lại chính là gia đình và nạn nhân của các vụ xâm hại.Đây là điều không bình thường và buộc chúng ta phải có sự thay đổi.

Để làm tốt hơn công tác bảo vệ trẻ em thì từng cán bộ, công chức, viên chức, thành viên của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội dân sự thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đối với từng trường hợp trẻ em có nguy cơ hoặc đang bị tổn thương vì bạo lực, bị xâm hại.

 Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án.

Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm.Với chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải là trung tâm của hệ thống bảo vệ nạn nhân. Tronghệ thống cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì cơ quan công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ. Với đặc thù nghề nghiệp, Bộ công

an là cơ quan có thể thành lập lực lượng đặc biệt thực hiện các hoạt động bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của nạn nhân. Cơ quan công an cần phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát và tòa án trong việc xác định những trường hợp cần được được bảo vệ, biện pháp và các chương trình cần thiết áp dụng để bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ em là nạn nhân của tội phạm. Cơ quan công an cũng phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, và cá nhân trong xã hội để tận dụng sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ an toàn nhất tính mạng, tài sản của nạn nhân và gia đình của họ. Theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động xét xử của mình, toàn án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Như chúng ta đã biết, không ai được cho là có tội nếu không có bản án, quyết định của toàn án tuyên người đó có tội. Thông qua bản án, quyết định của toàn án mà tội phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý mà pháp luật đã quy định, tòa án cần xét xử nghiêm minh, trừng trị thích đáng các trường hợp phạm tội với trẻ em đảm bảo cho việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em, phòng ngừa các hành vi tái trở thành nạn nhân của trẻ em và gián tiếp răn đe giáo dục công dân Việt Nam tuân thủ pháp luật.

Theo quy định tại điều 2 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023