Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 1


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1. 10

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 10

1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 10

1.1.1. QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN TRẺ EM 10

1.1.2. KHÁI NIỆM CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 17

2. BẢN CHẤT PHÁP LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 22

3. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐỌAN PHÁT TRIỂN 26

3.1. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1980 TRỞ VỀ TRƯỚC 26

3.2. THỜI KỲ SAU NĂM 1980 ĐẾN NAY 28

CHƯƠNG 2 32

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM 32

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 33

2.1.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 33

2.1.2. NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ 40

2.1.3. QUY ĐỊNH VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 43

2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 70

CHƯƠNG 3 76

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM 76

3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 76

3.1.1. NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN TRẺ EM NÓI RIÊNG 76

3.1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 77

3.1.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC THIẾT CHẾ CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN 78

3.1.4. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 83

3.1.5. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA, VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 84

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM 85

PHƯƠNG HƯỚNG THỨ NHẤT 85

PHƯƠNG HƯỚNG THỨ HAI 86

PHƯƠNG HƯỚNG THỨ BA 86

PHƯƠNG HƯỚNG THỨ TƯ 87

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM 87

GIẢI PHÁP 1. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BAN HÀNH MỚI MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 87

GIẢI PHÁP 2. TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG, CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN 88

GIẢI PHÁP 3. GIẢI QUYẾT CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN DẪN ĐẾN TRẺ RƠI VÀO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 88

GIẢI PHÁP 4. ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

DANH MỤC BẢNG BIỂU



TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Kinh phí dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001 - 2005

69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự - 1


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Việt Nam sau 20 năm tiến hành đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và tạo được những chuyển biến rõ rệt trên mọi mặt đời sống xã hội. Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó các quyền con người được quan tâm và là một trong những nội dung chính của quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.

Hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã đạt được những thành tựu nhất định, và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, toàn cầu hóa và đô thị hóa, sự chuyển đổi cơ chế quản lý và định hướng kinh tế thị trường cũng đồng thời làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề khác như khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng… cùng với nhu cầu thực tiễn của công việc khi thực hiện dự án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại một số địa phương, cho thấy hoạt động chăm sóc và bảo vệ cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, chẳng hạn như sử dụng lao động trẻ em mồ côi/ trẻ em khuyết tật…

Để tiếp tục sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và bảo đảm các quyền con người, nhu cầu cần thực hiện nghiên cứu để có những giải pháp pháp lý hữu hiệu trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là rất cần thiết. Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tôi đã chọn đề tài: “ Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở lý luận và


thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các khía cạnh xung quanh vấn đề trẻ em, như: “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam” (1996) của GS Nguyễn Đình Lộc, “ Bảo vệ Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam” (2005) của UNICEF, “Quyền trẻ em đối với tài sản và thừa kế tài sản: một vấn đề lý luận và thực tiễn” (1998) của PGS Hà Thị Mai Hiên, “Cơ chế pháp ý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam” của ThS Chu Mạnh Hùng (2005)… Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn. Tuy nhiên, phần lớn những công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến quyền trẻ em nói chung mà chưa có công trình nghiên cứu quan tâm riêng đến khía cạnh lý luận và thực tiễn pháp lý dành cho đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, một số bài viết trên các tạp chí đề cập đến vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm làm rõ một số quy định của pháp luật cũng đã được tham khảo. Đề tài: “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” mong muốn tìm hiểu các quy định hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên cơ sở nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em trong pháp luật dân sự, để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thực tiễn.


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những khía cạnh lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên cơ sở nghiên cứu các quy định của luật thực định, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này; từ đó đề ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung trong điều kiện hiện nay.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:


- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng tại Việt Nam

- Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng như việc thi hành trong thực tiễn để thấy được những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị

- Đề xuất một số giải pháp và phương hướng để các quy định của pháp luật Việt Nam về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có tính khả thi trong thực tiễn

Do điều kiện hạn chế, đề tài chủ yếu được nghiên cứu tập trung trong phạm vi luật thực định.

4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu


Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin như: pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, được hình thành từ một cơ sở hạ tầng phù hợp, nhưng có tác động trở lại nhất định đối với cơ sở hạ tầng...và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng các phương pháp


nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực của đề tài, như: phương pháp tổng hợp, so sánh luật, phương pháp phân tích lịch sử, thống kê, điều tra xã hội học …

Các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề trẻ em, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực dân sự, các quy phạm pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật lao động … được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu về các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dưới góc độ pháp lý của ngành luật dân sự.


5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài


Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập khi nghiên cứu những vấn đề về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, nó cũng có giá trị nhất định đối với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan, tổ chức trong việc nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện những quy định về vấn đề này dưới góc độ pháp luật.


6. Cấu trúc của luận văn


Phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn về đề tài “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” được chia làm 3 chương như sau:

- Chương 1. Những vấn đề lý luận pháp lý về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


- Chương 2. Thực trạng pháp luật dân sự và thực tiễn thi hành pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam

- Chương 3. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024