Bài Tập Số 4.4.2. Thực Hiện Xử Lý Độ Ẩm Cao Và Thấp


2.2. Bài tập số 4.4.2. Thực hiện xử lý độ ẩm cao và thấp

- Mục tiêu: Thực hiện kiểm tra độ ẩm của sinh khối đúng yêu cầu kỹ thuật, xử lý trường hợp ẩm độ cao và thấp đúng kỹ thuật.

- Nguồn lực: bao tay, cuốc, xẻng, cào...

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:

+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;

+ Thực hiện kiểm tra độ ẩm của sinh khối đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Xử lý trường hợp ẩm độ cao và thấp đúng kỹ thuật

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên kiểm tra ẩm độ của 1 ô chuồng nuôi trùn và xử lý ẩm độ cao/thấp đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.

2.3. Bài tập số 4.4.3. Thực hiện che ánh sáng cho trùn

- Mục tiêu: Thực hiện kiểm tra ánh sáng và thực hiện che chắn ánh sáng cho trùn đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Nguồn lực: Bao tải, rèm che, dây kẽm

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:

+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;

+ Thực hiện che chắn ánh sáng đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên che chắn ánh sáng của 1 ô chuồng nuôi trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.


C. Ghi nhớ

Môi trường thuận lợi cho trùn sinh trưởng và phát triển là:

+ Nhiệt độ sinh khối trùn: 25-30°C;

+ Độ pH: 6,8-7,5;

+ Độ ẩm: 60-70%;

+ Cần phải che chắn để ánh sáng không chiếu vào chuồng nuôi trùn.


Bài 4: PHÒNG TRỪ ĐỊCH HẠI TRÙN

Mã bài 04 – 04


Giới thiệu

Để nuôi trùn quế mang lại hiệu quả thì người nuôi trùn phải quan tâm đến các công việc như: cho trùn ăn, tưới ẩm trùn, kiểm tra các yếu tố môi trường nuôi trùn, phòng và xử lý bệnh hại trùn. Ngoài ra, người nuôi cũng cần quan tâm đến các yếu tố địch hại trùn. Do đó, đòi hỏi người nuôi trùn cần phải có những hiểu biết chung về địch hại trùn cũng như lựa chọn được phương pháp phòng trừ địch hại phù hợp trong quá trình nuôi.


Mục tiêu

- Phát hiện được những loại địch hại trùn;

- Chọn phương pháp xử lý và xử lý địch hại trùn hiệu quả; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.


A. Nội dung

1. Kiểm tra hoạt động bất thường của trùn

Trùn là con vật không có khả năng tự vệ và nó lại là món mồi ngon của nhiều loài vật khác như: tắc kè, kè nhông, rắn mối, gà, vịt, kiến, dế,… vì vậy, trùn thường trốn trong đất, chỉ bò lên bề mặt để tìm thức ăn.

Quan sát luống trùn hàng ngày để phát hiện những bất thường của trùn nhằm 1

Quan sát luống trùn hàng ngày để phát hiện những bất thường của trùn nhằm phòng ngừa một số loài vật khác tấn công làm tổn thương và thất thoát trùn. Các loại hoạt động bất thường của trùn gồm:


- Trùn bò nhiều lên trên bề mặt luống nuôi, thùng, hộp… (Hình 4.4.1).


Hình 4.4.1. Trùn bò lên bề mặt luống nuôi


- Trùn bò đi khỏi thùng, hộp, chuồng nuôi (Hình 4.4.2).

- Trùn bị chết;

- Số lượng trùn bò lên bề mặt luống để ăn bị giảm;

- Đất trong luống nuôi trùn bị cào xới.


2. Quan sát địch hại trùn



Hình 4 4 2 Trùn bò khỏi thùng nuôi Quan sát thấy trùn hoạt động bất thường 2

Hình 4.4.2. Trùn bò khỏi thùng nuôi

Quan sát thấy trùn hoạt động bất thường cần phải theo dõi luống nuôi trùn thường xuyên để xác định loại địch hại nào tấn công gây hại cho trùn. Kiểm tra địch hại bằng các phương pháp sau:

- Quan sát các khe hở giữa các viên gạch dùng để quay thành luống nuôi để phát hiện nhái, cóc, ễnh ương, tắc kè, kỳ nhông … thường lẫn trốn trong các khe hở. Chúng thường rất thích ăn trùn, chỗ nào có trùn là sẽ có chúng kéo tới. Khi mở tấm phủ ra, cần phải quan sát kỹ tránh không phát hiện địch hại đang ẩn nấp bên trong.

- Nghe âm thanh lạ xung quanh luống nuôi, thường chuột trù có mùi hôi và gọi nhau “chít chít”;

- Quan sát xung quanh khu vực nuôi trùn để phát hiện và xử lý gà, vịt vào ăn trùn.

- Hàng ngày cần kiểm tra bề mặt luống nuôi một lần để kịp thời phát hiện một số loài địch hại như gà, vịt, chim chóc, dế hay kiến.

3. Xác định loại địch hại trùn

Trùn là loài vật hiền lành mà lại có nhiều kẻ thù. Có nhiều loài địch hại gây hại cho trùn gồm:

3 1 Các loài lưỡng cư Cóc nhái ngóe ễnh ương chẫu chàng rất thích ăn trùn 3

3.1. Các loài lưỡng cư

Cóc, nhái, ngóe, ễnh ương, chẫu chàng rất thích ăn trùn. Chúng thường chui vào trong luống, nằm lẫn trong phân (Hình 4.4.3).


Hình 4.4.3. Cóc xâm nhập vào luống trùn


Da cóc có khả năng biến đổi màu cho thích ứng với môi trường. Do đó, rất khó phát hiện sự có mặt của chúng trong luống trùn.

Cóc bắt mồi bằng lưỡi, lưỡi của chúng đính với hàm trên. Khi thấy trùn bò lên, chúng phóng lưỡi ra, kéo con mồi vào mồm và nuốt chửng. Cóc thường nằm im một chỗ để ăn no trùn. Do đó, cần quan sát kỹ để phát hiện và loại trừ cóc trong luống nuôi.

Tuy nhiên, các loài khác như nhái, ngóe, ễnh ương,… thường không nằm im trong luống. Chúng thường tập kích vào ban đêm, ban ngày chúng nằm ẩn vào trong các bụi cây, hang hốc gần luống nuôi. Do đó, chọn nơi nuôi trùn cần tránh gần ao hồ để hạn chế các loài lưỡng cư này.

3.2 Gia cầm, chuột trù và chim trời

Trùn là thức ăn ngon nhất và khoái khẩu đối với gà, vịt, ngan ngỗng. Vì vậy khi nuôi trùn cần có biện pháp ngăn ngừa, xua đuổi chúng và không cho chúng đến gần khu vực nuôi trùn. Không nên để gia cầm “ăn quen bén mùi”.

Chuột trù cũng là kẻ thù của trùn quế Các loài chuột khác ăn ngũ cốc Riêng 4

Chuột trù cũng là kẻ thù của trùn quế. Các loài chuột khác ăn ngũ cốc. Riêng chuột trù thì ăn sâu bọ và chúng cũng thích ăn trùn. Tuy nhiên, chuột rất dễ bị phát hiện vì nhược điểm của chuột trù là có mùi hôi nồng nặc và luôn gọi nhau chít, chít. (Hình 4.4.4).


Hình 4 4 4 Chuột xâm nhập vào luống trùn Chim trời rất thích ăn trùn giống như 5

Hình 4.4.4. Chuột xâm nhập vào luống trùn


Chim trời rất thích ăn trùn giống như gà vịt. Do đó, người nuôi cần phải quây lưới hoặc đan tấm phủ để ngăn sự phá hoại của chim trời. (Hình 4.4.5).


Hình 4.4.5. Chim ăn trùn


3 3 Kiến Kiến thuộc họ côn trùng bộ cánh màng Kiến có mặt khắp nơi và là 6

3.3. Kiến


Kiến thuộc họ côn trùng, bộ cánh màng. Kiến có mặt khắp nơi và là động vật săn mồi, ăn xác chết gián tiếp (Hình 4.4.6).


Hình 4.4.6. Kiến tấn công trùn


Kiến có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 mm, kiến chúa có chiều dài 6 cm. Kiến có nhiều màu sắc khác nhau, hầu hết chúng có màu đỏ hoặc đen, nhưng một vài loài có màu lục và các loài ở vùng nhiệt đới có ánh kim loại. Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn.

4. Chọn phương pháp xử lý địch hại trùn

Tùy theo loại địch hại và điều kiện thực tế của cơ sở nuôi trùn mà chọn phương pháp cho phù hợp. Có nhiều biện pháp xử lý địch hại trùn như:

4.1. Phương pháp thủ công

- Bắt bằng tay: đối với những loại địch hại như gia cầm, cóc, nhái, chuột, chim thì xua đuổi không cho lại gần hoặc bắt ra khỏi luống trùn.

- Tạo hàng rào bảo vệ trùn: dùng lưới có lỗ nhỏ khoảng 1cm2 kéo xung quanh hoặc đậy trên bề mặt luống trùn để địch hại không thể xâm nhập vào.

- Dùng bẫy: sử dụng các loại bẫy chim (Hình 4.4.7), bẫy chuột (Hình 4.4.8).


Hình 4 4 7 Bẫy chim Hình 4 4 8 Bẫy chuột Ưu nhược điểm của phương pháp thủ 7Hình 4 4 7 Bẫy chim Hình 4 4 8 Bẫy chuột Ưu nhược điểm của phương pháp thủ 8


Hình 4.4.7. Bẫy chim Hình 4.4.8. Bẫy chuột


* Ưu nhược điểm của phương pháp thủ công

- Ưu điểm: Không gây tổn hại trùn, an toàn

- Nhược điểm: mất nhiều thời gian, hiệu quả loại trừ địch hại không cao.

4.2. Phương pháp dùng hóa chất

Sử dụng các loại thuốc để diệt chuột, kiến rắc xung quanh và trên bề mặt luống trùn.

* Ưu nhược điểm

- Ưu điểm: diệt được toàn bộ địch hại một cách nhanh chóng

- Nhược điểm: Gây ảnh hưởng đến trùn, trùn có thể chết. Ngoài ra, dùng hóa chất còn gây ô nhiễm môi trường.

4.3. Phương pháp sinh học

Sử dụng một số biện pháp sinh học để diệt một số địch hại như: sử dụng chanh, vỏ cam, giấm, bột mì…để tiêu diệt kiến.

5. Xử lý địch hại trùn

5.1. Xử lý địch hại bằng phương pháp thủ công

- Bắt bằng tay: dùng tay bắt địch hại ra khỏi luống trùn

- Che đậy: dùng lưới có lỗ nhỏ khoảng 1 cm để che đậy trên bề mặt luống trùn, ngăn chặn không cho cóc, nhái, chuột, gia cầm… xâm nhập vào luống trùn. Hoặc dùng tấm bạt ni lông có cắt lỗ nhỏ che lên mặt luống.

- Dùng bẫy: sử dụng các loại bẫy chuột, bẫy chim. Đặt lên bề mặt luống trùn, vị trí đặt nên nằm ở một gốc luống trùn.

5.2. Xử lý địch hại bằng phương pháp dùng hóa chất

Không phun thuốc hóa học trực tiếp lên bề mặt luống trùn.

Khi phát hiện kiến tấn công trùn cần quan sát tìm đường đi và ổ kiến để phun thuốc.

* Thuốc diệt kiến

Thuốc diệt kiến Maxforce Quantum: được cấu thành nên từ những chất Imidacloprid và các chất phụ gia sinh học. Trong đó, chất Imidacloprid chiếm một tỉ lệ nhỏ chỉ đủ để làm kiến chết mà không hề ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, chất Imidacloprid còn làm nên hiệu ứng lây truyền làm cho tổ kiến bị tiêu diệt trong thời gian ngắn (Hình 4.4.9).

Do đặc tính của loài kiến là thường tha mồi về tổ nên khi một số cá thể kiến đến ăn thuốc và tha về tổ thì những con kiến khác trong tổ cũng sẽ ăn thuốc và kiến chết hàng loạt sau 1-2 ngày toàn bộ kiến sẽ bị tiêu diệt tận gốc và rất lâu sau chúng mới xuất hiện lại.


Hình 4 4 9 Một số thuốc diệt kiến thông dụng Thuốc diệt chuột Thuốc diệt 9Hình 4 4 9 Một số thuốc diệt kiến thông dụng Thuốc diệt chuột Thuốc diệt 10


Hình 4.4.9. Một số thuốc diệt kiến thông dụng


* Thuốc diệt chuột

- Thuốc diệt chuột Racumin: đây là một chế phẩm sinh hóa, những động vật có thể trọng dưới 0,5kg ăn phải sẽ dẫn đến xuất huyết nội tạng dẫn đến sốt, mất nước rồi tìm ra chỗ có ánh sáng, nước và chết tại đó (Hình 4.4.10).

Cách sử dụng:

+ Trộn thức ăn (những loại chuột thích ăn) với Raccumin theo tỷ lệ 1:19 gói thành những gói nhỏ đặt vào những nơi chuột hay xuất hiện như bờ tường xung quanh luống trùn.

+ Rải một lớp từ 3-5 mm trên đường chuột hay xuất hiện. Khi thuốc bám vào lông và chân của chuột, chuột liếm chân và liếm lông sẽ liếm luôn thuốc vào trong cơ thể chúng.

- Thuốc diệt chuột Biorat: diệt chuột hiệu quả và ngăn ngừa sự hoạt động trở lại của chuột (Hình 4.4.11).

Cách sử dụng: tương tự như thuốc diệt chuột Racumin. Sau khi ăn Biorat, chuột sẽ có triệu chứng sốt thương hàn. Từ khi thuốc bắt đầu tác động đến khi chuột có triệu chứng bệnh, thời kỳ ủ bệnh và chết đối với chuột cái từ 5 đến 10 ngày và chuột đực từ 3 đến 6 ngày. Thời gian phát triển bệnh đối với chuột cái từ 2 đến 3 ngày và chuột đực từ 1 đến 3 ngày, sau đó chúng sẽ chết.


Hình 4 4 10 Thuốc diệt chuột Racumin Hình 4 4 11 Thuốc diệt chuột Biorat 5 3 Xử lý 11Hình 4 4 10 Thuốc diệt chuột Racumin Hình 4 4 11 Thuốc diệt chuột Biorat 5 3 Xử lý 12


Hình 4.4.10. Thuốc diệt chuột Racumin Hình 4.4.11. Thuốc diệt chuột Biorat


5 3 Xử lý địch hại bằng phương pháp sinh học Vôi rắc vôi xung quanh luống 13

5.3. Xử lý địch hại bằng phương pháp sinh học


- Vôi: rắc vôi xung quanh luống trùn để đuổi kiến và côn trùng (Hình 4.4.11).



- Bột mì: rắc bột mì vào bất kỳ nơi nào có kiến (Hình 4.4.13).

Hình 4.4.12. Vôi bột


Hình 4 4 13 Bột mì Chậu hoa dùng một chậu hoa nhỏ úp ngược lên trên ổ kiến 14

Hình 4.4.13. Bột mì


- Chậu hoa: dùng một chậu hoa nhỏ úp ngược lên trên ổ kiến, sau đó đổ nước sôi thông qua các lỗ thoát nước của chậu hoa để giết kiến.

- Chanh: xịt nước chanh vào ổ kiến, có thể rắc các mẩu vỏ chanh xung quanh các lối đi ngoài trời để ngăn chặn kiến.

- Cam: cho một vài miếng vỏ cam cùng một cốc nước ấm vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi đổ lên những nơi có kiến xuất hiện.

Hạt tiêu hạt tiêu xay nhuyễn rắc lên đường kiến đi kiến sẽ thấy mùi và 15

- Hạt tiêu: hạt tiêu xay nhuyễn rắc lên đường kiến đi, kiến sẽ thấy mùi và bỏ đi (Hình 4.4.14).

- Muối: rắc muối dọc theo đường đi của kiến.


Hình 4.4.14. Hạt tiêu

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí