Câu hỏi 5: Thông thường, trùn sẽ ăn khối lượng thức ăn bằng
a. 1/3 đến 1/2 so với trọng lượng cơ thể
b. 1/2 đến 2/3 so với trọng lượng cơ thể
c. 2/3 đến 1 so với trọng lượng cơ thể
d. Gấp đôi trọng lượng cơ thể
Câu hỏi 6: Nếu kiểm tra thấy phân bò khô có nhiễm nấm mốc thì có thể sử dụng cho trùn ăn không?
a. Có
b. Không
Câu hỏi 7: Nếu kiểm tra thấy đóng ủ chưa hoai do nhiệt độ không đạt thì phải xử lý như thế nào?
Có thể bạn quan tâm!
- Chăm sóc trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 1
- Chăm sóc trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 2
- Múc Thức Ăn Vào Xe Đẩy Hình 4.1.10. Thức Ăn Được Đẩy Vào
- Bài Tập Số 4.2.1. Thực Hiện Tưới Ẩm Cho Trùn Bằng Rổ
- Bài Tập Số 4.4.2. Thực Hiện Xử Lý Độ Ẩm Cao Và Thấp
- Các Câu Hỏi: Hãy Khoanh Tròn Vào Phương Án Trả Lời Đúng Của Các Câu Hỏi Sau Đây:
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
a. Dở đống ủ ra, xới đảo đóng ủ và ủ thêm một thời gian nữa
b. Dỡ đống ủ ra, tưới thêm nước và ủ thêm một thời gian nữa
c. Đậy kín đống ủ lại và ủ thêm một thời gian nữa
d. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 8: Mục đích của việc pha loãng thức ăn là:
a. Làm cho thức ăn mềm
b. Cung cấp ẩm độ cho trùn
c. Cả a và b đều đúng
Câu hỏi 9: Tỉ lệ phân bò tươi với nước là:
a. Tỉ lệ 1:1
b. Tỉ lệ 1:2
c. Tỉ lệ 1:3
d. Tỉ lệ 1:4
Câu hỏi 10: Tỉ lệ phân bò khô với nước là:
a. Tỉ lệ 1:1
b. Tỉ lệ 1:2
c. Tỉ lệ 1:3
d. Tỉ lệ 1:4
Câu hỏi 11: Tỉ lệ thức ăn đã ủ với nước là:
a. Tỉ lệ 1:1
b. Tỉ lệ 1:2
c. Tỉ lệ 1:3
d. Tỉ lệ 1:4
Câu hỏi 12: Mục đích của việc xới đảo sinh khối trùn trước khi cho ăn là:
a. Làm cho không khí lưu thông giúp trùn hô hấp tốt hơn
b. Kiểm tra xem trùn đã ăn hết thức ăn hay chưa
c. Kiểm tra hoạt động sống và sinh sản của trùn
d. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 13: Có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xới đảo sinh khối trùn:
a. Xẻng
b. Cuốc
c. Dao
d. Chỉa 3 hoặc 6 răng
Câu hỏi 14: Độ dày sinh khối cần được xới đảo từ trên mặt luống xuống dưới là:
a. 2 - 3 cm
b. 3 - 5 cm
c. 5 - 7 cm d. 10 - 15 cm
Câu hỏi 15: Thức ăn được bón trên bề mặt luống trùn như thế nào:
a. Cho thức ăn vào ô nuôi thành từng khóm/vệt dài và cách nhau từ
10-15cm
b. Cho thức ăn vào phủ kín ô nuôi
c. Cả 2 đều đúng
Câu hỏi 16: Thời điểm kiểm tra trùn sau khi cho ăn để xem trùn có lên ăn hay không là:
a. Sau 1 ngày
b. Sau 2 ngày
c. Sau 3 ngày
d. Sau 4 ngày
2. Bài tập, thực hành
2.1. Bài tập số 4.1.1. Thực hiện pha loãng phân bò để làm thức ăn cho trùn.
- Mục tiêu: Pha loãng phân bò tươi cho trùn ăn đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực: phân bò tươi, bể bạt nilon, bình tưới, cây dùng để khuấy, nước, xẻng.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:
+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;
+ Vận chuyển phân bò từ nơi dự trữ đến nơi xử lý;
+ Tính lượng nước cần phải thêm vào;
+ Thực hiện các bước pha loãng phân bò tươi làm thức ăn cho trùn.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên pha loãng được 100 kg phân bò đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.
2.2. Bài tập số 4.1.2. Vận chuyển thức ăn vào chuồng và tiến hành xới đảo luống trùn.
- Mục tiêu: Vận chuyển thức ăn vào chuồng và tiến hành xới đảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực: phân bò loãng, xe rùa, chỉa.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:
+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;
+ Vận chuyển phân bò từ nơi xử lý đến luống nuôi;
+ Thực hiện xới đảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên vận chuyển được 100 kg phân vào luống nuôi; xới đảo được 10 m2 nuôi trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.
2.3. Bài tập số 4.1.3. Cho trùn ăn
- Mục tiêu: Cho trùn ăn đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực: thức ăn, ca nhựa.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:
+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;
+ Thực hiện cho trùn ăn đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên cho 20 m2 trùn quế ăn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.
C. Ghi nhớ
- Kiểm tra thức ăn trước khi cho trùn ăn;
- Không cho trùn ăn khi thức ăn còn đầy;
- Không bón thức ăn phủ kín mặt luống;
- Kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của trùn.
Bài 2: TƯỚI ẨM TRÙN
Mã bài: MĐ 04- 02
Giới thiệu bài
Để trùn sinh trưởng và phát triển tốt thì người nuôi nên tạo điều kiện sống thích hợp cho trùn như duy trì ẩm độ từ 60-70%. Để sinh khối trùn đạt được ẩm độ thích hợp thì phải thường xuyên tưới ẩm trùn, đặc biệt là khi trời nóng hoặc thức ăn cho trùn khô.
Mục tiêu
- Chọn được phương pháp tưới ẩm trùn phù hợp;
- Xác định được thời gian tưới ẩm cho trùn;
- Tưới ẩm cho trùn đúng kỹ thuật;
- Kiểm tra độ ẩm trước và sau khi tưới;
- Tuân thủ qui trình thực hiện, đảm bảo an toàn lao động trong làm việc và vệ sinh môi trường.
A. Nội dung
1. Kiểm tra độ ẩm chất nền nuôi trùn
Trước khi tưới ẩm trùn, người nuôi cần kiểm tra độ ẩm chất nền, chỉ thực hiện tưới ẩm khi độ ẩm chất nền thấp. Độ ẩm chất nền được xác định theo phương pháp sau: dùng tay nắm phần sinh khối trong chuồng (Hình 4.2.1), sau đó thả ra; nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay chỉ ướt là độ ẩm đạt (Hình 4.2.2), nhưng nếu thấy phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống là độ ẩm thấp, sinh khối quá khô (Hình 4.2.3) hoặc nước chảy ra là độ ẩm cao, sinh khối quá ướt (Hình 4.2.4).
Hình 4.2.1. Nắm phần sinh khối Hình 4.2.2. Sinh khối đạt độ ẩm
Hình 4.2.3. Sinh khối quá khô Hình 4.2.4. Sinh khối quá ướt
2. Xác định thời gian tưới ẩm
Thời điểm tưới ẩm thường vào lúc trời nóng, nhiệt độ bên ngoài cao làm cho lượng nước trong luống trùn bị bốc hơi nên bề mặt luống trùn khô, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trùn. Vì vậy, vào mùa hè thì tưới 2- 3 lần/ngày, mùa đông tưới 1-2 lần/ngày. Ngày khô nóng tưới nhiều, ngày mưa rét tưới ít hoặc không cần tưới.
Tưới ẩm cũng được thực hiện ngay sau khi cho trùn ăn, nhằm tạo ẩm độ cho trùn và cung cấp thêm nước cho thức ăn giúp thức ăn mềm hơn (việc này có ý nghĩa khi thức ăn cho trùn ăn hơi khô).
Lưu ý: lượng nước tưới mỗi lần một ít, không nên tưới quá nhiều nước/lần vì sẽ làm cho ẩm độ chất nền cao, nước chảy ra ngoài thì trùn có thể theo dòng nước đi ra khỏi chuồng.
3. Chọn phương pháp tưới
Có nhiều phương pháp tưới ẩm trùn như tưới bằng ống nhựa có vòi sen, tưới bằng thùng ô zoa hay tưới bằng rổ. Tùy thuộc vào diện tích nuôi mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
- Tưới ẩm trùn bằng rổ: thường được sử dụng khi nuôi trùn với diện tích nhỏ như nuôi trong thùng xốp, khay nhựa, chậu hoặc kệ nhiều tầng.
- Tưới ẩm trùn bằng thùng ô zoa: thường được sử dụng khi nuôi trùn với diện tích vừa và nhỏ như nuôi trong khay, chậu, ô chuồng xi măng hoặc trong luống nhưng có chiều ngang khoảng 1 mét trở xuống.
- Tưới ẩm trùn bằng ống nhựa (có vòi sen): được sử dụng khi nuôi trùn với diện tích lớn như nuôi trùn trong luống có chiều ngang trên 1 mét.
Lưu ý: không dùng vòi nước (không gắn vòi sen) tưới trực tiếp lên luống trùn vì như vậy sẽ khó điều chỉnh được độ mạnh và độ đồng đều của vòi nước nên sẽ làm tổn thương trùn và độ ẩm sinh khối không đạt yêu cầu (Hình 4.2.5).
Hình 4.2.5. Tưới ẩm trùn bằng ống nước không có vòi sen
4. Chuẩn bị dụng cụ tưới
Tùy theo từng phương pháp mà người nuôi chuẩn bị dụng cụ khác nhau như:
- Tưới ẩm trùn bằng rổ: dụng cụ cần có là rổ có lỗ nhỏ (Hình 4.2.6) , gáo (ca) múc nước, thùng đựng nước.
Hình 4.2.6. Rổ có lỗ nhỏ
- Tưới ẩm trùn bằng thùng ô zoa: thùng tưới ô zoa (Hình 4.2.7).
Hình 4.2.7. Thùng ô zoa
- Tưới ẩm trùn bằng ống nhựa: ống nhựa và vòi sen (Hình 4.2.8 và Hình 4.2.9).
Hình 4.2.8. Ống nhựa Hình 4.2.9. Vòi sen
5. Tưới nước
5.1. Chuẩn bị nước tưới
Sử dụng nước sạch để tưới ẩm trùn, nước có độ pH từ 6,8-7,5; nước không bị phèn, bị mặn, không sử dụng nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp… Tốt nhất là nên sử dụng nước máy hoặc nước sông rạch (đã qua kiểm tra).
5.2. Tiến hành tưới ẩm
5.2.1. Tưới ẩm trùn bằng rổ
Bước 1. Dùng ca múc nước từ xô ra
- Bước 2. Đưa rổ lên trên bề mặt luống trùn, cách bề mặt luống khoảng 10-15 cm (Hình 4.2.10).
Hình 4.2.10. Đưa rổ lên trên mặt luống
- Bước 3. Đổ nước từ từ qua rổ và di chuyển rổ đều khắp luống trùn (Hình 4.2.11).
Hình 4.2.11. Tưới nước qua rổ
5.2.2. Tưới ẩm trùn bằng thùng ô zoa
- Bước 1. Cho nước vào thùng hoặc múc nước từ sông rạch
- Bước 2. Tưới đều nước lên bề mặt luống trùn (Hình 4.2.12).
Hình 4.2.12. Tưới nước lên luống trùn
5.2.3. Tưới ẩm trùn bằng ống nhựa
- Bước 1. Lắp vòi sen vào ống nhựa (Hình 4.2.13).
Hình 4.2.13. Lắp vòi sen vào ống nhựa
- Bước 2. Kéo ống nhựa đã lắp vòi sen đến luống trùn (Hình 4.2.14).
Hình 4.2.14. Kéo ống nhựa vào luống trùn