Các Câu Hỏi: Hãy Khoanh Tròn Vào Phương Án Trả Lời Đúng Của Các Câu Hỏi Sau Đây


6. Kiểm tra sau khi xử lý bệnh hại trùn

Trong quá trình xử lý bệnh cho trùn, có các khả năng xảy ra:

- Trùn có chiều hướng giảm bệnh hay khỏi bệnh sẽ có biểu hiện:

+ Hoạt động trở lại bình thường không còn trùn bò lên mặt chất nền

+ Hoạt động ăn hết lượng thức ăn sau 3 ngày

+ Kiểm tra trên thân trùn không còn dấu hiệu của bệnh (không bị bầm tím hay tím xanh).

- Trùn không giảm bệnh, cần thay đổi chất nền và đưa trùn sang nơi khác để nuôi.

Lưu ý: Cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, độ pH của sinh khối cũng như kiểm soát lượng nước và thức ăn cho trùn để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên đến trùn. Tuy nhiên, bệnh ở trùn cũng dễ tái phát nên cần giữ cho môi trường nuôi luôn đảm bảo tất cả các yếu tố kỹ thuật.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây

Câu 1. Màu sắc bất thường của trùn là ?

a. Màu đỏ hoặc màu mận chín

b. Màu trắng hoặc màu tím bầm Câu 2. Những biểu hiện của trùn bị bệnh no hơi?

a. Trùn phình to

b. Ruột chứa đầy thức ăn

c. Màu tím bầm

d. Tất cả đều đúng

Câu 3. Những biểu hiện của trùn bị bệnh trúng khí độc?

a. Kích thước trùn không đổi

b. Trùn chui lên khỏi mặt đất

c. Màu tím bầm

d. Tất cả đều đúng

Câu 4. Những biểu hiện của trùn bị bệnh bại máu?

a. Trùn chui lên khỏi mặt đất

b. Nôn ra chất nhày màu trắng

c. Cơ thể thối rữa và chết

d. Tất cả đều đúng

Câu 5. Những biểu hiện của trùn bị bệnh do nấm?

a. Trùn có màu trắng

b. Bỏ ăn

c. Nôn ra chất nhầy màu trắng

d. Tất cả đều đúng

Câu 6. Nguyên nhân gây ra bệnh no hơi của trùn?

a. Trùn ăn thức ăn có quá nhiều đạm

b. Trùn ăn thức ăn có quá nhiều xơ

c. Trùn ăn thức ăn có quá nhiều nước

d. Trùn ăn thức ăn có quá nhiều muối

Câu 7. Nguyên nhân gây ra bệnh trúng khí độc của trùn?

a. Sinh khối trùn có nhiều khí CO2, H2S, NH3


b. Sinh khối trùn có nhiều khí O2

Câu 8. Chất nền bị thối rữa thì gây ra bệnh gì cho trùn?

a. Bênh no hơi

b. Bệnh trúng khí độc

c. Bệnh nấm

d. Bệnh bại máu

2. Bài thực hành

2.1. Bài thực hành 4.5.1. Chẩn đoán và xử lý bệnh no hơi của trùn

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc chẩn đoán và xử lý bệnh chướng hơi của trùn.

- Nguồn lực cần thiết: chuồng nuôi trùn, dụng cụ xử lý.

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (5-6 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc chẩn đoán và xử lý bệnh chướng hơi của trùn; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, để chẩn đoán và xử lý bệnh.

+ Kiểm tra các yếu tố môi trường.

+ Quan sát hoạt động của trùn trong luống

+ Kiểm tra trùn

+ Xác định bệnh.

+ Xác định biện pháp trị bệnh

+ Thực hiện trị bệnh.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ/ nhóm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Xác định được đúng bệnh, chọn được biện pháp xử lý bệnh phù hợp, thực hiện xử lý bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.

Hình thức trình bày theo bảng sau:


Các yếu tố kiểm tra

Kết quả thu được

Đánh giá

Kết luận

Ghi chú

Quan sát hoạt động của trùn





Kiểm tra bên ngoài trùn





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


2.2. Bài thực hành 4.5.2. Chẩn đoán và xử lý bệnh trúng khí độc của trùn

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh ngộ độc của trùn.

- Nguồn lực cần thiết: chuồng nuôi trùn, dụng cụ xử lý.

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (5-6 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc chẩn đoán và xử lý bệnh ngộ độc của trùn; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, để chẩn đoán và xử lý bệnh ngộ độc của trùn

+ Điều tra nguồn thức ăn, các yếu tố môi trường.

+ Quan sát hoạt động của trùn trong luống

+ Kiểm tra trùn

+ Xác định bệnh.

+ Xác định biện pháp trị bệnh

+ Thực hiện trị bệnh.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ/ nhóm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Xác định được đúng bệnh, chọn được biện pháp xử lý bệnh phù hợp, thực hiện xử lý bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Hình thức trình bày theo bảng sau:


Các yếu tố kiểm tra

Kết quả thu được


Đánh giá


Kết luận


Ghi chú

Quan sát hoạt động của trùn





Kiểm tra bên ngoài trùn






C. Ghi nhớ

- Một số bệnh thường gặp của trùn là: bệnh no hơi, bệnh trúng khí độc;

- Nguyên nhân gây ra bệnh no hơi là do trùn ăn những loại thức ăn có nhiều đạm như phân bò sữa hoặc phân heo, thức ăn cũ còn tồn động nhiều gây lên men sinh hơi;

- Nguyên nhân gây ra bệnh trúng độc là do đáy chất nền đã bị thối rữa, thức ăn phủ đầy trên bề mặt luống trùn làm trùn không đủ không khí;

- Khi trùn bị no hơi thì cần ngưng cho ăn và hốt hết phần thức ăn ra ngoài sau đó tưới nước lên luống trùn;

- Khi trùn bị trúng độc thì ngưng cho trùn ăn và tiến hành xử lý bằng cách: dùng chĩa xới đảo toàn bộ mặt luống trùn tạo môi trường thông thoáng sau đó tưới nước vào luống trùn.


Bài 6: NHÂN, SAN TRÙN

Mã bài 04 – 06


Giới thiệu

Để mở rộng qui mô nuôi trùn nhằm gia tăng thu nhập cho người nuôi thì cần nhân san diện tích chuồng trùn.

Mục tiêu

- Xác định được thời điểm nhân luống trùn;

- Chuẩn bị được địa điểm để nhân luống trùn;

- Nhân luống trùn đúng kỹ thuật;

- Tuân thủ quy trình, an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường.

A. Nội dung

1. Xác định thời điểm nhân luống

Sau khi thả trùn giống đuợc 2 tháng, lượng trùn con được sinh ra khá nhiều, trùn cũng đã thuần thục trong việc sinh sản (đạt độ tuổi khoảng 4 tháng), lúc này có thể nhân, san trùn.

Thời điểm nhân, san trùn nên vào lúc sáng sớm để trùn có thể ăn khỏe vào chiều tối, không nên nhân san trùn lúc trời nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến sự thích nghi của trùn, trùn sẽ sinh trưởng và phát triển kém.

2. Xác định diện tích nhân luống

Trước khi nhân, san trùn, người nuôi cần chuẩn bị một luống nuôi có kích thước tương đương luống nuôi cũ.

3. Chuẩn bị chỗ nhân luống

Yêu cầu chỗ nuôi trùn cần phải có:

- Nền chuồng cao ráo, không ngập nước, có rãnh thoát nước khi trời mưa, đáy nền có thể bằng đất nện cứng (Hình 4.6.1), bằng hồ non (Hình 4.6.2), bằng bạt ni lon…



Hình 4 6 1 Nền bằng đất Hình 4 6 2 Nền bằng hồ non Độ cao của luống nuôi 1Hình 4 6 1 Nền bằng đất Hình 4 6 2 Nền bằng hồ non Độ cao của luống nuôi 2

Hình 4.6.1. Nền bằng đất Hình 4.6.2. Nền bằng hồ non


- Độ cao của luống nuôi phải đạt từ 25-30 cm, chiều dài và chiều rộng thì tùy thích nhưng kinh nghiệm của nhiều người nuôi thì luống dài từ 3-5m và rộng khoảng 1 mét là tiện chăm sóc .

Ngoài ra, người nuôi có thể tận dụng chuồng nuôi heo, bò cũ, khay, chậu thùng xốp, quây bạt ni lông…để làm chỗ nhân san trùn.


Chỗ nuôi trùn phải có mái che để tránh mưa tránh nắng … Mái che nên cách mặt 3

- Chỗ nuôi trùn phải có mái che để tránh mưa, tránh nắng … Mái che nên cách mặt luống từ 1m trở lên. Nếu thấp quá, khó thao tác khi chăm sóc thu hoạch, nếu cao quá thì mưa có thể tạt vào luống trùn. Có thể làm mái che bằng rơm rạ, lá tranh, lá dừa (Hình 4.6.3), bạt nilon (Hình 4.6.4), tôn

(Hình 4.6.5).


Hình 4.6.3. Mái che bằng lá


Hình 4 6 4 Mái che bằng bạt nilon Hình 4 6 5 Mái che bằng tôn Lưu ý Khi chọn bạt 4Hình 4 6 4 Mái che bằng bạt nilon Hình 4 6 5 Mái che bằng tôn Lưu ý Khi chọn bạt 5

Hình 4.6.4. Mái che bằng bạt nilon Hình 4.6.5. Mái che bằng tôn


Lưu ý:

- Khi chọn bạt nilon làm mái che thì nên chọn bạt có màu tối để hạn chế ánh sáng chiếu vào chuồng nuôi.

- Nếu bố trí luống nuôi ở cạnh ao, hồ thì phải quây nilon hoặc lưới xung quanh để bảo vệ không cho cóc, nhái vào ăn trùn.

4. Chuẩn bị dụng cụ

- Đồ bảo hộ lao động

- Dụng cụ nhân san trùn:

+ Xẻng: dùng để xúc sinh khối trùn

+ Thau, xô: dùng để đựng sinh khối trùn


- Dụng cụ chăm sóc sau khi nhân san:

+ Tấm che phủ: bao bố, bao tải, chiếu…

+ Thùng ô zoa: tưới ẩm cho trùn

+ Dụng cụ cho ăn: xô, ca nhựa…

5. Trải chất nền

Sau khi xây hoặc vệ sinh chuồng trại xong (đối với chuồng cũ), trải lên trên bề mặt luống một lớp chất nền bằng 2 cách sau:

Đổ chất nền thành đống tròn đường kính khoảng l m đến l 2 m cao khoảng 10 6

- Đổ chất nền thành đống tròn đường kính khoảng l m đến l,2 m, cao khoảng 10-15cm.


- Đổ chất nền khắp bề mặt luống, cao khoảng 10-15cm (Hình 4.6.6)


Hình 4.6.6. Trải chất nền khắp mặt luống nuôi


Lưu ý: nếu nhân, san trùn bằng sinh khối thì có thể không sử dụng chất nền, nếu sử dụng chất nền thì độ cao của chất nền khoảng 5 cm.

Chất nền phải được trải vào luống nuôi 2-3 ngày trước khi thả trùn. Trong mấy ngày này cần kiểm tra độ ẩm của chất nền 1 lần/ngày để điều chỉnh độ ẩm thích hợp cho trùn (60-70%).

6. Cho trùn vào nơi nuôi mới

Sau khi rải chất nền vào ô nuôi khoảng 3 ngày, thì tiến hành thả trùn giống.

Có hai phương pháp sau:

- Thả giống bằng trùn tinh: gạt bằng mặt ô nuôi, sau đó rạch các rãnh trên mặt chất nền và rải đều trùn vào các rãnh đó. Sau 1 giờ, trùn sẽ tự động chui xuống chất nền, tưới nước phun sương trên bề mặt ô nuôi.

- Thả giống bằng trùn sinh khối: Khi thả sinh khối, nên để thành cụm, không nên trải mỏng ra, 2 giờ sau tưới nước. Thả giống bằng sinh khối là hiệu quả nhất.

Đối với luống trùn cũ: phần sinh khối trùn còn lại thì trải đều ra khắp bề mặt luống và cho trùn ăn bình thường. Luống trùn mới thì cho trùn ăn sau 1 ngày. Hình thức và cách cho trùn ăn giống như thường ngày nhưng lượng thức ăn ít hơn (khoảng ½ thức ăn hàng ngày).

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí